Chẩn đoán nguyên nhân STLT

Một phần của tài liệu tình hình sẩy thai liên tiếp điều trị tại bệnh viện phụ sản trung ương trong 2 giai đoạn 1996 -1997 (Trang 59 - 60)

- ε= 0,1 sai lệch nghiên cứu so với thực tế

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Chẩn đoán nguyên nhân STLT

Kết quả điều trị STLT phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân, vì biết được nguyên nhân thì kết quả điều trị sẽ tốt hơn. Do vậy cần phải kết hợp khai thác tiền sử, thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng như siêu âm, xquang và một số các xét nghiệm thăm dò khác. Điều kiện nước ta còn hạn chế về kinh tế và phương tiện kỹ thuật, nguyên nhân được chẩn đoán chủ yếu ở đây là hình thái như bất thường giải phẩu ở tử cung: TC đôi, TC 2 sừng, TC có vách ngăn, TC kém phát triển, hở eo TC, tổn thương rách cổ TC, hở CTC, CTC ngắn gây STLT.

Theo bảng 3.5: số thai phụ bất thường giải phẩu ở CTC chiếm tỷ lệ 34,4%. Trong nhóm này , nhóm thai phụ có CTC ngắn chiếm tỷ lệ cao nhất 22,3%. Tiếp đến là nhóm hở eo TC 7%, TC dị dạng chiếm 2,5%, u xơ TC chiếm tỷ lệ 2%, dính buồng TC và tiền sử bóc nhân xơ TC chiếm tỷ lệ 0,6%. Kết quả này cao hơn so với Malcolm Symonds và Ian Symonds (1998), tỷ lệ STLT do bất thường giải phẩu ở TC là 15-30% [57].

Do hầu hết những thai phụ STLT không thăm khám phụ khoa để tìm nguyên nhân, vì vậy mà tỷ lệ hở eo TC và CTC ngắn trong nghiên cứu của chúng tôi cao dẫn đến tỷ lệ STLT do bất thường giải phẩu ở TC cao hơn hai tác giả trên.

Từ vấn đề trên chúng tôi đề nghị cần áp dụng siêu âm đo độ dài CTC có tính chất thường qui cho các thai phụ vào điều trị STLT, từ đó tìm ra nguyên nhân, có chẩn đoán đúng và điều trị thích hợp.

Bảng 3.5 còn cho thấy tỷ lệ STLT chưa rõ nguyên nhân chiếm tỷ lệ rất cao là 65,6%. Hai nhóm nguyên nhân này khác biệt nhau với p<0,05.

Một phần của tài liệu tình hình sẩy thai liên tiếp điều trị tại bệnh viện phụ sản trung ương trong 2 giai đoạn 1996 -1997 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)