06: Bình phân ly nướ cI 15: Đường không khí 07: Bình phân ly nước II 16: Đường đi của dầu
2.1.1.3. Chất khoáng
Hàm lượng chất khoáng nhiều hay ít tuỳ theo từng loại nguyên liệu, bột cá sản xuất bằng thịt cá và cá nguyên vẹn thì tổng lượng canxi thấp hơn so với bột cá sản xuất bằng các phế liệu như đầu, vây và xương cá.v..v...Tổng hàm lượng canxi trong nguyên liệu ướp muối và nhiễm bẩn (như bùn cát) có khi tăng lên rất nhiều.
Bột cá khi sản xuất bằng phương pháp ép bình quân tổn thất mất độ
29.3% chất khoáng. Đó là do một phần chất khoáng bị tan vào nước trong khi nấu. Trong quá trình ép một phần lại tan vào dung dịch ép. Chất khoáng trong bột cá xác định thấy có: calcium, sắt, kali, natri, clorua iodine, lưu huỳnh, magie, silic, mangan, đồng, coban, fluorua....
Bột cá sản xuất bằng nguyên liệu cá nước mặn có hàm lượng NaCl cao hơn bột cá chế bằng cá nước ngọt. Hàm lượng muối trong cá trích con nguyên vẹn không quá 0.5%, khi sản xuất bột cá tỉ lệ sản phẩm của nó là 4.4 : 1.
2.1.1.4. Vitamin
Vitamin có tính hoà tan trong dầu, có trong bột cá chủ yếu là vitamin A và D, hàm lượng của nó nhiều hay ít khác nhau theo từng loại cá và từng vị trí trong con cá. Hàm lượng sinh tố của dầu trong dầu của nội tạng cá nói chung cao hơn dầu của thân cá. Do đó trong bột cá làm bằng nội tạng cá có hàm lượng vitamin hoà tan trong dầu cao hơn trong bột cá làm bằng thân cá.
Vitamin tan trong nước chủ yếu là nhóm sinh tố B, khi sản xuất bằng phương pháp ép thì phần lớn vitamin này đi vào nước nấu và dung dịch ép. Do vậy, phương pháp ép thường thu hồi rất ít loại vitamin này.
Trong nguyên liệu cá, đặc biệt là trong nội tạng như gan, thân và ruột cá.v.v...hàm lượng thành phần tạo màu trong đó có vitamin B12 cũng hoà tan phần lớn vào nước nấu và dung dịch ép, còn lại trong dịch cá rất ít.
Ngoài ra, còn đối với nguyên liệu ướp muối, vì trong quá trình ướp muối và trong quá trình khử muối trước khi chế biến đã tan mất một phần