Tổng đầu tư tài chính dài hạn của Công ty mẹ đến 31/12/2007 là 47.438 tỷ đồng, gồm: đầu tư vào công ty con 33.466 tỷ đồng, đầu tư vào công ty liên kết 1.173
xuất kinh doanh điện 33.030 tỷ đồng (66,44% vốn đầu tư); cho vay, nhận nợ thay cho các đơn vị thành viên đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh điện 12.635 tỷ đồng (25,41% vốn đầu tư); đầu tư vào lĩnh vực phụ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh điện 461 tỷ đồng (0,93% vốn đầu tư); đầu tư vào lĩnh vực viễn thông điện lực 1.113,5 tỷ đồng (2,24% vốn đầu tư); đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng 802 tỷ đồng, chứng khoán 198,6 tỷ đồng, bảo hiểm là 125,3 tỷ đồng, bất động sản 56,2 tỷ đồng (4 lĩnh vực này 1.182 tỷ đồng chiếm 2,38% vốn đầu tư); đầu tư khác và mua công trái, trái phiếu 1.275,7 tỷ đồng (2,57% vốn đầu tư). Trong tổng số vốn đầu tư tài chính dài hạn, thì lượng vốn đầu tư ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện (Viễn thông điện lực, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản và khác) là 3.590,5 tỷ đồng, chiếm 7,22%/Vốn đầu tư và 4,82 %/Tổng nguồn vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy EVN chưa huy động và tập trung hết các nguồn lực cho việc thực hiện mục tiêu chính của EVN.
Có thể kể ra một số hoạt động đầu tư của EVN trong khoảng thời gian gần đây như: Năm 2009, đầu tư 18 tỷ đồng nâng cấp hệ thống lưới điện dân sinh; 205 triệu USD cho các dự án phát triển năng lượng tái tạo và cải tạo lưới điện vùng sâu vùng xa; Đầu tư 35.588 triệu đồng xây dựng, cải tạo, sửa chữa phát triển và nâng cấp lưới điện Tỉnh Hòa Bình; Đầu tư gần 40 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp lưới điện hạ áp nông thôn ở Thanh Miện
Hiện nay EVN đang góp vốn tại 33 doanh nghiệp khác gồm 31 công ty cổ phần (khi thực hiện cổ phần hóa và tham gia thành lập mới công ty cổ phần) và 2 công ty liên doanh. Trong số 8 công ty cổ phần thực hiện cổ phần hóa đã đi vào hoạt động, 6 công ty cổ phần mà EVN không nắm cổ phần chi phối là Công ty CP điện cơ với vốn EVN chiếm 42%, Công ty CP xây lắp điện với vốn EVN chiếm 42%, Công ty CP điện lực Sông Hàn với vốn EVN chiếm 30%, Công ty CP khách sạn điện lực với vốn EVN chiếm 30%, Công ty CP xây lắp điện và viễn thông với vốn EVN chiếm 30%, Công ty CP xây lắp điện Hải Phòng với vốn EVN chiếm 28,83%.
Hai công ty cổ phần còn lại mà EVN nắm cổ phần chi phối là Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ điện lực, Công ty cổ phần vật liệu kỹ thuật điện. Đây cũng là những công ty có doanh thu, lợi nhuận cũng như thu nhập người lao động đều tăng và tỷ lệ cổ tức bình quân khoảng 10%...
CHƯƠNG 3 : NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH.
I.ĐỐI VỚI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM (EVN).
1.Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện và chỉ đạo các đơn vị thành viên được kiểm toán:
Làm việc với Tổng cục Thuế để xác định chính xác số nộp NSNN tùy thuộc kết quả xử lý chênh lệch từ tăng giá bán điện. Nộp đầy đủ và kịp thời các khoản còn phải nộp vào NSNN.
Báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Công Thương để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý chênh lệch giá bán điện và phân phối lợi nhuận của Tập đoàn theo quy định của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 276/2006/QĐ-TTg ngày 04/12/2006 và Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ.
Nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm về việc triển khai chậm, không đáp ứng tiến độ của các đự án đầu tư phát triển hệ thống điện quốc gia theo Tổng sơ đồ 6 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2.Xem xét, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân trong quản lý sản xuất kinh doanh và tài chính:
Thực hiện soát xét, kiểm điểm, rút kinh nghiệm về các thiếu sót, khuyết điểm trong quản lý tài chính, điều hành sản xuất kinh doanh như báo cáo kiểm toán đã nêu.
Chỉ đạo các đơn vị thành viên và trực thuộc thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN: kiểm điểm, xác định và xử lý trách nhiệm các thiếu sót, khuyết điểm trong quản lý, điều hành đã nêu trong các Biên bản kiểm toán và Báo cáo kiểm toán, những vấn đề cụ thể gồm:
• Chỉ đạo Công ty Viễn thông điện lực xác định trách nhiệm cá nhân và tập thể trong việc thiếu trách nhiệm trong quản lý để phát sinh công nợ khó đòi, quyết toán vốn đầu tư chậm, kéo dài.
• Chỉ đạo Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân do thiếu thận trọng khi đầu tư Dự án thí điểm điều khiển phụ tải bằng sóng (DLC); xây dựng đơn giá lương theo đúng quy định hiện hành,
đồng thời EVN có trách nhiệm quyết toán lại quỹ tiền lương năm 2007 của Công ty điện lực TP. Hồ Chí Minh theo bộ định mức, đơn giá mới đã được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thẩm định và phê duyệt.
• Chỉ đạo Công ty Điện lực 2 kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân trong việc không tuân thủ các quy định trong quản lý tài chính của Nhà nước và EVN khi sử dụng tài sản để góp vốn và đầu tư ra ngoài.
• Chỉ đạo các Ban quản lý dự án nguồn điện, lưới điện đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quyết toán công trình đầu tư Nhà máy điện IALY, Sêsan 3; các đường dây và trạm biến áp 500KV, 220KV thuộc các Công ty Truyền tải điện nhằm tăng cường công tác quản lý, hỗ trợ đơn vị theo dõi và hạch toán nguyên giá TSCĐ kịp thời, đúng quy định.
• Chỉ đạo Ban quản lý Dự án Thủy điện 4, yêu cầu nhà thầu EPC Sông Đà cung cấp bổ sung thiết bị còn thiếu của Nhà máy Thủy điện Sê San3, hoặc khởi kiện nhà thầu EPC Sông Đà nếu không sớm khắc phục vi phạm hợp đồng.
3.Về các kiến nghị hoàn thiện cơ chế quản lý:
EVN có trách nhiệm đề xuất phương án xử lý chênh lệch tăng giá bán điện gắn với phân phối lợi nhuận năm 2007, đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Công thương thống nhất phương án để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Kiểm tra, rà soát, đánh giá và cơ cấu lại các khoản đầu tư nhằm đảm bảo huy động cao nhất mọi nguồn vốn, đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống điện quốc gia theo chức năng, nhiệm vụ chính được giao.
Theo dõi, đánh giá tình hình cung - cầu về điện, tình hình thực hiện các dự án nguồn và lưới điện để kiến nghị với các Bộ, ngành, Chính phủ xem xét, điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 - 2015 có xét đến 2025 cho phù hợp với nhu cầu tăng trưởng kinh tế và xu hướng chi tiêu tiết kiệm điện trong sản xuất và tiêu dùng khi điều chỉnh giá bán điện.
Tăng cường quản lý, kiểm soát chi phí để triệt để tiết kiệm chi tiêu, hạ giá thành điện trong tất cả các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối,... đặc biệt chú ý các vấn đề sau đây:
• Trên cơ sở phân tích chi phí, giá thành theo khoản mục, theo yếu tố có so sánh từng loại hình sản xuất điện và từng đơn vị trong từng khối như Báo cáo kiểm toán đã nêu để tìm nguyên nhân khách quan, chủ quan, chỉ đạo toàn ngành, từng đơn vị xây dựng chương trình, đề án quản lý chi phí sản xuất kinh doanh
và giá thành để hạ thấp chi phí, đặc biệt là các yếu tố chi phí nhiên liệu, chi phí gián tiếp, chi phí quản lý.
• Xây dựng, ban hành và hoàn thiện hệ thống định mức dự trữ, định mức tiêu hao các loại nguyên nhiên, vật liệu; xây dựng và thực hiện quy trình quản lý, kiểm soát và hạch toán, kiểm kê cuối kỳ đối với than ở các nhà máy nhiệt điện, đảm bảo hạch toán đúng, đủ giá thành và khắc phục sơ hở có thể xảy ra tiêu cực đối với loại vật tư có rủi ro cao trong đặc thù sản xuất nhiệt điện (Riêng chi phí than ở các nhà máy được kiểm toán năm 2007 KTNN không có cơ sở để xác nhận chi phí là: 1.738,946 tỷ đồng).
• Tiến hành đánh giá, phân tích tính hợp lý của giá mua bán điện nội bộ trong Tập đoàn để xác định và thực hiện hệ thống giá nội bộ hợp lý, vẫn đảm bảo lợi nhuận của các đơn vị thành viên, vừa đảm bảo mức hợp lý của giá thành toàn bộ sản phẩm điện thương phẩm và cân nhắc đến yếu tố này trong phương án điều chỉnh giá bán điện.
4.Về hao hụt điện năng.
Tập đoàn phải xây dựng các giải pháp và chỉ đạo các đơn vị thành viên thuộc tất cả các khối xây dựng đề án và các giải pháp về công nghệ, điều độ và quản lý ở tất các khâu (sản xuất, truyền tải, phân phối) để hạ tỷ lệ tổn thất điện năng, nâng cao hiệu quả vận hành, khai thác hệ thống điện.
5. Xây dựng, trình các Bộ, ngành có liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ phương án giá bán điện 2009.
Trong điều kiện thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát và tình hình kinh tế thế giới, trong nước có khó khăn như hiện nay, cần cân nhắc mức tăng và thời điểm tăng giá cho phù hợp.
Đối với Bộ Tài chính, Bộ Công thương :
• Hướng dẫn thực hiện xử lý chênh lệch tăng giá bán điện theo Quyết định 276/2006/QĐ-TTg ngày 4/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở số liệu 3.402 tỷ đồng do KTNN xác nhận, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phù hợp với Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Nghị định 199/2004/NĐ-CP và Quyết định 276/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
• Bộ Tài chính xem xét lại tính hợp lý của việc hướng dẫn thời gian phân bổ chi phí thiết bị đầu cuối đối với hoạt động kinh doanh viễn thông điện lực trong
thời gian tối đa là 5 năm, đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu- chi phí và nguyên tắc thận trọng trong hạch toán kế toán.
• Nghiên cứu kết quả kiểm toán, kết quả phân tích chi phí giá thành điện của KTNN để sử dụng như một trong những căn cứ quan trọng trong việc xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện theo nguyên tắc điều chỉnh giá điện đã được quy định tại Quyết định 276/2006/QĐ-TTg ngày 4/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
II. ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ.
Đề nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh giá bán điện theo nguyên tắc bù đắp được chi phí sản xuất, có mức lãi phù hợp, không bao cấp tràn lan, không bù chéo, đồng thời đảm bảo nguyên tắc Nhà nước tiếp tục hỗ trợ cho đối tượng sử dụng điện là người nghèo, người có thu nhập thấp và các hộ sinh sống ở nông thôn. Việc điều chỉnh giá phải gắn với lộ trình cụ thể nhằm từng bước thực hiện chủ trương xóa bao cấp qua giá điện đối với sản xuất nói chung, cũng như dần xóa bỏ tình trạng Nhà nước phải hỗ trợ qua bù chéo giá nhiên liệu. Cơ cấu và mức giá bán phải khuyến khích được việc sử dụng điện để sản xuất và sinh hoạt tiết kiệm, có hiệu quả. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu kết quả kiểm toán, kết quả phân tích chi phí, giá thành ngành điện để sử dụng như một căn cứ quan trọng trong việc cân nhắc mức giá và thời điểm điều chỉnh để vừa đạt được mục tiêu đầu tư phát triển kinh tế dài hạn, vừa tránh những tác động tiêu cực đến nền kinh tế, hạn chế tác động đến đời sống dân sinh trong giai đoạn hiện nay.
Trên đây là một số nhận định về tình hình quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mà em đã tìm hiểu thu thập tài liệu và tổng hợp lại. Do còn gặp nhiều hạn chế về cơ sở dữ liệu và khả năng phân tích vấn đề, nên bài viết vẫn còn điểm thiếu sót. Em rất mong cô quan tâm và cho ý kiến đánh giá để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Bài giảng Quản lý hoạt động tổ chức;
• Báo cáo tài chính năm 2007;
• Báo điện tử dantri.vn;
• Trang tin tức của Tập đoàn Đoàn điện lực Việt Nam(EVN) http://www.evn.com.vn;
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH...2
I. CÁC KHÁI NIỆM...2
1. Tài chính. ...2
2. Quản lý tài chính...2
3. Mục tiêu của quản lý tài chính tổ chức...2
II. QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH...3
1.Phân tích tài chính...3
2. Hoạch định tài chính...10
3. Kiểm soát hoạt động tài chính...14
III. NỘI DUNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO LĨNH VỰC...17
1. Quản lý vốn hoạt động thường xuyên...17
2. Quản lý huy động vốn...26
3. Quản lý đầu tư tài chính...27
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM...30
I. VÀI NÉT CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM...30
1. Lĩnh vực hoạt động...30
2. Các lĩnh vực khác...30
3. Một số công ty thành viên lớn của EVN...31
II. QUẢN LÝ VỐN HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN...31
1. Quản lý vốn cố định...31
2. Quản lý vốn lưu động...34
III. QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN...36
IV. QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH...37
CHƯƠNG 3 : NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH...39
1.Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện và chỉ đạo các đơn vị thành viên được kiểm toán:...39 2.Xem xét, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân trong quản lý sản xuất kinh doanh và tài chính:...39 3.Về các kiến nghị hoàn thiện cơ chế quản lý: ...40 4.Về hao hụt điện năng...41 5. Xây dựng, trình các Bộ, ngành có liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ phương án giá bán điện 2009. ...41
II. ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ...42