Chính sách đối với các nguồnlực trong đào tạo,phát triểnnguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn Tình hình sử dụng nguồn nhân lực và các chínhsách phát triểnở Việt Nam doc (Trang 34 - 36)

Bất kỳ một quá trình đào tạo nào cũng phải dựa vào nguồn lực của nó. Giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cũng không nằm ngoài quy luật đó. Để tăng cường các nguồn lực này, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách phát huy nội lực bên trong và tiềm lực bên ngoài: Nghị quyết số 02-NQ/HNTƯ (24/12/1996) đã nêu:

- Trước hết là nguồn ngân sách Nhà nước: Ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực cho đào tạo- phát triển nguồn nhân lực. Tiếp tục tăng cường tỷ trọng chính sách ngân sách cho giáo dục, đào tạo.

- Tích cực huy động các nguồn lực ngoài ngân sách như học phí, huy động một phần lao động công ích để xây dựng trường, sở. Xây dựng quỹ khuyến học. Lập quỹ giáo dục quốc gia.

- Cho phép các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, các viện nghiên cứu lập cơ sở sản xuất đúng với ng\ánh nghề đào tạo.

- Xây dựng và công bố công khai quy định về học phí và các khoản đóng góp theo nguyên tắc không thu bình quân, miễn giảm cho người nghèo và thuộc diện chính sách. Hội đồng nhân dân, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức học phí cụ thể trong khung học phí do Chính phủ quy định. Không thu học phí ở bậc tiểu học trong các trường công lập.

- Có chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với việc xuất bản sách giáo khoa, tài liệu dạy học, sản xuất, cung ứng máy móc, thiết bị dạy học.

- Các ngân hàng lập quỹ tín dụng đào tạo cho con em gia đình có thu nhập thấp để có điều kiện học tập.

- Nhà nước quy định cơ chế cho các doanh nghiệp đầu tư vào công tác đào tạo và đào tạo lại. Phần tài trợ cho giáo dục-đào tạo dưới mọi hình thức sẽ được khấu trừ trước khi tính thuế lợi tức, thuế thu nhập.

- Dành ngân sách Nhà nước thoả đáng để cử những người giỏ, có phẩm chất đạo đức tố đi đào tạo và bồi dưỡng về những ngành nghề, lĩnh vực then chốt ở những nước có nền khoa học, công nghệ phát triển.

• Song song với việc phát huy nội lực bên trong là tận dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài. Đó là Nhà nước khuyến khích đi học nước ngoài bằng con đường tự túc, hướng vào những ngành mà đất nước đang cần, theo quy định của Nhà nước. - Khuyến khích người Việt nam ở nước ngoài có khả năng về tham gia giảng dạy, đào tạo, mở trường học, giúp đỡ tài chính theo quy định của Nhà nước.

giáo dục. Các ngành văn hoá, nghệ thuật, thông tấn, báo chí có trách nhiệm cung cấp những sản phẩm tinh thần có nội dung tốt cho việc giáo dục thế hệ trẻ.

- Định kỳ tổ chứ hội nghị giáo dục các cấp để kiểm điểm rút kinh nghiệm, bàn biện pháp phát triển giáo dục, khen thưởng cá nhân và đơn vị có thành tích.

- Tiếp tục phát triển các trường dân lập ở tất cả các bậc học. Nhà nước hỗ trợ, hướng dẫn, quản lý thống nhất chương trình, nội dung, chất lượng giảng dạy và học tập ở các trường dân lập, tư thục. Khung học phí ở các trường dân lập, tư thục do Nhà nước quy định.

Một phần của tài liệu Luận văn Tình hình sử dụng nguồn nhân lực và các chínhsách phát triểnở Việt Nam doc (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w