SẢN XUẤT BỘT CÁ DẦU CÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT
3.4.2. Các dung môi thường dùng 1.Benzen.
Độ hào tan của Benzen đối với dầu rất cao, giá rẻ, tỉ nhiệt (71oC) là 0.436 Calo, nhiệt hóa hơi (80oC) là 92.91 Calo, điểm sôi: 80.1 – 80.20 oC. Công nghiệp chiết dầu ở Trung Quốc đòi hỏi Benzen có các tiêu chuẩn sau:
Tỷ trọng (15.5 oC/15.5oC) là 0.877 – 0.886 hàm lượng Sulfur dưới 0.1%, trung tính, điểm bắt đầu bốc hơi là 79.5oC, điểm bốc hơi hết là 80.5oC, bã còn lại dưới 0.01%.
Khuyết điểm của Benzen là có thể hào tan những tạp chất ngoài dầu ra,
đặc biệt là các chất có màu sắc. Ngoài ra benzen còn có thể hỗn hợp với nước, dễ bắt lửa, có tính độc nhẹ.
3.4.2.2.Xăng nhẹ.
Xăng nhẹ có hai loại: loại xăng thiên nhiên và xăng tổng hợp. trong công nghiệp chiết dầu thường sử dụng xăng thiên nhiên. Tỷ trọng của nó là 0.720 – 0.725, điểm bắt đầu bốc hơi là dưới 60oC, điểm bốc hơi hết là 109oC.
Ưu điểm của xăng nhẹ là có sứ hòa tan mỡ rất mạnh, nhiều, không có tác dụng ăn mòn thiết bị, dầu chiết bằng xăng nhẹ có chất lượng cao vì xăng không hòa tan những tạp chất khác và những sản phẩm oxy hóa của dầu.
Thành phần của xăng càng nhẹ, sức hào tan dầu càng lớn. Độ hòa tan trong xăng của chất béo ở thể cứng nhỏ hơn chất béo ở thể lỏng.
Khuyết điểm lớn nhất của xăng là dễ bắt lửa.
3.4.2.3.Cồn
Ở nhiệt độ bình thường, độ hòa tan của cồn đối với dầu rất nhỏ, nhưng cồn nóng lại hòa tan được dầu. Cắn cứ vào tình chất này, chúng ta đã dùng cồn có nhiệt độ cao để chiết dầu, sau đó để cho cồn nguội đi, dầu tách riêng ra.
Nhưng cồn có thể hỗn hợp với nước ở bất cứ tỉ lệ nào, nên về mặt tách lấy cồn nguyên chất tương đối khó khăn. Ngoài những dung môi nói trên, còn có một số dung môi như: TricloroEtylen, EteCacbondisunfit cũng đã
được một số nhà máy áp dụng. Nói chung, nó có tương đối nhiều khuyết
điểm, do đó dùng không được rộng rãi.