* Các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu được điều trị:
- Nhịn ăn giai đoạn đầu, nuôi dưỡng tĩnh mạch, hút dịch dạ dày, giảm tiết, giảm đau… .
- Các biện pháp hồi sức cơ bản hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu…
- Chọc, dẫn lưu dịch ổ bụng nếu có dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc CLVT ổ bụng.
- Kháng sinh.
- Chuẩn bị:
+ Phương thức LMLT tĩnh mạch tĩnh mạch CVVH. + Lắp hệ thống dây, quả vào máy.
+ Chạy mồi.
* Dịch chạy mồi: Natriclorua 0,9% × 1000 ml/1 lần.
* Chống đông: Heparin × 4000 – 5000 đơn vị/ 1000ml dịch mồi. * Chạy mồi ba lần liên tiếp.
Tiến hành test máy sau khi chạy mồi ba lần, nếu test không qua, chạy mồi lại cho đến khi test qua.
- Đường vào mạch máu: tĩnh mạch bẹn, hoặc tĩnh mạch cảnh trong. - Thiết lập vòng tuần hoàn giữa máy và bệnh nhân.
- Vận hành các bơm + Bơm máu
* Khởi đầu 20 – 30 ml/phút.
* Không tăng tốc độ bơm máu, hay vận hành các loại bơm khác khi mà máu chưa làm đầy dây, quả và trở về bệnh nhân.
* Tăng tốc độ bơm máu mỗi lần 20 – 30 ml/phút và đo huyết áp, nếu huyết áp ổn định tiếp tục tăng đểđạt tốc độ máu 180 – 200 ml/phút. + Bơm dịch thay thế
* Bắt đầu: 1000 ml/giờ khi tốc độ bơm máu đạt tới 180 – 200 ml/phút. * Vận hành tốc độ 1000 ml/giờ trong vòng 30 – 60 phút và tăng dần tốc độ dịch thay thế đểđạt mục tiêu điều trị mong muốn (45ml/kg/giờ). + Hòa loãng trước màng: 50% (với bệnh nhân không dùng chống đông hòa loãng trước màng 100%).
- Rút dịch qua máy:
Từ 0- 300 ml/giờ, thể tích rút dịch phải dựa trên lượng dịch thừa của bệnh nhân(phù, cân nặng tăng lên, CVP tăng, Bilan dịch vào ra trong ngày), và lượng nước tiểu của bệnh nhân.
- Sử dụng chống đông Heparin Phân loại nhóm nguy cơ
+ Nhóm nguy cơ chảy máu cao: aPTT > 60s; INR > 2,5; TC < 60 G/Lít: không dùng chống đông.
+ Nhóm nguy cơ chảy máu thấp: 40s < aPTT < 60s; 1,5 < INR < 2,5; 60 < TC < 150 G/Lít, khởi đầu dùng 5 đơn vị/kg/giờ.
+ Nhóm không có nguy cơ chảy máu: aPTT < 40s; INR < 1,5; TC > 150 G/Lít, khởi đầu dùng 10 đơn vị/kg/giờ.
Sau đó xét nghiệm aPTT 6 giờ/lần.
Điều chỉnh Heparin để đạt aPTT sau màng 45 – 60s theo protocol sau: Protocol điều chỉnh liều heparin theo aPTT(London health sciences centre 2006 và nghiên cứu sử dụng chống đông heparin trong lọc máu liên tục của Đặng Quốc Tuấn và Nguyễn Anh Dũng) . aPTT sau màng(s) Heparin Bolus Điều chỉnh tốc độ heparin > 150 - - Dừng heparin trong 1 giờ - Giảm heparin 200 đơn vị/giờ - Kiểm tra lại aPTT sau 6 giờ
- Nếu còn > 150s, xét dùng Protamin > 100
- - Dừng heparin trong 1 giờ - Giảm heparin 200 đơn vị/giờ - Kiểm tra lại aPTT sau 6 giờ 80 - 100 - - Giảm heparin 200 đơn vị/giờ
60 - 80 - - Giảm 100 đơn vị /giờ 45 - 60 - - Không thay đổi
40 - 45 1000 đơn vị - Tăng tốc độ 200 đơn vị /giờ
30 - 40 2000 đơn vị - Tăng tốc độ heparin 400 đơn vị/giờ < 30 5000 đơn vị
- Tăng tốc độ heparin 400 đơn vị/giờ - Nếu làm lại aPTT < 30s xem xét phối hợp chống đông
- Thời gian lọc máu
+ Thời gian lọc máu cho một quả lọc là 24 giờ, nếu đạt thời gian điều trị trên mà quả lọc vẫn chưa tắc, vẫn tiến hành thay quả lọc khác.
+ Nếu quả lọc tắc ngay khi thời gian điều trị cho một quả lọc chưa đạt, thay quả khác ngay.
+ Tiêu chuẩn ngừng lọc máu: thời gian lọc máu đủ 48h, khi tình trạng các tạng suy đã cải thiện, khi bệnh nhân thoát sốc.
- Theo dõi trong quá trình lọc máu(theo bảng theo dõi) 1 giờ /lần.
- Theo dõi các dấu hiệu sống, bilan dịch vào ra, ý thức, CVP, SpO2 3 giờ/lần cho đến khi bệnh nhân ổn định.
- Các xét nghiệm đông máu cơ bản, công thức máu, điện giải đồ 6 giờ/lần. Ure, creatinin, bilirubin toàn phần, khí máu động mạch, Amylase, Lipase máu 24 giờ/lần.
* Đánh giá hiệu quả
- Các thông số sử dụng đểđánh giá
+ Độ nặng: điểm Apache II, điểm SOFA, áp lực ổ bụng.
+ Tạng suy: số tạng suy, mức độ suy tạng, thời gian hồi phục các tạng suy
+ Các dấu hiệu sống: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.
+ Các yếu tố cận lâm sàng: Amylase, lipase máu, PaO2/FiO2, CRP, bạch cầu, Creatinin.
+ Thời gian điều trị. + Tỉ lệ tử vong.