3. Những đóng góp mới của luận văn
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu thảm thực vật
2.4.1.1. Phân chia quá trình tái sinh tự nhiên theo thời gian phục hồi
Chọn đối tượng nghiên cứu theo các thời gian bỏ hóa kế tiếp nhau. Mỗi khoảng thời gian phục hồi, các thảm thực vật tái sinh có các đặc trưng về tổ thành loài cây, mật độ, độ che phủ và chất lượng cây tái sinh khác nhau.
Đối tượng nghiên cứu là rừng cây gỗ tái sinh tự nhiên trên đất thoái hóa trung bình, quá trình phục hồi của thảm thực vật rừng được chọn theo thời gian bỏ hóa:
- Thời gian bỏ hóa 1-3 năm - Thời gian bỏ hóa 4-6 năm - Thời gian bỏ hóa 7-9 năm - Thời gian bỏ hóa 10-12 năm
Thời gian bỏ hóa được xác định qua điều tra phỏng vấn trực tiếp các chủ hộ trước đây đã canh tác trên mảnh nương đó nay đã bỏ hóa, kết hợp với phỏng vấn các trưởng thôn, các cán bộ lâm trường, các cán bộ kiểm lâm qua đó để hiểu rõ lịch sử canh tác nương rãy.
2.4.1.2. Phương pháp điều tra
Trong nghiên cứu điều tra và nghiên cứu tá sinh rừng một trong những phương pháp được các tác giả áp dụng là điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn (OTC)
• Điều tra sơ bộ theo tuyến (Điều tra trên diện rộng):
Lập các tuyến đi song song cắt ngang qua môi trường nghiên cứu. Cự li giữa các tuyến100m, bề rộng tuyến 2m. Chia các tuyến điều tra thành các phân đoạn dài 4m (mỗi phân đoạn là một ô dạng bản).
Một số chỉ tiêu nghiên cứu thảm thực vật trong các OTC và ô dạng bản:
Độ che phủ (Coverage) của thảm thực vật.
Cấu trúc không gian của thảm thực vật theo chiều thẳng đứng (sự phân tầng của thảm thực vật).
Xác định kiểu phân bố của cây gỗ trên mặt đất bằng phương pháp
Trắc nghiệm sinh học(Biometry).
Thành phần, tần số (Frequency), độ phong phú (Abundance) của các loài, thành phần các kiểu dạng sống (life form) của cây gỗ.
Chúng tôi tiến hành lập một số tuyến điều tra đi qua các điểm nghiên cứu, lấy mẫu trên tuyến đi, cứ 100m là một ô tiêu chuẩn diện tích 400m2.
Địa điểm nghiên cứu: tại xã An Bá và xã Hữu Sản, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
• Điều tra chi tiết theo ô tiêu chuẩn(Quadrat):
Tại mỗi địa điểm nghiên cứu, căn cứ vào điều kiện thực tế và mục đích nghiên cứu, chúng tôi đã đặt ngẫu nhiên 10 OTC có diện tích 400m2
(20x20m) để điều tra rừng cây gỗ phục hồi sau nương rãy và OTC có diện tích 16m2 (4x4m) để điều tra tái sinh đối với cây bụi, cây thân thảo như sơ đồ hình 2.1:
20m
Ô dạng bản (S=16m2)
20m
Ô tiêu chuẩn (S=400m2)
Hình 2.1: Cách bố trí các ô đạng bản trong các ô tiêu chuẩn
OTC được lập bằng địa bàn cầm tay và thước dây với sai số khép kín là 1/200.
• Thu thập số liệu:
Trong mỗi OTC điều tra thu thập các số liệu sau:
- Khảo sát các yếu tố tự nhiên: độ cao tương đối, hướng phơi, độ dốc, lịch canh tác nương rãy, thời gian bỏ hóa.
- Đo đếm toàn bộ những cây có đường kính cách mặt đất 1,30m- D1.3
về các chỉ tiêu sau: Xác định tên cây, đo D1.3 bằng thước đo đường kính với độ chính xác 0,1cm. Đo chiều cao cây (Hvn) bằng thước dây hoặc thước sào với độ chính xác 0,1m.
4m 4m
- Đo khoảng cách cây tái sinh: ứng dụng phương pháp ô 6 cây của Thomasius, mỗi thời gian phục hồi rừng chọn 36 điểm ngẫu nhiên để đo khoảng cách từ 1 cây tái sinh ngẫu nhiên tới 6 cây tái sinh gần nhất.
- Đo đếm cây tái sinh trong ô dạng bản: xác định tên loài cây, đếm cây tái sinh có trong ô dạng bản thống kê theo loài, đo chiều cao vút ngọn (Hvn).
Các cây tái sinh được chia theo các tiêu chí khác nhau:
+ Theo cấp chiều cao: Cấp I (< 0,5m); Cấp II (0,6-1,0,m); Cấp III (1,1- 1,5m); Cấp IV (1,6-2,0m); Cấp V (2,0-2,5m); Cấp VI (2,6- 3,0m); Cấp VII (> 3,0m).
+ Theo cấp phẩm chất:
Cây tốt (A): Là những cây có tán lá phát triển đều đặn, tròn, xanh biếc, thân tròn thẳng, không bị khuyết tật, không bị sâu bệnh.
Cây trung bình (B): Là những cây có tán lá bình thường, ít khuyết tật.
Cây xấu (C): Là nhưng cây có tán lá lệch, lá tập trung ở ngọn, sinh trưởng kém, khuyết tật nhiều và bị sâu bệnh.
+ Theo nguồn gốc tái sinh: chồi, hạt.
- Độ che phủ: xác định bằng mắt thường và ước tính tỉ lệ % diện tích mặt đất bị thảm cây gỗ che phủ. Độ tàn che tính theo chỉ số phần mười.
- Đánh giá độ nhiều của thảm tươi, cây bụi, xác định theo Drude được trình bày ở bảng 2.1 (dẫn theo Thái Văn Trừng, 1970, [40]):
Bảng 2.1: Ký hiệu độ nhiều của thực bì theo Drude
(Theo Thái Văn Trừng, 1970)
Ký hiệu Đặc điểm thực bì
Cop 3 Số cá thể của loài rất nhiều, chiếm 65-85% diện tích Cop 2 Số cá thể của loài nhiều, chiếm 45-65% diện tích
Cop 1 Số cá thể của loài tương đối nhiều, chiếm 25-45% diện tích
Sp Số cá thể của loài mọc rải rác phân tán, chiếm dưới 25% diện tích Sol Một vài cây cá biệt, chiếm dưới 5% diện tích
Gr Chỉ có một cây duy nhất