Thông tin về xây dựng công trình

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) THÂM CANH Ở TỈNH SÓC TRĂNG VÀ TỈNH BẾN TRE (Trang 33 - 45)

Bảng 4.4Đặcđiểm ao nuôi tôm TCT thâm canh ởSóc Trăng và Bến Tre Chỉtiêu Sóc Trăng Bến Tre TB ±ĐLC NN-LN TB±ĐLC NN-LN Tổng diện tích (ha) 0,41 ± 0,14 0,2-0,6 0,43 ± 0,11 0,2-0,6 Diện tích ao nuôi (ha) 0,32 ± 0,073 0,2 – 0,4 0,33 ± 0,6 0,2 -0,4 Độsâu (m) 1,48 ± 0,04 1,3 - 1,5 1,49 ± 0,05 1,4 - 1,6 Diện tích ao lắng (%) 17,93±0,14 0- 37,5 21,46± 12,33 0-33,3 Trung bình sốvụnuôi/năm 1,67 ± 0,48 1 - 2 1,57 ± 0,5 1 – 2

Diện tích ao nuôi ở mức 0,32±0,073haở Sóc Trăng và 0,33±0,6ha ở Bến Tre, diện tích ao nuôi nhỏthích hợp trong việc nuôi tôm thẻchân trắng, bên cạnh đó với diện tích ao nuôi nhỏthì dễquản lý và chăm sóc.

Diện tích ao nuôi phù hợp sẽgóp phần không nhỏ cho quá trình chăm sóc quản lý và sự ổnđịnh của các yếu tố môi trường trong ao nuôi. Qua khảo sát mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh thì tổng diện tích đất trung bình để nuôi tôm TCT là 0,41 ± 0,14haởSóc Trăng thấp hơnởBến Tre,ở Bến Tre tổng diện tíchđất dùng để

nuôi tôm TCT thâm canh là 0,43 ± 0,11ha, trong đó nông hộ xây dựng ao nuôi có diện tích trung bình là 0,32 ha ở Sóc Trăng và 0,33 ha ở Bến Tre. Mực nước trong ao nuôi luôn có sự ổn định, độ sâu ao nuôi tôm TCT thâm canh trung bình là 1,48±0,05 m ởSóc Trăng và 1,49±0,05 mở Bến Tre, tùy theo mậtđộ thảnuôi, kích cỡ tôm TCT màđộ sâu của ao nuôiđược tăng lên hay giảm xuống cho thích hợp,độ

sâu dao động từ 1,4 m - 1,6 m . Ao lắng được nhiều nông hộ sử dụng trong quá trình lấy nước vào ao nuôi tôm TCT nhằm lắng đọng phù sa, cách ly với nguồn mầm bệnh bên ngoài, dựtrữ nước. Ao lắng chiếm 17,93±0,14% so với tổng diện tích dành cho nuôi tôm TCT ở Sóc Trăng và chiếm 21,46± 12,33% ở Bến Tre thấp hơn quy định về công trình nuôi tôm phải có diện tích ao lắng từ 25-30% (Chanratchakool, 1995).

77% 80%

Ao lắng góp phần dựtrữnước cung cấp cho các ao nuôi tôm TCT khi cần thiết, loại bỏ các sinh vật trung gian mang mầm bệnh và ổn định môi trường nước trước khi

được bơm vào ao nuôi, việc có ao lắng trong kết cấu ao nuôi tôm TCT thâm canh là

điều cần thiết. Sốnông hộkhông sửdụng ao lắng ở Sóc Trăng cao hơn những nông hộkhông sửdụng ao lắng ở Bến Tre, ởSóc Trăng có 11 nông hộkhông sửdụng ao lắng trong nuôi tôm TCT thâm canh chiếm 36,7%, nông hộcó sửdụng ao lắng là 19 hộ chiếm 63,3%. Ở Bến Tre có 7 nông hộ không sử dụng ao lắng chiếm 23,3% và có 23 nông hộcó sửdụng ao lắng chiếm 76,7%. Nông hộ không sửdụng ao lắng do diện tíchđất nuôi tôm TCT nhỏvà việc lấy nước từsông thuận lợi.

4.3.2 Cải tạo ao

Ao nuôi tôm TCT thâm canh được tiến hành bơm cạn và phơi khô, sau khi phơi khô nền đáy, loại bỏ lớp mùn bã và chất thải bằng cách nạo vét, tiến hành bón vôi, tùy theo pH đất mà liều lượng vôi CaCO3 liều lượng từ 3000-5000 kg/ha hoặc 1000-3000 kg/ha vôi CaO, tiến hành phơi nền đáy 7-10 ngày, sau đó tiền hành lấy nước vào ao nuôi qua ao lắng nếu có, nước được lấy vào chủ yếu từ các con sông, nguồn nước ít phù sa, không váng bọt, màng nhầy và không nằm trong vùng bị dịch bệnh. Sau khi lấy nước vào ao nuôi tiến hành diệt tạp bằng hóa chất là chlorine nồng độ từ30-35 ppm và bón phân gây màu nước, phânđược sử dụng là các phân

bón vô cơ như NPK, DAP, URE và phân bón hữu cơ là cám gạo, màu nước phải là màu vàng lục, nâu vàng, xanhđọt chuối vì trong giai đoạnđầu nhỏhơn 30 ngày tuổi bên cạnh thức ăn công nghiệp thì tôm ăn nhiều phiêu sinh động vật, tảo, thực vật phù du, mặt khác việc gây màu nước sẽgiảm thiểu việc tảođáy phát triển. Quađiều tra tất cả nông hộ đều cải tạo khô, nền đáy ao nuôi tôm TCTđược phơi khô sau đó

lớp bùnđáy sẽ được lấyđi bằng máy móc hoặc bằng tay.

4.3.3 Mùa vụnuôi

Mùa vụ nuôi của các nông hộbịphụthuộc vào các yếu tốcủa môi trường tựnhiên , khí hậu như nhiệt độ, ánh sáng, nắng mưa sẽ có thời gian thả nuôi khác nhau cho thích hợp tránhđược các yếu tốbất lợi vềthời tiết, dịch bệnh. Hiện nay nông hộchủ

yếu thảnuôi theo lịch thời vụ thảtôm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo.

Theo kết quả khảo sát thì thời gian thả giống tôm TCT là từ tháng 1 đến tháng 8, mỗi năm nông hộlàm 1-2 vụnuôi, vụ1 tập trung thảtôm vào tháng 2-3 dương lịch, sau một vài đợt mưa làm giảm nhiệt độ của môi trường ao nuôi. Vụ2 thả tôm vào tháng 6-7, vụ1 kết thúc tối thiểu sau 15 ngày thì mới tiến hành nuôi vụ 2. Mùa vụ

nuôi tôm TCT có ảnh hưởng rất lớnđến sựthành công trong nuôi tôm, nếu lịch thả

giống phù hợp sẽgiảm sựtácđộng của dịch bệnh, thời tiết, môi trường tácđộng lên cơ thể tôm TCT, góp phần giảm thiểu rủi ro, hạn chế chi phí sản xuất, tôm khỏe mạnh.

4.3.4 Mậtđộvà kích cỡthảgiống nuôi

Việc nuôi tôm TCT mậtđộ cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến mứcđộ đầu tưcủa nông hộ, tùy vào nguồn vốn mà nông hộ chọn nuôi với các mật độ khác nhau, mật độ

càng cao kèm theo các khoản chi phí thứcăn, thuốc, hóa chất, xửlý môi trường sẽ

tăng lên. Mặt khác việc thảnuôi với mật độ nuôi cao thì đòi hỏi việc chăm sóc, kỹ

Nhìn vào biểuđồ 4.4 ta thấy với mật độ nuôi≤80 con/m2 tỷ lệ sống tôm TCT cao hơn khi nuôi mật độ >80 con/m2, mật độ nuôi tôm TCT thâm canh ởtỉnh Sóc Trăng có tỷ lệ sống cao hơn tỷ lệ sống ở Bến Tre ở cả 2 mật độ, với mật độ nuôi tôm TCT thâm canh ≤80 con/m2 thì tỷ lệ sống của tôm TCT nuôi thâm canh là Sóc Trăng là 79% trong khi Bến Tre chỉ 71%.

Tôm thẻ chân trắng là đối tượng được nuôi với mật độ cao hơn tôm sú, tuy nhiên trước tình hình dịch bệnh và thời tiết bất thường nên mật độ được nông hộ chọn nuôi tôm TCT nằm trong khoảng từ 60- 90 con/m2, mật độ trung bình là 79±9 con/m2 ởSóc Trăng và 80±8 con/m2 ở Bến Tre thấp hơn so với kết quả điều tra của Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền (2012) với mật độ là 89,2±24,6 con/m2 và thấp hơn kết quảcủa Trần Quốc (2011) về mật độ nuôi TCT trung bình tại Bến Tre (90- 120 con/m2). Hình 4.4 Biểuđồquan hệgiữa mậtđộnuôi và tỷlệsống 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Sóc Trăng Bến Tre Mật độ ≤80 con/m2 Mật độ >80 con/m2 Tỷlệsống

77% 13% 10% 67% 4% 30% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Pl 12 Pl 13 Pl 14 Sóc Trăng Bến Tre Hình 4.6 Biểuđồtỷlệthảkích cỡtôm giống thẻchân trắng

Với mật độ ≤80 con/m2được nhiều nông hộchọn thả, 73,3% ởSóc Trăng và 70%ở

Bến Tre. Theo nhiều nông hộ cho biết với mật độ nuôi ≤80 con/m2 thì việc chăm sóc quản lý dễdàng và ít tốn kém chi phí.

Kích cỡthảgiống tôm TCT từPL 12 - PL14, pl 12 chiếm tỷlệcao nhất hơn 50% do pl 12 thích nghi nhanh với môi trường nuôi tốt, phát triển cơ thểhoàn thiện. Ở Sóc Trăng việc thảpl 12 chiếm 76,7% cao hơn Bến Tre,ở Bến Tre việc thả giống pl 12 chỉ chiếm chiếm 66,7%. Giá con giống daođộng từ75 đ/con đến 85 đ/con, giá trung bình 78,67±9đồng ởSóc Trăng và 79,5±5,31đồngởBến Tre. 73% 70% 27% 30% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Sóc Trăng Bến Tre Mật độ ≤80 con/m2 Mật độ >80 con/m2 Hình 4.5 Biểuđồ tỷlệmật độthảgiốngởtỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bến Tre Tỷlệmậtđộthả

90% 90% 10% 10% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Sóc Trăng Bến Tre Miền Trung Miền Nam

Hình 4.7 Nguồn gốc giống tôm TCTởtỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bến Tre (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đa phần người nuôi chọn con giống có nguồn gốc từcác công ty ởmiền trung, đặc biệt là ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. Vì con giống ở miền Trung cho tôm giống khỏe, ít bệnh và sức đề kháng tốt. Tỷ lệ mua con giống ở miền Trung chiếm 90% trong khi tỷ lệ mua con giống ở Miền Nam chỉ chiếm 10% ở cả hai tỉnh Sóc Trăng và Bến Tre.

4.3.5 Thứcăn

4.3.5.1 Loại thứcăn và hệsốFCR

Qua khảo sát thứcăn cho tôm TCTở các nông hộsửdụng cóđộ đạm thô từ32-40%, các loại thức ăn của công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam (CP) độ đạm thô từ

32-38%, thứcăn của công ty Uni-Prisident (UP) độ đạm khoảng 32-40% và thứcăn của công ty Thăng Long có độ đạm thô từ35-40%. Ở Sóc Trăng tỷ lệsửdụng thức

ăn của CP là 73,3% cao hơn tỷlệsử dụng thức ăn của UP và Thăng Long, tỷ lệsử

dụng thức ăn của UP chỉ 10% và tỷlệ sử dụng thứcăn Thăng Long chiếm 6,6%. Ở

Bến Tre tỷlệsửdụng thứcăn CP và UP bằng nhau, tỷlệsửdụng UP là 50% và tỷlệ

sửdụng CP là 50%. Thứcăn CP và UP được sửdụng nhiều vì chất lượng ổn định, sửdụng hiệu quả, tôm phát triển tốt, mau lớn.

Bảng 4.5 Bảng hệ số thức ăn sửdụng trong ao nuôi tôm thâm canh của CP, UP và Thăng Longở Sóc Trăng và Bến Tre FCR Sóc Trăng Bến Tre CP 1,34 1,31 UP 1,38 1,35 Thăng Long 1,33 - Ở Sóc Trăng hệ số thức ăn của thức ăn CP là 1,34, UP là 1,38 và Thăng Long là 1,33,ở Bến Tre hệsốthứcăn CP là 1,31 và UP là 1,35, hệsốthứcănở Bến Tre và Sóc Trăng thấp hơn hệsốthứcăn của tôm sú là 1,59 (Võ Văn Bé, 2007),điềuđó

cho thấy thức ăn của các công ty CP, UP và Thăng Long hiệu quả trong việc nuôi tôm thẻ chân trắng, hệ số FCR gần tương đương với kết quả điều tra của Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiển (2012) với FCR nuôi TCT thâm canh là 1,3±0,2.

4.3.5.2 Khẩu phầnăn và sốlần choăn

Khẩu phần ăn so với trọng lượng thân từ 5%-7% ở Bến Tre và Sóc Trăng. Ở Bến Tre khẩu phần ăn so với trọng lượng thân trung bình 5,53± 0,63% thấp hơn ở Sóc Trăng, ở còn Sóc Trăng khẩu phần ăn so với trọng lượng thân trung bình 5,83± 0,95%, khẩu phần cho ăn so với trọng lượng thânđược giảm dần từ đầuđến cuối vụ

thảnuôi tôm TCT.

Sốlần choăn trong một ngày qua kết quả điều tra nằm trong khoảng từ2-4 lần/ngày, cao nhất là 4 lần cho ăn/ngày và thấp nhất là 2 lần/ngày. Ở Sóc Trăng trung bình một ngày cho tôm TCTăn là 2,33±0,48 lần/ngày,ởBến Tre là 2,47 ± 0,57 lần/ngày. Giờ cho ăn vào sáng sớm và chiều mát, sáng từ 6h30-9h, chiều từ 15h-17h, tối từ

20-21h30. Khẩu phầnăn của buổi tối thấp hơn so với khẩu phần buổi sáng và buổi chiều.

4.3.5.3 Cách cho ăn

Thứcănđược rải đều từbờ ao ra 3-5m , trong khi choăn có thểchạy quạt nước hay không chạy quạt nước, chạy quạt nhằm tăng cường oxi cho ao nuôi và thứcănđược

đưa đi đều khắp ao. Bên cạnh đó một lượng thứcăn sẽ cho vào sàn ănđược bố trí trong ao, thức ăn được cho vào sàn ăn theo tỷlệ so với lượng thức ăn cho tôm ăn.

Việc bốtrí sànăn nhằm mụcđích kiểm tra lượng thứcăn có dưthừa sau khi cho ăn

để điều chỉnh lượng thức ăn cho thích hợp đồng thời kiểm tra sức khỏe của tôm. Ở

Sóc Trăng lượng thức ăn bỏ vào sàn là 31,33±6,42g/1 sàn ăn, ở Bến Tre là 29,5±7,47g/1 sànăn, sau khi choăn từ1,5-2 h thì kiểm tra sànăn.

Hình 4.8 Cách cho tôm thẻchân trắngăn

4.3.6. Chăm sóc và quản lý

Tùy vào điều kiện của từng nông hộ mà chất lượng nước được các nông hộ ở Sóc Trăng và Bến Tre kiểm tra bằng cảm quan nếu có kinh nghiệm qua nhiều năm hay các bộ test độ kiềm, độ trong bằng đĩa secchi, độ mặn bằng khúc xạ kế, đo pH thì máyđo pH , test pH,đo nhiệtđộbằng nhiệt kế.

Trong quá trình nuôi tôm TCT thâm canh tất cả các nông hộ đều không thay nước nhằm hạn chế sự lây nhiễm mầm bệnh từ bên ngoài vào ao nuôi. Nước cấp thêm trong ao nuôi được lấy từ các ao lắng đã được xử lý hoặc được lấy từ sông, tùy thuộc vào kích cỡ, số lượng của tôm trong ao nuôi mà lượng nước được cấp thêm vào cho phù hợp, nhiều chủnông hộ định kỳtừ3-7 ngày cấp nước thêm vào ao nuôi.

Ở Bến Tre có 10% nông hộ sử dụng ao nước ngầm để cấp nước thêm vào ao nuôi tôm TCT thâm canh, ao nước ngầm có độ kiềm, khoáng cao và độ mặn thấp có lợi cho mục đích hạ độ mặn trong ao nuôi tôm, rất có lợi cho quá trình phát triển của tôm TCT, tuy nhiên việc lấy nước ngầm từcác giếng bơm thường xuyên sẽlàm mất dần đi các túi nước ngầm của lòng đất nếu lấy quá mức gây sụt lún nền đất và mất nguồn nước cho sinh hoạt.

4.3.7. Thời gian nuôi và năng suất

Tôm thẻchân trắng có đặc điểm sinh trưởng nhanh, trung bình khoảng 70-90 ngày thì thu hoạch, bên cạnh đó thì giá cảthị trường sẽ ảnh hưởng đến việc xuất bán tôm của nông hộ. Kích cỡ thu hoạch là từ60 -100 con/kg. Tôm thẻchân trắng cho năng suất cao và ổn định nếu chăm sóc tốt, năng suất trung bình khi thu hoạch của tôm TCT ở Sóc Trăng là 6,96±0,93 tấn/ha với trung bình thời gian nuôi trung bình là 81,9±9,3 ngày, năng suất cao nhất là 9 tấn/ha và thấp nhất là 5,5 tấn/ha. Năng suất khi thu hoạch tôm TCT ở Sóc Trăng cao hơn Bến Tre, năng suất trung bình khi thu hoạch của tôm TCT ở Bến Tre là 6,78±0,95 tấn/ha với thời gian nuôi trung bình là 81,6±17,7 ngày, năng suất cao nhất là 9 tấn/ha và thấp nhất là 5,2 tấn/ha.

4.3.7. Thuốc và hóa chất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc sử dụng các loại thuốc và hóa chất là không thể thiếu trong quá trình từ khâu xửlý, cải tạo ao đến khâu thu hoạch và chuẩn bị cho vụnuôi sau, bên cạnh những loại thuốc hoá chất tốt vẫn còn tồn tại các loại thuốc, hóa chất kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bảng 4.6 Một sốloại thuốc và hóa chất được các nông hộsửdụng phổbiến

Công dụng Liều lượng Giá

Các loại vôi: CaO, CaCO3, Dolomite

Cải tạo ao, tăng pH,ổn

định môi trường, tiêu diệt mầm bệnh 1000-5000 kg/ha 50.000đồng/bao Cholorine Xửlý nước 30-35ppm 40.000đồng/kg Vitamin C Tăng sứcđềkháng 3-7 ml/1kg thứcăn 250.000đồng/chai Các loại chếphẩm vi sinh: Pondlus, BZT AQUA Ổnđịnh môi trường, xửlý nềnđáy. 400-500 g/ha 300.000-400.000 đồng/gói.

Hình 4.11 Một sốloại thuốc, hóa chất sửdụng trong nuôi tôm thẻchân trắng thâm canh

4.3.8. Bệnh

Dưới sựtác động của các yếu tố thời tiết và dịch bệnh ngày càng phức tạp nếu chủ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) THÂM CANH Ở TỈNH SÓC TRĂNG VÀ TỈNH BẾN TRE (Trang 33 - 45)