Các nghiên cứu về tiên lượng chảy máu não do tăng huyết áp ở Việt

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng phục hồi vận động và việc điều trị của bệnh nhân tai biến mạch máu não tại nhà sau ra viện (Trang 25 - 26)

Nam. [14],[15],[19]

Đỗ Quốc Hùng và Trần Đỗ Trinh (1992) nhận xét tiến triển THA trong 96 giờ đầu ở các trường hợp TBMMN do THA thấy biến động huyết áp ở bệnh nhân CMN có biên độ và tần số dao động rất lớn mặc dù đã dùng thuốc, việc đánh giá tác dụng hạ áp của thuốc nói chung khó.

Đỗ Quốc Hùng và cộng sự (1992) nhận thấy tỷ lệ tử vong do TBMMN ở bệnh nhân THA là 13,95%; các yếu tố rối loạn thần kinh thực vật, hội chứng màng não, tổn thương ở mắt… có giá trị phân loại và tiên lượng bệnh.

Phạm Khuê (1993) nêu lên các yếu tố có ý nghĩa tiên lượng xấu của TBMMN là liệt nặng và hôn mê ngay từ đầu, có những dấu hiệu tổn thương ở hành tủy, co cứng, bội nhiễm phổi, da, tiết niệu. Chảy máu não - màng não có tiên lượng xấu, thường gây tử vong và nếu không chết thì cũng để lạ di chứng tàn phế nặng nề.

Lê Đức Hinh và Đặng Thế Chân (1994) nghiên cứu tỷ lệ tử vong do TBMMN tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1979 – 1988 thấy tỷ lệ tử vong do CMN là 67,4%, trong đó nguyên nhân xơ vữa động mạch và THA đứng hàng đầu.

Nguyễn Văn Đăng (1997) nhấn mạnh tiên lượng CMN dựa vào kích thước khối tụ máu. Vị trí nông hay sâu không phải là yếu tố tiên lượng. Tác giả đưa ra tiêu chuẩn tiên lượng nặng bao gồm:

- Di lệch cấu trúc đường giữa lớn hơn 1cm. - Thân nhiệt cao hơn 38 độ C.

- Tuổi trên 65.

- Liệt vận động xâm phạm chi dưới. - Máu vào não thất IV.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng phục hồi vận động và việc điều trị của bệnh nhân tai biến mạch máu não tại nhà sau ra viện (Trang 25 - 26)