Vấn đề sử dụng nguồn nhân lựcViệt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Tình hình sử dụng nguồn nhân lực và các chínhsách phát triểnở Việt Nam doc (Trang 25 - 51)

3.2.2.1 Quy mô và phân bố lực lượng lao động

Đến thời điểm 1/7/2011, cả nước có 51,4 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộclực lượng lao động, chiếm 58,5% tổng dân số, bao gồm 50,35 triệu người có việclàm và 1,05 triệu người thất nghiệp. Trong tổng số lực lượng lao động của cả nước,nữ giới chiếm tỷ trọng thấp hơn nam giới (48,5% nữ giới so với 51,5% nam giới)(Bảng 3.6). Theo kết quả Tổng điều tra dân số (TĐT), trong vòng 30 năm qua, tỷ trọng nữgiới chiếm trong lực lượng lao động thay đổi rất ít (TĐT 1989: 48,8%; TĐT 1999: 48,2%, TĐT 2009: 48,0%)

Tỷ trọng nữ trong lực lượng lao động chênh lệch không đáng kể giữa thànhthị và nông thôn, nhưng thay đổi từ mức thấp nhất là 46,0% ở Đồng bằng sôngCửu Long lên mức cao

giữa nữ giới và nam giới (50,4% sovới 49,6%). Nguyên nhân là do nhiều phụ nữ ở khu vực phía Nam (vùng Đồngbằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ) chủ yếu làm công việc nội trợ, khôngtham gia hoạt động kinh tế.

Trong vòng ba thập kỷ qua, mặc dù có sự tăng lên đáng kể về tỷ trọng lựclượng lao động khu vực thành thị, nhưng đến nay vẫn còn 70,3% lực lượng laođộng nước ta tập trung ở khu vực nông thôn.

Trong 8 vùng, gần ba phần năm lực lượng lao động (57,1% tổng lực lượng laođộng của cả nước) tập trung ở 3 vùng là Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ vàDuyên hải miền Trung, và Đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy, khu vực nông thônvà 3 vùng kinh tế - xã hội này là những nơi cần có các chương trình khai thác nguồnlực lao động, tạo việc làm và đào tạo nghề trong những năm tới.

Bảng 3.6: Số lượng và phân bố lực lượng lao động, năm 2011

3.2.2.2 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động

Năm 2011, trong tổng số 67,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên có hơn ba phần tư (77,0%) tham gia lực lượng lao động. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chênhlệch đáng kể giữa

lượng lao động năm 2011 của dân số khu vực nông thôncao hơn khu vực thành thị tới 10,9 điểm phần trăm (80,6% so với 69,7%). Cả namgiới và nữ giới đều có sự chênh lệch này, song mức độ chênh lệch của nữ giới lớnhơn của nam giới.

Đáng chú ý, trong khi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao nhất ở hai vùngmiền núi là Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, thì tỷ lệ này lại thấpnhất ở hai trung tâm kinh tế - xã hội lớn nhất của cả nước là Hà Nội và thành phốHồ Chí Minh với các tỷ lệ tham lực lượng lao động tương ứng là 68,7% và 65,6%.Số liệu cho thấy, ở cả 8 vùng, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ giới đềuthấp hơn nam giới. Mức chênh lệch tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giữa namgiới và nữ giới tăng dần từ Bắc vào Nam.

Bảng 3.7: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, năm 2011

Bảng 3.8 trình bày tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của các quý trong năm2011. Qua số liệu nhận thấy tỷ lệ tham gia lực lượng lao động có xu hướng ổn địnhtrong quý 1 và quý 2, tăng mạnh vào quý 3 và giảm ở quý 4. Điều này được giảithích như sau: thông thường 6 tháng đầu năm thị trường lao động không có nhiềubiến động, do học sinh/sinh viên

tháng 9, tháng 10 mộtphần học sinh/sinh viên sau thời gian nghỉ hè lại quay trở lại trường học.

Quan sát tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của các quý trong năm 2011 củakhu vực thành thị và nông thôn, nhận thấy tỷ lệ tham gia lao động ở khu vực nôngthôn có xu hướng biến động mạnh hơn khu vực thành thị trong 6 tháng cuối năm.

Ở khu vực nông thôn, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong quý 3 tăng lên (quý3 so với quý 2 tăng 1,4 điểm phần trăm) và giảm trong quý 4 (quý 4 so với quý 3giảm 0,4 điểm phần trăm). Thông thường, trong dịp nghỉ hè, một lượng lớn họcsinh/sinh viên đang theo học ở các thành phố trở về quê và giúp gia đình các côngviệc đồng áng và kết thúc kỳ nghỉ, họ lại quay trở lại các thành phố để tiếp tục họctập, đã làm cho số lượng lao động ở khu vực nông thôn và trong lĩnh vực nôngnghiệp tăng mạnh trong quý 3 và giảm mạnh trong quý 4. Ở khu vực thành thị, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của quý 3 tăng 0,3 điểmphần trăm so với quý 2 và không thay đổi so với quý 4. Bước vào kỳ nghỉ hè, bêncạnh một số sinh viên chọn phương án về quê thì một số khác lại chọn phương ánở lại thành phố tìm một công việc làm tạm thời, kiếm thêm thu nhập. Sau kỳ nghỉhè, thị trường lao động tiếp nhận một lượng sinh viên mới tốt nghiệp ra trường (bắtđầu đi làm hoặc đang tìm việc làm); đồng thời một số sinh viên rời bỏ công việcđang làm tạm thời để quay trở lại trường học, hai xu hướng này đã làm cho lựclượng lao động ở khu vực thành thị có xu hướng ổn định hơn so với khu vực nôngthôn trong 6 tháng cuối năm.

Bảng 3.8: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động các quý của năm 2011

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo tuổi và giới tính là mộttrong những số đo tin cậy về xu hướng thay đổi hoạt động kinh tế, vì nó độc lậpvới cơ cấu tuổi và giới tính của dân số. Hình 3.3 cho thấy, tỷ lệ tham gia lực lượnglao động của nữ thấp hơn nam ở tất cả các nhóm tuổi. Mức chênh lệch tỷ lệ thamgia lực lượng lao động giữa nam giới và nữ giới cao nhất ở nhóm 55-59 tuổi là14,7%. Nguyên nhân là do tuổi về hưu của phụ nữ là 55 tuổi và sau khi về hưu phụnữ thường không tiếp tục tham gia vào hoạt động kinh tế.

Hình 3.3: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo tuổi, năm 2011

3.2.2.3Đặc trưng của lực lượng lao động 3.2.2.3.1 Tuổi

Có sự khác nhau đáng kể về phân bố lực lượng lao động theo tuổi giữa khu vực thành thị và nông thôn. Tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động nhóm tuổi trẻ (15- 24) và già (55 tuổi trở lên) của khu vực thành thị thấp hơn của khu vực nông thôn.

Ngược lại, đối với nhóm tuổi lao động chính (25-54) thì tỷ lệ này của khu vực thành thị lại cao hơn của khu vực nông thôn. Điều này cho thấy, người lao động ở khu vực thành thị tham gia vào lực lượng lao động muộn hơn và ra khỏi lực lượng lao động sớm hơn so với người lao động ở khu vực nông thôn. Lý do chính giải thích đặc điểm này là do nhóm dân số trẻ ở khu vực thành thị có thời gian đi học dài hơn và người lớn tuổi ở khu vực thành thị nghỉ làm việc sớm hơn so với khu vực nông thôn (những người về hưu ở khu vực thành thị thường không tiếp tục tham gia vào hoạt động kinh tế). Hình 3.4 cho thấy, nước ta có một lực lượng lao động trẻ với gần một nửa (48,4%) số người thuộc lực lượng lao động trong độ tuổi từ 20-39.

3.2.2.3.2 Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Kết quả điều tra Lao động Việc làm năm 2011 cho thấy tỷ trọng lao động đã qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp. Trong tổng số 51,4 triệu người từ 15 tuổi trởlên thuộc lực lượng

lượng lao động. Như vậy, nguồn nhân lực của nước ta trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật thấp. Hiện cả nướccó hơn 43,4 triệu lao động (chiếm 84,4% lực lượng lao động) chưa được đào tạo đểđạt một trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) nào đó. Con số này đặt ra nhiệm vụnặng nề cho những cố gắng nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực lao động phục vụsự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất là ở Hà Nội (30,7%) và thấp nhất là ởĐồng bằng sông Cửu Long (8,6%). Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của nam giới cao hơn nữ giới (Hình 3.4). Tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên khác nhau đáng kể giữa các vùng. Nơi có tỷ trọng này cao nhất là Hà Nội và Thànhphố Hồ Chí Minh (17,0%). Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất cả nước, lại là vùng có tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên thấp nhất (3,4%).

Hình 3.4: Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo, năm 2011

Nước ta đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, việc tận dụng “cơ cấu dân sốvàng” để tạo cơ hội cho phát triển kinh tế - xã hội đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách. Chính vì vậy, để tạo ra một lực lượng lao động vàng trong thời kỳ này, chúng ta cần xây dựng chiến lược phát triển nhân lực gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội nhằm tận dụng hiệu quả cơ hội vàng của dân số cho phát triển, tập trung vào cải cách và điều chỉnh hệ thống đào tạo đại học, đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật hướng đến thị trường nhằm tạo ra một lực lượng lao động kỹ thuật có tay nghề, có trình độ chuyên môn thỏa mãn nhu cầu lao động có kỹ năng của các doanh nghiệp.

3.2.3 Chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam

Chỉ số phát triển con người của Việt Nam: Chưa thực sự bền vững

Theo báo cáo quốc gia về phát triển con người năm 2011 của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, chỉ số phát triển con người (HDI), thước đo tổng hợp về sức khỏe, giáo dục và thu nhập của Việt Nam là 0,728 - tăng 11,8% so với năm 2001.

Đây là bước tiến đầy ấn tượng, phản ánh những thành tựu to lớn của Việt Nam về tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống. Tuy nhiên, chỉ số thu nhập đóng góp tới 55,7% vào tăng trưởng HDI so với mức 31,8% về chỉ số tuổi thọ trung bình và chỉ số giáo dục là 12,6%. Điều đó có nghĩa bước tiến về giáo dục và y tế còn chậm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

"Trụ hạng", nhưng tính bền vững chưa cao

Báo cáo phát triển con người toàn cầu năm nay cho thấy giá trị HDI của Việt Nam năm 2011 tương tự như năm ngoái. Việt Nam đứng trong nhóm các nước có mức phát triển con người trung bình và xếp thứ 128 trên 187 nước được khảo sát. Điều cần biết là trong khu vực, HDI của Việt Nam vẫn thấp hơn HDI của các nước Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines, chỉ cao hơn Campuchia và Lào. Cùng với Trung Quốc và Thái Lan, xếp hạng HDI của Việt Nam năm 2011 không thay đổi so với năm 2010, trong khi xếp hạng của Campuchia, Lào, Indonesia, Philippines và Malaysia đã tăng lên. Trong 20 năm qua, HDI của Việt Nam đã tăng thêm 37%. Những tiến bộ mà Việt Nam đã đạt được trong từng chỉ số thành phần của HDI (tuổi thọ, giáo dục và tăng trưởng kinh tế) cho thấy tiến bộ chung về phát triển con người chủ yếu là do tăng trưởng kinh tế. Từ năm 1990 đến nay, thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam đã tăng đáng kinh ngạc với mức 288%. Do đó, chính tăng trưởng thu nhập đã góp phần lớn nhất cho tiến bộ đạt được về chỉ số phát triển con người.

Điều đáng nói là chỉ số HDI nêu trên gần với khái niệm HDI tiềm năng hơn là HDI thực tế. Bà Setsuko Yamazakia, Giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc giải thích: "HDI là một thước đo trung bình của các thành tựu cơ bản về phát triển con người. Giống như tất cả các con số trung bình, HDI che giấu sự bất bình đẳng trong phân phối thành tựu phát triển con người trên toàn bộ dân số. Để giải quyết vấn đề này, báo cáo phát triển con người toàn cầu năm ngoái đã đưa ra chỉ số HDI điều chỉnh theo bất bình đẳng, trong đó có tính đến bất bình đẳng trên cả ba phương diện của HDI. Như vậy, HDI có thể được coi là chỉ số đo mức độ phát triển con người tiềm năng, còn HDI điều chỉnh theo bất bình đẳng là chỉ số đo mức độ phát triển con người thực tế".

Khi HDI của Việt Nam được điều chỉnh theo bất bình đẳng, chỉ số này có thể giảm 14%. Đấy là chưa kể đến HDI của Việt Nam sẽ còn giảm đi nữa nếu như chỉ số này được điều chỉnh theo mức độ bền vững về môi trường và tăng trưởng xanh.

đưa lao động mới sang làm việc tại thị trường này mà còn phải đưa hơn 10.000 lao động đang làm việc tại Libya về nước. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới vẫn đang trong giai đoạn khó khăn, ảnh hưởng tới công tác xuất khẩu lao động của ta.

Tuy nhiên, với sự cố gắng của các cơ quan chức năng và các tổ chức, doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong việc đẩy mạnh các thị trường truyền thống và khai thác một số thị trường mới nên chúng ta đã đưa được hơn 88 nghìn lao động đi làm việc tại nước ngoài (đạt 101,15% kế hoạch, tăng 2,9% so với thực hiện năm 2010). Các thị trường chính như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Malaysia tăng về số lượng so với cùng kỳ năm 2010. Hiện nay, các thị trường lao động ở châu Á, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia vẫn là các thị trường truyền thống của ta. Tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại 4 thị trường này trên 200.000 người, chiếm 40% tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới…

Để giữ vững được các thị trường truyền thống, đặc biệt là thị trường Hàn Quốc và Đài Loan, chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền cho người lao động và dư luận xã hội về chủ trương đi làm việc tại nước ngoài, làm cho người lao động và dư luận xã hội hiểu rõ các nguy cơ của việc vi phạm các quy định của pháp luật và vi phạm hợp đồng như bỏ hợp đồng hoặc hết hạn hợp đồng không về nước đối với bản thân người lao động và với việc giữ vững thị trường lao động ngoài nước.

3.3 Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam

Để đáp ứng mục tiêu chung của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với công việc trong tương lai. Đảng, Nhà nước ta đã có chính sách cụ thể cho đào tạo cà giáo dục, thể hiện ở các nội dung sau:

3.3.1 Chính sách đối với các nguồn lực trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực .

Bất kỳ một quá trình đào tạo nào cũng phải dựa vào nguồn lực của nó. Giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cũng không nằm ngoài quy luật đó. Để tăng cường các nguồn lực này, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách phát huy nội lực bên trong và tiềm lực bên ngoài: Nghị quyết số 02-NQ/HNTƯ (24/12/1996) đã nêu:

- Trước hết là nguồn ngân sách Nhà nước: Ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực cho đào tạo- phát triển nguồn nhân lực. Tiếp tục tăng cường tỷ trọng chính sách ngân sách cho giáo dục, đào tạo.

- Tích cực huy động các nguồn lực ngoài ngân sách như học phí, huy động một phần lao động công ích để xây dựng trường, sở. Xây dựng quỹ khuyến học. Lập quỹ giáo dục quốc gia.

- Cho phép các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, các viện nghiên cứu lập cơ sở sản xuất đúng với ng\ánh nghề đào tạo.

- Xây dựng và công bố công khai quy định về học phí và các khoản đóng góp theo nguyên tắc không thu bình quân, miễn giảm cho người nghèo và thuộc diện chính sách. Hội đồng nhân dân, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức học phí cụ thể trong khung học phí do Chính phủ quy định. Không thu học phí ở bậc tiểu học trong các trường công lập.

- Có chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với việc xuất bản sách giáo khoa, tài liệu dạy học, sản xuất, cung ứng máy móc, thiết bị dạy học.

- Các ngân hàng lập quỹ tín dụng đào tạo cho con em gia đình có thu nhập thấp để có điều kiện học tập.

- Nhà nước quy định cơ chế cho các doanh nghiệp đầu tư vào công tác đào tạo và đào tạo lại. Phần tài trợ cho giáo dục-đào tạo dưới mọi hình thức sẽ được khấu trừ trước khi tính thuế lợi tức, thuế thu nhập.

- Dành ngân sách Nhà nước thoả đáng để cử những người giỏ, có phẩm chất đạo đức tố đi đào tạo và bồi dưỡng về những ngành nghề, lĩnh vực then chốt ở những nước có nền khoa học, công nghệ phát triển.

• Song song với việc phát huy nội lực bên trong là tận dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài. Đó là Nhà nước khuyến khích đi học nước ngoài bằng con đường tự túc, hướng vào những ngành mà đất nước đang cần, theo quy định của Nhà nước. - Khuyến khích người Việt nam ở nước ngoài có khả năng về tham gia giảng dạy, đào tạo, mở trường học, giúp đỡ tài chính theo quy định của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn Tình hình sử dụng nguồn nhân lực và các chínhsách phát triểnở Việt Nam doc (Trang 25 - 51)