Tổng quan về các nhà hát trên địa bàn Hà Nội

Một phần của tài liệu Marketing văn hoá nghệ thuật của các nhà hát trên địa bàn Hà Nội ( toàn văn) (Trang 49 - 60)

1.2.1. Tổ chức nghệ thuật

Một số tài liệu viết về tổ chức, nghệ thuật và lý thuyết tổ chức đã giới thiệu một số định nghĩa về tổ chức. “Một tổ chức là một thực thể xã hội được quản lý một cách có ý thức và có sự sắp xếp, với những giới hạn riêng, có những chức năng cơ bản liên quan lẫn nhau nhằm đạt được một mục tiêu chung hoặc một số mục tiêu” [68, tr.6]. Tổ chức còn được định nghĩa “là tập hợp những con người làm việc cùng nhau với sự hợp tác và có cơ cấu để đạt được một hoặc nhiều mục tiêu” [38, tr.5]. “Tổ chức là tập hợp người được tập hợp theo cơ cấu nhất định để hoạt động vì lợi ích chung” [34, tr.1604].

Như vậy, tổ chức nghệ thuật là một thực thể xã hội được quản lý, có cơ cấu tổ chức, có những chức năng và nhiệm vụ cơ bản liên quan lẫn nhau nhằm đạt được một mục tiêu chung hoặc một số mục tiêu trong đó có mục tiêu nghệ thuật. Có thể thấy trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, các nhà hát, dàn nhạc, chính là các tổ chức nghệ thuật. Mỗi tổ chức này có cơ cấu, chức

năng, nhiệm vụ và hoạt động khác nhau, rất đa dạng. Không giống với doanh nghiệp, tổ chức nghệ thuật có mục tiêu phức tạp hơn, thường là sự kết hợp của mục tiêu nghệ thuật, mục tiêu tài chính và mục tiêu xã hội. Ở Việt Nam, các tổ chức nghệ thuật thường được gọi là các “đơn vị nghệ thuật”.

Sự sáng tạo chính là huyết mạch của các tổ chức nghệ thuật. Thứ nhất, các tổ chức nghệ thuật như là sự sáng tạo vì môi trường văn hoá xung quanh nó làm cho nó trở nên sáng tạo. Thứ hai, các tổ chức nghệ thuật phụ thuộc vào những tài năng, những con người sáng tạo. Thứ ba, các tổ chức nghệ thuật cần dẫn đầu trong quản lý sự sáng tạo bằng việc thử nghiệm các mô hình tổ chức mới để thúc đẩy sự sáng tạo bằng nhiều cách khác nhau.

Các tổ chức nghệ thuật thành công là những tổ chức dẫn đầu về nghệ thuật nhưng đồng thời tập trung vào khán giả, các đối tác, các nhà tài trợ, những người có ảnh hưởng đến tổ chức. Công việc cơ bản của một tổ chức nghệ thuật là kết nối một cách sáng tạo nghệ thuật, tài năng và khán giả.

Không chỉ ở Việt Nam, ở các nước phát triển như Vương quốc Anh, Úc, các tổ chức nghệ thuật công được bao cấp có sự thích ứng kém hơn các tổ chức nghệ thuật tư nhân. Một số tổ chức nghệ thuật dường như thích ứng và tiên phong trong môi trường nhiều biến đổi, trong khi đó một số tổ chức nghệ thuật tụt hậu và phải đối mặt với nhiều thách thức [56, tr.7-18].

1.2.2. Hoạt động của tổ chức (đơn vị) nghệ thuật trong nền kinh tế thị trường

Có nhiều công trình viết về mối quan hệ và ảnh hưởng của môi trường với tổ chức như ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế, chính trị và xã hội với sự phát triển của các tổ chức, trong đó, tổ chức văn hoá nghệ thuật không phải là ngoại lệ. Những yếu tố thuộc môi trường không bao giờ là bất biến, vì vậy các tổ chức phải thay đổi và thích nghi với những gì ảnh hưởng đến quá

trình vận hành của tổ chức. Kinh tế thị trường, xu hướng phát triển của nhiều nền kinh tế trên thế giới đã đặt các tổ chức nghệ thuật trong những cơ hội và thách thức mới.

Bản chất tiên quyết của nền kinh tế thị trường là phân quyền, uyển chuyển, thực tiễn và thay đổi được. Yếu tố trung tâm của những nền kinh tế thị trường nằm ở chỗ nó không có trung tâm. Những nền kinh tế thị trường có thể là thực tiễn nhưng nó cũng dựa trên nguyên tắc cơ bản là quyền tự do cá nhân: khách hàng tự do chọn lựa trong số những sản phẩm hay dịch vụ cạnh tranh nhau; nhà sản xuất tự do khai lập hay mở mang cơ sở kinh doanh và chấp nhận những điều may rủi hay thành công.

Như chúng ta đã thấy, sự thành công của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụ thuộc vào việc thoả mãn khách hàng bằng cách sản xuất những sản phẩm mà họ muốn, và bán các hàng hoá và dịch vụ với giá cả có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần phải giải đáp một cách cẩn thận một trong những vấn đề quan trọng nhất mà mọi cơ chế kinh tế phải đối mặt, đó là làm thế nào để một xã hội có thể sản xuất hàng hoá và dịch vụ một cách hiệu quả nhất. Trong nền kinh tế thị trường, điều đó có nghĩa là làm sao đạt được giá trị đầu ra tối đa từ các yếu tố đầu vào mà các nhà sản xuất sử dụng [72]. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế mà ở đó người mua và người bán, người cung cấp sản phẩm, dịch vụ và người tiêu thụ tác động qua lại lẫn nhau theo quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Như vậy, trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, sản phẩm văn hoá nghệ thuật cũng đã và sẽ bị tác động bởi những quy luật của nền kinh tế thị trường.

“Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [6, tr.86]. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là kiểu tổ chức kinh tế vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Do đó, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có hai nhóm nhân tố của kinh tế thị trường và của xã hội đang định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, nhóm nhân tố thứ nhất đóng vai trò như là “động lực” thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển nhanh, còn nhóm nhân tố thứ hai đóng vai trò hướng dẫn, điều khiển, chế định sự vận động của nền kinh tế theo những mục tiêu đã xác định.

Bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam là nền kinh tế thị trường vẫn còn có sự bao cấp của nhà nước, có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, trong khi chính sách xã hội hoá hoạt động văn hoá đã được thực thi. Vì vậy, trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, đặc biệt đối với các đơn vị nghệ thuật được bao cấp của nhà nước, quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường chưa phải là các quy luật chủ đạo chi phối mọi hoạt động của các đơn vị nghệ thuật. Vì rằng, hàng năm ngân sách bao cấp của nhà nước vẫn đáp ứng khoảng 60-70% nhu cầu hoạt động của các đơn vị này. Các đơn vị nghệ thuật được bao cấp dựng vở chủ yếu theo chỉ tiêu, ưu tiên phục vụ nhiệm vụ chính trị. Tuy vậy, để có thêm nguồn thu đầu tư cho tác phẩm nghệ thuật, cho các hoạt động quảng bá và thu hút khán giả, để có nguồn thu bù đắp khoản ngân sách thiếu hụt cũng như cải thiện đời sống cho đội ngũ nghệ sĩ và cán bộ, các đơn vị nghệ thuật buộc phải chủ động tìm kiếm cơ hội, đa dạng hoá nguồn thu và mở rộng hợp tác.

Lý thuyết tổ chức chỉ rõ những tổ chức có sự thích ứng tốt với môi trường, trong đó có yếu tố từ bên ngoài như kinh tế vĩ mô sẽ phát triển tốt hơn và ngược lại. Mặc dù các tổ chức văn hoá nghệ thuật không phải chạy theo đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường, nhưng nó cũng cần phải có những sự nhanh nhạy mang tính thị trường nhất định.

1.2.3. Giới thiệu chung về các nhà hát trên địa bàn Hà Nội

Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước. Trải qua các thời đại và sự phát triển của quốc gia mà đã dần được mở rộng. Dân số Hà Nội tính đến tháng 6 năm 2012 gần 7,1 triệu người. Sau khi mở rộng, tính đến nay Hà Nội có diện tích 3.324,92 km2, gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành, đứng thứ hai về dân số và đứng đầu cả nước về diện tích, nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới [8], [9].

Trên địa bàn thủ đô Hà Nội có nhiều đơn vị văn hoá nghệ thuật, đó là hệ thống các bảo tàng, thư viện, nhà hát, rạp chiếu phim, trung tâm văn hoá, nhà văn hoá, thuộc các cấp quản lý khác nhau. Với các nhà hát trên địa bàn Hà Nội, có thể phân chia dựa vào cơ quan chủ quản gồm: các nhà hát trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các nhà hát trực thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội quản lý. Ngoài ra còn có các đoàn nghệ thuật, các nhà hát trực thuộc các bộ, ngành như Bộ Công an, Tổng cục Chính trị.

Trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao vào Du lịch có 12 đơn vị nghệ thuật quốc gia, trong đó 11 đơn vị đóng trên địa bàn Hà Nội gồm: 1.Nhà hát Tuồng Việt Nam; 2.Nhà hát Chèo Việt Nam; 3.Nhà hát Cải lương Việt Nam; 4.Nhà hát Múa rối Việt Nam; 5.Nhà hát Kịch Việt Nam; 6.Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam; 7.Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam; 8.Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam; 9.Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam; 10.Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam; 11.Liên đoàn Xiếc Việt Nam. (12.Nhà hát Ca Múa Nhạc Dân gian Việt Bắc có trụ sở tại thành phố Thái Nguyên).

Trực thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội gồm 6 đơn vị nghệ thuật: 1.Nhà hát Múa rối Thăng Long; 2.Nhà hát Kịch Hà Nội; 3.Nhà hát Chèo Hà Nội; 4.Nhà hát Cải lương Hà Nội; 5.Đoàn xiếc Hà Nội; 6.Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long.

Trực thuộc Bộ Công an gồm có: Đoàn Kịch Công an Nhân dân, Đoàn Ca Múa Nhạc Công an Nhân dân. Trực thuộc Tổng cục Chính trị có: Nhà hát Kịch nói Quân đội, Nhà hát Chèo Quân đội.

Các nhà hát và đoàn nghệ thuật trực thuộc Bộ Công an và Tổng cục Chính trị có nhiệm vụ chính trị riêng, vì vậy trong khuôn khổ luận án, tác giả không nghiên cứu hoạt động marketing của các nhà hát và đoàn nghệ thuật này. Các nhà hát trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội có những điểm chung sau:

Về cơ cấu tổ chức: hầu hết các nhà hát trên địa bàn Hà Nội có cơ cấu tổ chức gồm:

Về ngân sách hoạt động: đều là những nhà hát được bao cấp từ ngân sách nhà nước (ngoại trừ Nhà hát Múa rối Thăng Long). Theo các nhà hát này, mặc dù những năm gần đây ngân sách nhà nước có tăng nhưng vẫn chỉ đáp ứng được khoảng 60-70% nhu cầu hoạt động. Ngân sách thường xuyên được cấp chủ yếu dành để chi trả lương, đóng bảo hiểm, điện, nước, mua văn phòng phẩm,... còn lại dành cho việc xây dựng và tổ chức biểu diễn các chương trình nghệ thuật chỉ chiếm phần nhỏ. Đối với các nhà hát trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, ngân sách dành cho dựng vở chưa đến ¼ tổng ngân sách được cấp, khoảng 300 triệu đên 400 triệu đồng cho việc dựng vở mới. Trong khi đó ngân sách cấp cho dựng vở mới, khôi phục các vở cũ của các nhà hát trực thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội nhiều hơn, khoảng 1 tỷ đồng cho một vở diễn mới. Tuy vậy, các nhà hát thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội cũng không được cấp ngân sách riêng cho marketing hay truyền thông, quảng cáo mà các nhà hát phải cắt một phần nhỏ ngân sách từ dựng vở cho công việc này.

Hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các nhà hát: vì được bao cấp từ ngân sách nhà nước nên các nhà hát đều phải thực hiện các nhiệm vụ chính trị như: phục vụ các sự kiện chính trị, phục vụ đồng bào vùng sâu vùng xa, hải đảo và dựng vở theo chỉ tiêu của cơ quan chủ quản. Trên thực tế, vì lý do như không có kịch bản đạt yêu cầu nên có những nhà hát không thể hoàn thành chỉ tiêu dựng vở được giao. Bên cạnh đó, một số ít nhà hát có các chương trình biểu diễn đa dạng hơn như Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam.

Về nhân sự: các nhà hát trên địa bàn Hà Nội đều có đội ngũ nghệ sĩ, nhạc công, đạo diễn, cán bộ hành chính... cơ hữu, hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Để đảm bảo công tác biểu diễn, một số nhà hát có thêm nhân viên hợp đồng hoặc làm theo vụ việc. Về chế độ tiền lương, cán bộ lãnh đạo các

nhà hát đều cho rằng chế độ tiền lương cho nghệ sĩ quá thấp, còn nhiều bất cập. Đây được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến không tuyển dụng được cán bộ làm công tác tổ chức biểu diễn đáp ứng nhu cầu phát triển của các nhà hát.

Về cơ sở vật chất: hầu hết các nhà hát đều có rạp hay nhà hát để biểu diễn, ngoại trừ một số ít nhà hát vẫn phải thuê địa điểm để biểu diễn như Nhà hát Cải lương Việt Nam, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam và Đoàn xiếc Hà Nội. Các nhà hát đều nằm ở các quận nội thành Hà Nội. Có nhà hát nằm ở vị trí đắc địa, có nhà hát còn nằm khuất nẻo. Một số nhà hát có cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu biểu diễn, nhà hát xuống cấp, trang thiết bị âm thanh, ánh sáng cũ kỹ không đáp ứng được yêu cầu của các vở diễn. Một thực tế khác khá phổ biến là các nhà hát không có khuôn viên, không có chỗ để xe như nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam, nhà hát Múa rối Thăng Long, rạp Hồng Hà (Nhà hát Tuồng Việt Nam), rạp Chuông vàng (Nhà hát Cải lương Hà Nội). Điều này chính là một trong những rào cản đến với nghệ thuật của khán giả thủ đô vì chi phí để được thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật không chỉ là tiền mua vé mà còn là các chi phí liên quan như phí đặt mua vé, phí giao thông, phí gửi xe...

1.2.4. Sử dụng công cụ marketing trong bối cảnh các nhà hát trên địa bàn Hà Nội

Ngoại trừ Nhà hát Múa rối Thăng Long, các nhà hát trên địa bàn Hà Nội đều được cấp ngân sách nhà nước để hoạt động, để phục vụ nhiệm vụ chính trị cao cả và phục vụ nhân dân. Bên cạnh những mặt tích cực như ngân sách bao cấp giúp các nhà hát hoàn thành chỉ tiêu dựng vở và số đêm biểu diễn được cấp quản lý phân bổ, cơ chế bao cấp đã để lại một số vấn đề như: các nhà hát không năng động, trì trệ, đội ngũ nghệ sĩ và cán bộ của các nhà hát đến tháng lĩnh lương đều, hiệu quả công việc chưa cao và tạo ra một đội ngũ “công chức nghệ thuật” [19, tr.10].

Kết quả nghiên cứu cho thấy một số nhà hát không triển khai nhiều công cụ marketing là vì cơ chế chính sách, vì ngân sách không đủ cho hoạt động này, hoặc vì quy định không có ngân sách dành cho marketing, quảng bá mà chỉ có ngân sách dành cho dựng vở. Với các nhà hát trực thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội, theo quy định chỉ được làm vài cái panô, băng rôn và in vài nghìn tờ chương trình. Các nhà hát trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tự chủ hơn trong khoản ngân sách được cấp phát hàng năm.

Trên địa bàn Hà Nội, các nhà hát cấp trung ương thường được đánh giá hoặc chính các nhà hát tự đánh giá mình là “con chim đầu đàn” trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu Marketing văn hoá nghệ thuật của các nhà hát trên địa bàn Hà Nội ( toàn văn) (Trang 49 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)