Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN Th.S SINH HỌC (Trang 35 - 38)

3. Những đóng góp mới của luận văn

2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Việc chỉnh lý số liệu quan sát, lập các dãy phân bố thực nghiệm, biểu đồ thực nghiệm, tính toán các đặc trưng mẫu…được xử lý đồng bộ trên máy tính theo giáo trính Toán- Tin Sinh thái của TS. Lê Xuân Cảnh (1998) [3].

- Chỉ số đa dạng: Sử dụng các công thức tình chỉ số đa dạng của

Shanon và Weiner.

- Chỉ số bình quân (E): Để tính sự đa dạng của quần xã sinh vật trong hệ sinh thái:

E = H/LogS (2.1)

Trong đó: E: là chỉ số bình quân có giá trị từ 0 đến 1

H: là chỉ số đa dạng sinh học tính theo Shanon và Weiner S: là tổng số loài của quần xã

- Xác định tổ thành loài cây: Tổ thành loài cây gỗ tái sinh được tính theo công thức:

IV% = (N% + F%) / 2 (2.2)

Trong đó: N% là tỉ lệ tổ thành và được tính theo công thức N% = 1 .100 i n i i n n = å (2.3)

F% là tần số xuất hiện loài được tính bằng % số ô có loài xuất hiện trong tổng số ô điều tra.

- Mật độ cây tái sinh: Được tính theo công thức N =

n

S x 10.000 (2.4)

Trong đó: N: là mật đô cây/ha N: là tổng số lượng cây S: là diện tích ô điều tra.

- Phân bố cây tái sinh trên mặt đất: Để tìm hiểu quy luật phân bố cây tái sinh trên mặt đất sử dụng phương pháp đo ngẫu nhiên từ 1 điểm đến 6 cây tái sinh gần nhất, khi đó phân bố Poisson được sử dụng tiêu chuẩn U của Clack và Evan để đánh giá. U tính theo công thức:

U = ( .r l0, 26136- 0, 5). n (2.5)

Trong đó: r: là giá trị bình quân khoảng cách gần nhất của n lần quan sát r: là mật độ cây tái sinh trên ha

n: là số lần quan sát

Nếu U ≤ -1,96 thì có dạng phân bố cụm Nếu U ≥ 1,96 thì có dạng phân bố đều

Nếu -1,96 < U < 1,96 thì có dạng phân bố ngẫu nhiên

- Phân bố cây theo cấp chiều cao (n/Hvn) và cấp đường kính (n/D1.3) đối với

rừng cây gỗ: Sử dụng hàm Weibull và Mayer.

Sử dụng công thức Hopman để chia cấp cự li chiều cao và cấp đường kính:

K= 2 H h N - (2.6) ; K= 3 2 D d N - (2.7)

Trong đó: H: là chiều cao nhất h: là chiều thấp nhất D: là đường kính lớn nhất d: là đường kính nhỏ nhất

Ghép số liệu để nghiên cứu quy luật phân bố n/Hvn và n/D1.3 của từng thời gian. Để lập phân bố thực nghiệm chia chiều cao và đường kính thành các cấp, mỗi cấp là 0,5m đối với chiều cao và 0,5cm đối với đường kính. Dựa vào phân bố thực nghiệm n/Hvn nắn phân bố thực nghiệm bằng phân bố lí thuyết để mô phỏng quy luật cấu trúc tần số theo hàm Weibull theo quy trình của Lê Xuân Cảnh trong giáo trình toán – tin Sinh học dùng cho cao học.

Phân bố Weibull: f x( ) b g. .X a- 1.e- a.x

=

Trong đó: β và γ là 2 tham số của hàm ( β đặc trưng cho độ lệch, γ đặc trưng cho độ nhọn).

Nếu: β = 1 thì phân bố có dạng giảm β = 3 thì phân bố có dạng đối xứng β > 3 thì phân bố có lệch phải β< 3 thì phân bố có dạng lệch trái

Tên loài được xác định theo Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, NXB TPHCM. Danh lục các loài thực vật Việt Nam tập II, NXB Nông nghiệp, 2003.

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên và huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương.

Tỉnh Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: Thành phố Bắc Giang là trung tâm chính trị - kinh tế của tỉnh và 9 huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên, Tân Yên và Hiệp Hoà. Tổng số đơn vị hành chính cấp xã là 230 xã, phường, thị trấn (Mới thành lập thêm: xã Tuấn Mậu và thị trấn Thanh Sơn (huyện Sơn Động), xã Đồng Tâm (huyện Yên Thế), thị trấn Tân Dân (huyện Yên Dũng), giải thể thị trấn Nông Trường (huyện Yên Thế).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN Th.S SINH HỌC (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w