Phương hướng

Một phần của tài liệu Luận văn Tình hình sử dụng nguồn nhân lực và các chínhsách phát triểnở Việt Nam doc (Trang 45 - 51)

Về những giải pháp phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020 đã được thể hiện trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và được thông qua tại Đại hội XI của Đảng (tháng 1-2011). Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 đã được Chính phủ thông qua trong Quyết định số 579/QĐ-TTg, ngày 19-4-2011. Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 cũng đã được Thủ tướng Chính phủ ký tại Quyết định 1216/QĐ-TTg, ngày 22-7-2011. Đó là những văn bản pháp lý quan trọng có tính định hướng để phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một bước đột phá chiến lược, yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo lợi thế cạnh tranh, bảo đảm đưa nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả.

Phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 nhằm đưa nhân lực đất nước trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để tạo sự phát triển bền vững, ổn định xã hội, hội nhập quốc tế. Xây dựng nhân lực chất lượng cao có nghĩa là xây dựng đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ, nhất là các chuyên gia, tổng công trình sư, kỹ sư đầu ngành, công nhân có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn - kỹ thuật tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực, có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những

giáo dục tiên tiến, hiện đại và một xã hội học tập toàn diện để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Theo Quyết định số 1216/QĐ, ngày 22-7-2011 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, thì trong 10 năm tới cần tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong nền kinh tế với cơ cấu hợp lý. Tổng số nhân lực qua đào tạo năm 2015 là khoảng 30,5 triệu người (chiếm khoảng 55,0% trong tổng số 55 triệu người làm việc trong nền kinh tế đất nước) và năm 2020, có khoảng gần 44 triệu người (chiếm khoảng 70,0% trong tổng số gần 63 triệu người làm việc trong nền kinh tế). Trong tổng số nhân lực qua đào tạo, số nhân lực đào tạo qua hệ thống dạy nghề đến năm 2015 có khoảng 23,5 triệu người (tăng 77%). Đến năm 2020 có khoảng 34,4 triệu người (bằng 78,5%). Số nhân lực đào tạo qua hệ thống giáo dục - đào tạo đến năm 2015 có khoảng 7 triệu người (bằng 23%), đến năm 2020 có khoảng 9,4 triệu người (bằng 21,5%).

Về cơ cấu bậc đào tạo, năm 2015, số nhân lực qua đào tạo ở bậc sơ cấp nghề khoảng 18 triệu người, chiếm khoảng 59% tổng số nhân lực đã qua đào tạo của nền kinh tế; bậc trung cấp khoảng 7 triệu người (khoảng 23%); bậc cao đẳng gần 2 triệu người (khoảng 6%); bậc đại học khoảng 3,3 triệu người (khoảng 11%); bậc trên đại học khoảng 200 nghìn người (khoảng 0,7%). Năm 2020, số nhân lực đào tạo ở bậc sơ cấp nghề khoảng gần 24 triệu người (khoảng 54%) tổng số nhân lực qua đào tạo của nền kinh tế; bậc trung cấp nghề khoảng gần 12 triệu người (khoảng 27%); bậc cao đẳng hơn 3 triệu người (khoảng 7%); bậc đại học khoảng 5 triệu người (khoảng 11%) và bậc trên đại học khoảng 300 nghìn người (khoảng 0,7%).

Phát triển nhân lực đến năm 2020 của các ngành, lĩnh vực, khu vực như công nghiệp; xây dựng; dịch vụ; nông, lâm, ngư nghiệp; giao thông vận tải; tài nguyên, môi trường; du lịch; ngân hàng; tài chính; công nghệ thông tin; năng lượng hạt nhân; đào tạo nhân lực để đi làm việc ở nước ngoài đã được quy định cụ thể trong Quyết định 1216.

Nhân lực chủ thể cũng đã được định hình: Cán bộ lãnh đạo là những người đứng đầu cấp trưởng và phó của các cơ quan trung ương: Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương; cơ quan đảng, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, các sở, ban, ngành và tương đương; đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, thành phố, trực thuộc trung ương.

Đến năm 2015, tổng số cán bộ lãnh đạo của cả nước có khoảng 200 nghìn người, trong đó, số người có trình độ cử nhân đến thạc sĩ, tiến sĩ là hơn 120 nghìn người. Đến

năm 2020 có khoảng 220 nghìn người, trong đó, số người có trình độ từ cử nhân đến thạc sĩ, tiến sĩ là 147 nghìn người.

Tổng số lãnh đạo các cấp cần bồi dưỡng từ năm 2011 đến năm 2015 là khoảng 20 nghìn người; từ năm 2016 đến năm 2020 khỏng 15 nghìn người.

Đội ngũ công chức, viên chức của cả nước đến năm 2015 có khoảng 5,3 triệu người, trong đó, số công chức, viên chức có trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ khoảng 2,8 triệu người, chiếm khoảng 52% trong tổng số đội ngũ công chức, viên chức của cả nước. Đến năm 2020, số công chức, viên chức của cả nước có khoảng 6 triệu người, trong đó, số công chức, viên chức có trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ có khoảng 3,8 triệu người, chiếm khoảng 63% trong tổng số đội ngũ công chức, viên chức của cả nước.

Tỷ lệ công chức, viên chức cần bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ từ năm 2011 đến năm 2015 khoảng 20%; thời kỳ 2016-2020 khoảng 15% tổng số công chức, viên chức.

Đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ đến năm 2015 tăng lên khoảng 103 nghìn người, trong đó, số người có trình độ trên đại học khoảng 28 nghìn người. Đến năm 2020 có khoảng 154 nghìn cán bộ khoa học, công nghệ, trong đó, số người có trình độ trên đại học khoảng 40 nghìn người.

Về đội ngũ giáo viên, giảng viên trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học đến năm 2015, số giáo viên, giảng viên bậc trung cấp chuyên nghiệp có khoảng 38 nghìn người, trong đó, có khoảng 30% có trình độ thạc sĩ trở lên; số giáo viên, giảng viên bậc cao đẳng khoảng 33,5 nghìn người, trong đó khoảng 6% tổng số giáo viên, giảng viên có trình độ tiến sĩ; số giáo viên, giảng viên bậc đại học khoảng 62,1 nghìn người, trong đó, số người có trình độ tiến sĩ khoảng 23%. Đến năm 2020, số giáo viên, giảng viên bậc trung cấp chuyên nghiệp khoảng 48 nghìn người, trong đó, khoảng 38,5% có trình độ thạc sĩ trở lên; số giáo viên, giảng viên bậc cao đẳng khoảng 44,2 nghìn người, trong đó, tỷ lệ giáo viên, giảng viên có trình độ tiến sĩ khoảng 8%; số giáo viên, giảng viên bậc đại học khoảng 75,8 nghìn người, trong đó, số giáo viên, giảng viên có trình độ tiến sĩ khoảng 30%.

Về đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề đến năm 2015, số giáo viên, giảng viên dạy nghề các bậc khoảng 51 nghìn người, trong đó, giáo viên, giảng viên cao đẳng nghề

đẳng nghề là 28 nghìn người; giáo viên, giảng viên trung cấp nghề khoảng 31 nghìn người; giáo viên, giảng viên sơ cấp nghề khoảng 28 nghìn người.

Về đội ngũ cán bộ y tế đến năm 2015, tổng số cán bộ y tế có khoảng 385 nghìn người, trong đó, số bác sĩ khoảng từ 74 - 75 nghìn người (đạt 41 cán bộ y tế/10 nghìn dân, trong đó, đạt khoảng 8 bác sĩ/10 nghìn dân). Đến năm 2020, tổng số cán bộ y tế có khoảng 500 nghìn người, trong đó, số bác sĩ khoảng từ 96 - 97 nghìn người (đạt 52 cán bộ y tế/10 nghìn dân, trong đó, đạt khoảng 10 bác sĩ/10 nghìn dân).

Đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao đến năm 2015 có khoảng 88 nghìn người. Đến năm 2020 có khoảng 113 nghìn người, trong đó, lĩnh vực văn hóa năm 2015 khoảng 57 nghìn người và năm 2020 khoảng 75 nghìn người; lĩnh vực thể thao năm 2015 khoảng 22 nghìn người và năm 2020 khoảng 28 nghìn người.

Về đội ngũ cán bộ tư pháp đến năm 2020 cần bổ sung thêm khoảng 700 chấp hành viên, khoảng 1.300 thẩm tra viên, thẩm tra viên chính, khoảng 4.300 đến 4.500 thư ký thi hành án, 1.600 kế toán. Đến năm 2020, ngành tư pháp cần bổ sung thêm khoảng 18 nghìn luật sư và khoảng 2 nghìn công chứng viên, đào tạo cán bộ pháp luật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (mỗi doanh nghiệp cần từ 1 đến 2 cán bộ pháp luật). Các cơ quan tư pháp địa phương đến năm 2020 cần khoảng 17 nghìn người.

Về đội ngũ cán bộ tòa án đến năm 2020 cần bổ sung khoảng 1 nghìn người mỗi năm, trong đó có khoảng 500 thẩm phán. Như vậy, nhu cầu nhân lực của ngành tòa án đến năm 2020 là khoảng 22 nghìn cán bộ, công chức.

Về đội ngũ doanh nhân đến năm 2015, cả nước có khoảng từ 1,5 đến 2 triệu người. Tỷ lệ doanh nhân có trình độ cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ chiếm khoảng 78% tổng số đội ngũ doanh nhân. Đến năm 2020, cả nước có khoảng từ 2,5 đến 3 triệu doanh nhân. Tỷ lệ doanh nhân có trình độ cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ chiếm khoảng 80% trong tổng số đội ngũ doanh nhân.

Nhân lực để phát triển của các ngành kinh tế biển; nhân lực của các lực lượng vũ trang; nhân lực các vùng kinh tế - xã hội (vùng trung du và miền núi phía bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long) đều đã được quy hoạch tổng thể.

Quy mô đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng năm 2020 có khoảng 3,4 - 3,9 triệu sinh viên. Tỷ lệ sinh viên vào năm 2020 là từ 350 - 400 người/trên 1 vạn dân.

Mạng lưới trường đại học và cao đẳng vào năm 2020 sẽ có tổng cộng 573 trường, trong đó, 259 trường đại học và 314 trường cao đẳng. Trong giai đoạn 2011-2015 sẽ thành lập thêm 158 trường (70 trường đại học và 88 trường cao đẳng).

Về mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề (gọi chung là cơ sở dạy nghề): Đến năm 2015 có 190 trường cao đẳng nghề, trong đó, có 60 trường ngoài công lập; 300 trường trung cấp nghề, trong đó, có 100 trường ngoài công lập; 920 trung tâm dạy nghề, trong đó có 320 trung tâm ngoài công lập. Đến năm 2020 có khoảng 230 trường cao đẳng nghề, trong đó, có 80 trường ngoài công lập; 310 trường trung cấp nghề, trong đó có 120 trường ngoài công lập; 1.050 trung tâm dạy nghề, trong đó có 350 trung tâm ngoài công lập.

Tổng vốn đầu tư cho phát triển nhân lực đến năm 2020 (gồm giáo dục và đào tạo; dạy nghề; y tế; chăm sóc sức khỏe,...) khoảng 2.135 nghìn tỷ VNĐ, chiếm 12% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

4.2.2 Giải pháp:

Để thực hiện những chỉ tiêu trên, cần có những giải pháp:

Một là: Phải xác định cho rõ nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của Việt Nam trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Một đất nước rất ít tài nguyên thiên nhiên như ở Việt Nam, cần phải lấy nguồn nhân lực làm tài nguyên thay thế, gọi là tài nguyên nguồn nhân lực, hoặc tài nguyên con người. Muốn vậy, phải làm cho mọi người thấy rõ vai trò và trách nhiệm đào tạo và sử dụng nhân lực, biến thách thức và chất lượng nhân lực thành lợi thế cạnh tranh trên phương diện toàn cầu. Đây là nhiệm vụ của toàn xã hội, mang tính xã hội; là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, quản lý, của nhà trường, của doanh nghiệp, của gia đình cũng như của bản thân mỗi người lao động. "Đây chính là thể hiện quan điểm phát triển con người, phát triển kinh tế - xã hội vì con người và do con người, là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững"3.

Hai là:Mở cuộc vận động sâu rộng trong toàn xã hội về nhân lực Việt Nam phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát động phong trào thi đua yêu nước tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, góp phần giúp cho mọi người hiểu rõ về các chính sách phát triển nhân lực. Vận động các doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực để sử dụng với chất lượng ngày càng cao.

chính sách về môi trường, điều kiện, phương tiện làm việc; chính sách việc làm, thu nhập, bảo hiểm, bảo trợ xã hội; chính sách cho các cơ quan khoa học NGO. Tổ chức tốt việc việc thực hiện các chính sách đó. Cải cách chế độ tiền lương cho đội ngũ giáo viên, giảng viên, có chế độ ưu đãi cho người học.

Bốn là: Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực; hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhân lực; đổi mới phương pháp giáo dục, quản lý nhân lực, thấu tình đạt lý, nhìn rõ đúng sai, kịp thời rút kinh nghiệm về quản lý nhân lực. Tổ chức bộ máy quản lý nhân lực từ trung ương đến địa phương. Nhân sự cho bộ máy này phải là những chuyên gia giỏi về nghiên cứu nhân tài, nhân lực trong và ngoài biên chế nhà nước. Làm rõ chức năng, nhiệm vụ của bộ máy này là tư vấn, tham mưu, đề xuất; thu thập, phân tích các số liệu về nguồn nhân lực ở tất cả các ngành, các cấp.

Năm là:Tiến hành điều tra, khảo sát thường xuyên về nhân lực và chất lượng nhân lực ở tất cả các ngành, các cấp, địa phương và cả nước;bảo đảm cân đối cung - cầu nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi cả nước và trong từng ngành, từng cấp.

Sáu là:Đổi mới đào tạo và dạy nghề theo hướng hiện đại, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế, chủ yếu là hội nhập kinh tế quốc tế.

Bảy là:Đổi mới quản lý nhà nước về đào tạo và dạy nghề từ trung ương đến địa phương; tổ chức hợp lý hệ thống cấp bậc đào tạo; thực hiện phân cấp quản lý đào tạo giữa bộ, ngành, địa phương; quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề. Khuyến khích thành lập các trường đại học, cao đẳng tư thục tại các nơi có điều kiện, góp phần đẩy nhanh số lượng và chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo.

Tám là:Đổi mới cách xây dựng nền giáo dục, đào tạo phục vụ nhu cầu xã hội; thực hiện đúng yêu cầu học để làm việc, giúp nước, giúp dân; xây dựng cơ sở đào tạo theo hướng đào tạo đến đâu sử dụng đến đó.

Chín là: Xây dựng hệ thống quốc gia để kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo; xử lý việc thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực trên phạm vi cả nước, bảo đảm phát triển hài hòa, cân đối.

Mười là: Bảo đảm và huy động nguồn vốn cho phát triển nhân lực; đẩy mạnh xã hội hóa để tăng cường các nguồn vốn cho phát triển nhân lực.

Mười một là: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phát triển nguồn nhân lực và chuyên giao công nghệ hiện đại về Việt Nam.

Mười hai là:Nâng cao hơn nữa đến chất lượng con người và chất lượng cuộc sống. Chất lượng con người, trước hết, phải tính đến vấn đề chất lượng sinh nở. Ngành y tế phải có những quy định cụ thể về chất lượng sinh nở như kiểm tra sức khỏe, bệnh tật, tính di truyền và vợ chồng quan hệ để sinh con,…, trước khi chính quyền cấp giấy đăng ký giá thú. Hiện nay, tại Việt Nam, đang có tình trạng đẻ vô tội vạ, đẻ không tính toán, cân nhắc, nhất là ở nông thôn, làm cho những đứa con sinh ra bị còi cọc, không phát triển được trí tuệ. Thậm chí có những người bị nhiễm chất độc da cam mà vẫn đẻ ra những đứa con dị tật. Có người tính rằng, tại Việt Nam, cứ 10 đứa trẻ sinh ra, có 1 người bị dị tật bẩm sinh. Vì vậy, phải tăng cường chất lượng hoạt động của các cơ quan chức năng. Khi có chất lượng con người, phải tính đến chất lượng cuộc sống, có nghĩa là phải nuôi dưỡng về vật chất và tinh thần của con người sinh ra, bảo đảm cho họ có thể lực dồi dào, trí tuệ minh mẫn. Về vấn đề này, Việt Nam còn kém xa so với nhiều nước.

Mười ba là: Nhà nước xây dựng chiến lược nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển

kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xác định thật rõ xây dựng nguồn nhân lực là trách nhiệm của các nhà hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện chính

Một phần của tài liệu Luận văn Tình hình sử dụng nguồn nhân lực và các chínhsách phát triểnở Việt Nam doc (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w