Những đặc trưng cơ bản của thảm thực vật phục hồi sau nương

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN Th.S SINH HỌC (Trang 49 - 53)

3. Những đóng góp mới của luận văn

4.1.2. Những đặc trưng cơ bản của thảm thực vật phục hồi sau nương

theo thời gian:

Thảm thực vật phục hồi sau nương rãy được nghiên cứu trong ô định vị được bố trí tại xã Hữu Sản, huyện Sơn Động trên đất đã trồng 2 vụ lúa nương và 1 vụ sắn bỏ hoá 6 năm trên độ cao khoảng 300m, độ dốc khoảng 200, tầng đất dày khoảng 60cm, đất ẩm. Thành phần loài và cấu trúc thảm thực vật được trình bày trong bảng 4.2 và 4.3.

Bảng 4.2. Thành phần loài theo nhóm dạng sống của thảm thực vật phục hồi sau nương rãy theo thời gian

Thời gian phục

hồi (năm)

Số loài xuất hiện theo nhóm dạng sống

Cây gỗ Cây bụi Dây leo Thảo Tổng cộng

Số loài % Số loài % Số loài % Số loài % Số loài % 1-6 38 31,09 39 33,61 14 12,61 28 22,69 119 100 10-12 49 38,58 40 31,50 22 17,32 16 12,60 127 100

Bảng 4.3. Cấu trúc thảm thực vật phục hồi sau nương rãy theo thời gian Thời gian (năm) Mật độ cây gỗ (cây/ha) Mật độ cây bụi (cây/ha) Mật độ cây tái sinh (cây/ha) DTB cây gỗ (cm) HTB cây gỗ (m) HTB cây bụi (m) Đô nhiều thảm tươi 1- 6 560±108 5769±2702 6960±1760 7,7 7,4 1,5-2,6 Cop3 10-12 1292±417 3422±222 9813±2587 9,9 9,1 1,3-2,1 Sp

4.1.2.1. Thảm thực vật phục hồi sau 6 năm:

Số liệu ở bảng 4.2 và 4.3 cho thấy, thảm thưc vật phục hồi được 6 năm có khoảng 119 loài với cấu trúc 2 tầng, có độ che phủ khoảng 60%. Tầng cây gỗ có khoảng 11-12 loài, chủ yếu là những loài cây gỗ nhỏ và trung bình thường cùng tuổi, là những loài cây tiên phong ưa sáng, mọc nhanh, có chiều cao trung bình là 7,4m và đường kính trung bình là 7,7cm với mật độ khoảng 560 cây/ha, độ tàn che khoảng 30%. Những loài cây thường gặp ở đây là Thành ngạnh Cratoxxylon cochinchinensis, Thầu tấu Aporosa dioidica, Giền

Xylopia vielana, Thừng mức Wrightia tomentosa, Bông bạc Vernonia arborea, Hu đay Trema orientalis, Sau sau Liquidamba formosana, Chẹo

Engelhardtia roxburghiana

Cây gỗ tái sinh dưới tán rừng thuộc về 37 loài với mật độ khoảng 6960 cây/ha, trong đó có 26 loài thuộc các loài cây gỗ trung bình và nhỏ, cây gỗ lớn có khoảng 11-12 loài. Cây gỗ tái sinh chủ yếu thuộc về các họ Đậu

Fabaceae, Họ Dẻ Fagaceae, họ Thầu dầu Euphorbiaceae, họ Long não

Lauraceae, họ Xoan Meliaceae, họ Sim Myrtaceae, họ Hồn đào

Juglandaceae, họ Chè Theaceae, họ Du Ulmaceae, họ Mua

Melastomataceae, họ Cà phê Rubiaceae

Tầng cây bụi có khoảng 40 loài với mật độ khoảng 5769 cây/ha, có chiều cao trung bình vào khoảng 1,5-2,6m với độ che phủ vào khoảng 40%. Các loài trong nhóm cây bụi chủ yếu thuộc về các họ Thầu dầu

Euphorbiaceae, họ Bông Malvaceae, họ Sim Myrtaceae, họ Cam Rutaceae,

họ Dâu tằm Moraceae, họ Đơn nem Myrsinaceae… Những loài có số lượng cá thể lớn trong lớp cây bụi là Đơn nem Maesa perlarius, Bọ mảy

Clerodendron cyrtophyllum, C. Fortunatum, Bồ cu vẽ Breynia fructicosa, Găng Randia spinosa…

Tầng thảm tươi có khoảng 42 loài, trong đó khoảng 27 các loài cây thân thảo và 15 loài dây leo nhỏ. Các loài cây thân thảo thường gặp trong lớp thảm tươi chủ yếu thuộc về các họ Cỏ Poaceae, họ Cói Cyperaceae, họ Tổ điểu

Aspleniaceae, họ Cúc Asteraceae, họ Bòng bong Schizeaceae… Các loài thân thảo có số lượng cá thể lớn thường gặp là các loài Cỏ chỉ Eriachne chinensis, cỏ Chè vè Miscanthus floridulus, Cỏ ba cạnh Cyperus trialatus, Bòng bong

Lygodium flexuosum, L. microphyllum… Các loài cây thân leo trong lớp thảm

tươi chủ yếu thuộc về các họ Khoai lang Covolvulaceae, họ Khúc khắc

Smilacaceae, họ Trường điều Connaraceae, họ Sổ Dilleniaceae, họ Hoa hồng

Rosaceae… Những loài cây thân leo có số lượng cá thể lớn thường gặp là những loài Cậm cang Smilax davidiana, S. china, S. ferox, dây Bìm bìm Merremia

bimbim, Đùm đũm Rubus alcaefolius, Bướm bạc Mussaenda cambodiana, Chạc

chìu Tetracera scandens… Độ che phủ của lớp thảm tươi vào khoảng 40-45%

4.1.2.2. Thảm thực vật phục hồi sau 10 năm:

Loại hình thảm thực vật này được điều tra trong 10 ô tiêu chuẩn tại xã Hữu Sản, huyện Sơn Động. Thành phần loài và cấu trúc thảm thực vật được trình bày trong bảng 4.2 và 4.3. Những số liệu ở bảng này cho thấy loại hình thảm thực vật này thường có cấu trúc 2 tầng với độ che phủ đến 100% với 127 loài thực vật. Tầng cây gỗ có khoảng 15-16 loài với chiều cao trung bình khoảng 9,1m, đường kính trung bình 9,9cm với mật độ khoảng 1292 cây/ha, độ tàn che của tầng cây này vào khoảng 60%. Các loài cây thường gặp trong tầng cây gỗ chủ yếu là những Chẹo E. roxbirghiana, Lim xẹt Peltophorum pterocarpum, Bông bạc V. Arborea, Thầu tấu A. dioica, Dẻ đỏ Lithcarpus

ducampii, Sơn rừng Toxicodendron succedanea, Kháo vàng Machilus bonii,

Sau sau L. formosana, Bứa Garcinia oblongifolia, Xoan đào Prunus

Cây gỗ tái sinh dưới tán rừng thuộc về 49 họ, trong đó có 19 loài cây gỗ lớn, mật độ cây tái sinh vào khoảng 9813 cây/ha. Các họ thường gặp trong lớp cây gỗ tái sinh là họ Đậu Fabaceae, họ Dâu tắm Moraceae, họ Bồ hòn

Sapindaceae, họ Bứa Clusiaceae, họ Xoài Anacardiaceae, họ Trám

Burseraceae, họ Dầu Dipterocarpaceae, họ Dẻ Fagaceae, họ Hồ đào

Juglandaceae, họ Long não Lauraceae, họ Sim Myrtaceae, họ Hoa hồng

Rosaceae

Tầng cây bụi có khoảng 40 loài, có chiều cao trung bình từ 1,3 đến 2,1m, với mật độ vào khoảng 3422 cây/ha, độ che phủ vào khoảng 20%. Các loài cây bụi chủ yếu thuộc về các họ Trúc đào Apocynaceae, họ Đơn nem

Myrsinaceae, họ Cam Rutaceae, họ Thầu dầu Euphorbiaceae, họ Chè

Theaceae, họ Thanh thất Simaroubaceae, họ Vai Daphniphyllaceae… Các

loài có số lượng cá thể lớn thường gặp là Phèn đen Phyllanthus reticulatus, Bổ béo đen Goniothalamus vietnamensis, Súm Eurya sp., Trọng đũa Ardisia montana, A. lindleyana, Găng R. spinosa, Sầm Memecylon scutellatum, Cứt chuột Brucea javanica

Trong tầng thảm tươi có khoảng 16 loài cây thân thảo, chủ yếu thuộc về các họ Cỏ Poaceae, họ Cói Cyperaceae, họ Cúc Asteraceae, họ Đậu

Fabaceae, họ Rau dền Amaranthaceae, họ Tổ điểu Aspleniaceae, họ Gai

Urticaceae, họ Gừng Zingiberaceae… Các loài thường gặp là Cỏ ba cạnh C.

trialatus, Sa nhân Amomum xanthioides, Cỏ lác Cyperus cephalatus, Cỏ lá tre

Centosteca latifolia, Cỏ rác Panicum sarmentosum, Cỏ lông nương Polytrias indica, Vảy ốc Alysicarpus vaginalis, Cao cẳng Ophiopogon dracaenoides, cỏ Hương bài Dianella ensifolia… Các loài cây thân leo trong tầng này có khoảng 22 loài với một số loài thường gặp, có số lượng cá thể lớn là Chạc chìu T. scanden, Cậm cang S. davidiana, S. china, S. ferox, Sâm nam Milletia speciosa, Dây ông lão Clematis armandii, Dây cao su Pottsia laxiflora, Dây

ruột gà Clematis chinensis, Khế rừng Rourea microphylla, dây Mấu Bauhinia bracteata, Chè dây Ampelopsis cantoniensis, dây Gắm Gnetum latifolium

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN Th.S SINH HỌC (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w