QUẢN LÝ VỐN HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). (Trang 31 - 36)

1. Quản lý vốn cố định.

1.1. Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định.

Về quy mô và khả năng sử dụng quỹ đầu tư hoặc quỹ khấu hao để đầu tư mua sắm Tài sản cố định (TSCĐ)hiện tại và các năm tiếp theo: Tổng tài sản của EVN tính đến 31/12/2007 là 185.180 tỷ đồng, tương đương 11.492 triệu USD (tỷ giá USD/VNĐ: 16.114), trong đó Tổng tài sản (nguồn vốn) của Công ty mẹ là 118.242 tỷ đồng. Kết quả kiểm toán Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2007 của EVN đã điều chỉnh tăng tổng tài sản và nguồn vốn là 270,461 tỷ đồng, trong đó: điều chỉnh tăng tài sản ngắn hạn 226,533 tỷ đồng, tài sản dài hạn 43,928 tỷ đồng.

Về khả năng huy động vốn vay dài hạn từ các tổ chức tín dụng: Ngân hàng Tiên Phong ngày 27/10/2009 cho biết, ngân hàng này cùng với hai đơn vị khác là Indovina và Bảo Việt đã hợp vốn đồng tài trợ số tiền 530 tỷ đồng cho dự án xây dựng và phát triển mạng lưới truyền tải điện quốc gia của Tổng công ty truyền tải điện Việt Nam. Trong dự án tài trợ này, Ngân hàng Indovina là Ngân hàng đầu mối (thu xếp cho vay 280 tỷ đồng), Ngân hàng Tiên Phong (tài trợ 150 tỷ đồng) và Ngân hàng Bảo Việt (tài trợ 100 tỷ đồng) là hai ngân hàng đồng tài trợ. Theo đó, số tiền trên sẽ được dành để tài trợ cho 17 “tiểu dự án” của Tổng công ty truyền tải điện Việt Nam trong việc đầu tư xây dựng mạng lưới truyền tải điện và các trạm biến áp có công suất từ 110kV đến 500kV trên toàn quốc.Thời hạn vay của hợp đồng tài trợ này kéo dài 12 năm, kể từ ngày giải ngân đầu tiên.

Ngày 11/12/2009 Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) phê chuẩn bảo lãnh khoản tín dụng trị giá 325 triệu USD cho một khoản vay hợp vốn có thời hạn 13 năm trị giá 342 triệu USD cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nhằm để nâng cấp hệ thống phân phối và truyền tải điện, đáp ứng nhu cầu về điện ngày càng tăng lên.Đây là lần thứ ba ADB thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Việt Nam. khoản tín dụng này sẽ giúp EVN có thêm vốn đầu tư vào lĩnh vực năng lượng điện, đồng thời tạo điều kiện cho EVN tiếp cận nhiều khoản vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại với những điều kiện vay cạnh tranh, và sẽ giúp thúc đẩy thêm vốn đầu tư tư nhân vào lĩnh vực năng lượng điện.Cũng trong ngày 11/12, ADB cũng đã cung cấp một khoản hỗ trợ kỹ thuật trị giá 600.000 USD dưới hình thức viện trợ không hoàn lại từ Quỹ Hỗ trợ kỹ thuật đặc biệt để giúp EVN tuân thủ các yêu cầu về mua sắm và các điều kiện bảo trợ môi trường và xã hội khi thực hiện các hoạt động nâng cấp cơ sở hạ tầng.

Chiều 17/6/2010, tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác. Theo đó, VDB sẽ tài trợ vốn bổ sung trị giá 5.300 tỷ đồng cho các dự án điện.Như vậy, tính đến nay, VDB đã đầu tư vào các dự án thuộc EVN hơn 5,6 tỷ USD và gần 31.000 tỷ đồng.

Ngày 11/8/2010, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) đã ký kết thỏa thuận hợp tác song phương nhằm tối đa quan hệ giữa một bên là chủ đầu tư các công trình điện và một bên là một trong những tổ chức tín dụng lớn nhất Việt Nam có khả năng thu xếp vốn, hợp tác các hoạt động tín dụng, thanh toán tài chính. Theo thỏa thuận, VCB và EVN sẽ hợp tác tối đa trong việc cấp tín dụng, cụ thể gồm: VCB là đầu mối thu xếp đủ và kịp thời 14.500 tỷ đồng vốn vay thương mại trong nước cho Dự án Thủy điện Lai Châu do EVN làm chủ đầu tư dự kiến sẽ khởi công vào cuối năm 2010; thu xếp đủ, kịp thời cho EVN vay bắc cầu để thanh toán tiền đặt cọc cho Hợp đồng EPC Dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 với số tiền cho vay từ 102-107 triệu USD; tham gia với tư cách là đối tác đầu tư hoặc thu xếp vốn, đầu mối thu xếp vốn một số dự án của EVN và các đơn vị thành viên. Ngoài ra, VCB và EVN sẽ hợp tác trong các dịch vụ thanh toán tín dụng gồm chuyển tiền trong và ngoài nước, thanh toán nhập khẩu hóa đơn và các dịch vụ khác.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam cũng đang tài trợ vốn cho nhiều dự án trọng điểm khác do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư đang được khẩn trương thi công để sớm hoàn thành đưa vào vận hành như Dự án Thủy điện Sơn La, Dự án Thủy điện Srepok 3, Dự án Thủy điện Đồng Nai 3, Thủy điện Đồng Nai 4.

Theo EVN, để thực hiện đầu tư xây dựng các dự án trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 - 2015 có xét đến năm 2025 (gọi tắt là Tổng sơ đồ VI) cần nguồn vốn là 78 tỷ USD, riêng EVN cần trên 33 tỷ USD. Do đó, việc tăng cường hợp tác tín dụng với các ngân hàng trong nước và quốc tế là mục tiêu quan trọng của EVN trong việc thu xếp vốn tạo tiền đề cho các công trình nguồn và lưới được khởi công và hoàn thành đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu cung cấp đủ điện an toàn, ổn định cho nền kinh tế. Do vậy, việc hợp tác song phương và toàn diện giữa EVN và VCB là một trong những hoạt động quan trọng để hai bên tăng cường hợp tác tín dụng, thu xếp vốn cho các dự án điện trọng điểm nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đã giao./.

Ngày 21/12/2010, tiếp tục nhận thêm khoản vốn vay của ngân hàng ADB. 132 tỷ đồng là nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình đường dây 110 kV Ayun Pa - Ea H’Leo; dài 37,608 km, đi qua 2 tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk. Tại Quyết định số: 1212/QĐ-EVNCPC-QLĐT, ngày 19.5.2010; Tổng Công ty Điện lực miền Trung phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình trên, với nguồn vốn vay hơn 84 tỷ đồng từ khoản tín dụng của Hiệp hội Phát triển Quốc tế IDA và 48 tỷ đồng từ nguồn vốn đối ứng ngành Điện. đây là công trình tạo mạch vòng liên kết giữa 2 trạm biến áp trên nhằm giảm thiểu sự cố mất điện cho thành phố Buôn Mê Thuột và các phụ tải lân cận; đáp ứng một phần việc cung ứng điện cho các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng khu vực phía Nam Tây Nguyên.

Về khả năng ký kết các hợp đồng liên doanh với các tổ chức khác: Ngày 15/07/2010 Công ty cổ phần điện lực Khánh Hòa (KHP) đã tiến hành chi trả một phần tiền vay (101.67 tỷ đồng) và tiền mua theo tiến độ hợp đồng (104.93 tỷ đồng) cho EVN.

1.2. Quản lý sử dụng vốn cố định.

Quản lý tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Tổng giá trị TSCĐ ròng là 80.861 tỷ đồng. Tuy vốn chủ sở hữu lớn như đã nêu ở trên nhưng chưa đủ tài trợ cho TSCĐ. Đây là vấn đề EVN cần quan tâm để tái cấu trúc cơ chế tài chính được tốt hơn. Trong tổng giá trị TSCĐ, nhiều tài sản được đầu tư đã đưa vào sử dụng nhưng vẫn hạch toán nguyên giá theo giá trị tạm tính, chưa điều chỉnh theo giá trị quyết toán do công tác quyết toán chậm, làm ảnh hưởng đến tính chính xác của khấu hao TSCĐ trong cơ cấu giá thành.

Tiến độ thực hiện đầu tư theo Tổng sơ đồ 6 trong các năm 2006, 2007 chậm, chỉ đảm bảo tiến độ được 3/6 dự án nguồn điện; một số công trình nguồn điện không đạt tiến độ mục tiêu ảnh hưởng đến mục tiêu phát điện các năm tới theo kế hoạch.

Công tác phê duyệt quyết toán các công trình xây dựng cơ bản chậm nên nhiều tài sản được đầu tư từ nhiều năm trước đã đưa vào sử dụng nhưng chưa phê duyệt quyết toán phải theo dõi nguyên giá theo số tạm tính. Công ty Thủy điện IALY nhận bàn giao quản lý, vận hành Nhà máy Thủy điện Sê San 3 từ Ban QLDA Thủy điện 4 từ năm 2006 nhưng đến nay nhà máy vẫn đang hoạt động trong tình trạng còn nhiều thiêt bi chưa hoan chỉnhhưa được nhà thầu cung cấp đầy đủ hoặc chưa được thử nghiệm theo đúng hợp đồng. Những tồn tại này chưa được Ban QLDA Thủy điện 4 và nhà thầu EPC Tổng công ty Sông Đà có biện pháp khắc phục cụ thể; Một số TSCĐ thuộc Nhà máy Thủy điện Hòa Bình hiện đang khai thác vượt công suất thiết kế chưa bố trí được thời gian sửa chữa lớn theo kế hoạch đã duyệt; một phần lưới điện cao áp của các Công ty truyền tải thường xuyên vận hành trong tình trạng quá tải...ảnh hưởng đến công tác vận hành an toàn dài hạn hệ thống điện quốc gia. Qua kiểm toán, nguyên giá TSCĐ hữu hình phải điều chỉnh tăng 137,294 tỷ đồng do một số đơn vị đầu tư, mua sắm, nâng cấp TSCĐ hạch toán vào chi phí không đúng quy định, TSCĐ đầu tư, xây dựng đã đưa vào sử dụng chưa hạch toán tăng tài sản, do hạch toán nguyên giá, khấu hao chưa đúng, chưa hạch toán những TSCĐ tiếp nhận bàn giao từ dự án năng lượng nông, hạch toán quyền sử dụng đất không đúng ... Hao mòn TSCĐ hữu hình điều chỉnh giảm 4,461 tỷ đồng, hao mòn TSCĐ vô hình giảm 10,124 tỷ đồng do trích thừa, thiếu khấu hao, trích bổ sung khấu hao tương ứng tăng tài sản.

Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất: Lắp đặt đường dây siêu cao áp cách điện bằng chất khí giúp giảm tổn thất; Sử dụng thiết bị khử tĩnh điện giá rẻ,thiết bị này sẽ giúp những kĩ sư, công nhân phải thường xuyên tiếp xúc với những dây chuyền sản xuất công nghiệp có nhiều tĩnh điện giảm mệt mỏi, đau đầu và những nguy cơ bị điện giật; Đầu tư đổi mới trong sử dụng công tơ mới công tơ điện tử DT01P-RF khắc phục những yếu điểm của loại công tơ cơ cũ; nghiên cứu áp dụng kỹ thuật dàn pin mặt trời nối lưới…

1.3. Phân cấp quản lý vốn cố định.

Các công ty cổ phần phát điện và phân phối điện hoạt động một cách độc lập, tạo ra các tín hiệu kinh tế rõ ràng hơn, giúp cho việc đề ra các quyết định về giá điện và cơ chế công ích, góp phần từng bước hình thành thị trường điện lực

2. Quản lý vốn lưu động.

Quản lý vật tư hàng hóa, tại các đơn vị được kiểm toán còn tồn đọng lượng vật tư thu hồi kém, mất phẩm chất hoặc không có nhu cầu sử dụng/hoặc chưa có kế hoạch xử lý để giảm thiệt hại do xuống cấp, giảm giá (Công ty mẹ, Công ty điện lực

TP. Hồ Chí Minh, Công ty Thông tin viễn thông điện lực...); Lượng vật tư tồn kho tại một số đơn vị có giá trị lớn, gây ứ đọng vốn trong khi phải huy động vốn vay ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh (Công ty Điện lực 1 hơn 915 tỷ đồng bằng 17,31% vốn chủ sở hữu; Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh hơn 902 tỷ đồng bằng 40,28% vốn chủ sở hữu, trong đó có lượng điện kế điện tử tồn kho từ lâu 127,4 tỷ đồng là tang vật của vụ án); Quy trình quản lý than nhiên liệu thiếu chặt chẽ, nên chi phí nhiên liệu phục vụ sản xuất điện Đoàn kiểm toán không đủ cơ sở xác định mức độ chính xác tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình 213,293 tỷ đồng, Công ty Nhiệt điện Uông Bí 178,140 tỷ đồng); Quản lý vật tư thiếu chặt chẽ nên tại Công ty điện lực TP. Hồ Chí Minh để thiếu hụt 1,014 tỷ đồng, vật tư kém, mất phẩm chất, ứ đọng tại các điện lực khoảng 27 tỷ đồng, chưa được tổ chức thanh lý kịp thời để giảm bớt thiệt hại tài chính...

Kết quả kiểm toán hàng tồn kho toàn EVN tăng 49.070 triệu đồng do vật tư xuất kho chưa sử dụng, nhưng cuối năm không hoàn nhập, điều chỉnh các khoản liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, do hạch toán giá vốn hàng tồn kho không đúng, điều chỉnh do tính toán lợi thế thương mại khi xác định giá trị doanh nghiệp theo dòng tiền, chiết khấu và một số khoản chênh lệch khác. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải điều chỉnh 55.741 do điều chỉnh trích lập đối với vật tư thiết bị không phục hồi được, giảm số trích không đúng quy định.

Quản lý nợ phải thu còn một số tồn tại như việc đối chiếu xác nhận nợ của một số đơn vị thành viên chưa đầy đủ. Nợ nội bộ liên quan đến tạm tăng tài sản, tạm nộp khấu hao giữa một số đơn vị và EVN chưa đối trừ kịp thời để xử lý dứt điểm nên các khoản nợ này phản ánh tại các đơn vị với số dư lớn. Qua kiểm toán, nợ phải thu khách hàng phải điều chỉnh tăng 19,589 tỷ đồng do một số đơn vị hạch toán chưa đầy đủ doanh thu và công nợ phải thu (Công ty Thông tin viễn thông điện lực, Công ty Tư vấn xây dựng điện 1, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng, Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh, Công ty Điện lực 2,...); Phải thu khác điều chỉnh tăng 216,594 tỷ đồng do tạm ghi nhận thuế GTGT đầu vào chưa có hóa đơn (Công ty TNHH MTV nhiệt điện Phú Mỹ); Dự phòng nợ khó đòi phải điều chỉnh giảm 20.589 triệu đồng do hoàn nhập các khoản xóa nợ chưa đủ điều kiện, trích lập dự phòng chưa đủ hồ sơ. Trong đó, Công ty Thông tin viễn thông điện lực giảm 17.010 triệu đồng khi chưa có đủ hồ sơ theo quy định, Công ty mẹ giảm: 4.019 triệu đồng do Tổng công ty Điện lực Việt Nam (nay là EVN) tạm ứng vốn để thanh toán chi phí tư vấn dự án Nhà máy điện Phú Mỹ 3 (BOT) theo yêu cầu của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) từ 1999. Công ty Viễn thông điện lực quản lý nợ còn nhiều sai sót, công tác đôn đốc thu

phát sinh nợ khó đòi lớn. Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh còn tồn nợ phải thu khó đòi 35,083 tỷ đồng; Công ty Điện lực Hà Nội tồn tại khoản nợ phải thu khó đòi 1.598 triệu đồng đã được tòa án kết luận nhưng không cụ thể hóa được trách nhiệm dân sự nên chưa xử lý được ...

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). (Trang 31 - 36)