Mức độ biến dạng cánh mũi

Một phần của tài liệu đánh giá vai trò tạo hình chữ z ở trên đường viền da - môi đỏ trong phương pháp millard mổ khe hở môi (Trang 38 - 80)

Bảng 3.5: Tỷ lệ biến dạng cánh mũi

Biến dạng cánh mũi Số lượng Tỷ lệ

Biến dạng nhiều 25 83% Biến dạng ít 5 17% Tổng số 30 100% 17% 83% xẹp nhiều xẹp ít

Qua bảng 3.5 cho thấy có sự biến dạng cánh mũi rất lớn trong khe hở môi . Tỷ lệ biến dạng gây xẹp cánh mũi nhiều chiếm 83% (25/30 trường hợp), biến dạng gõy xẹp cánh mũi ít chiếm 17% (5/30 trường hợp)

3.2.3. Cầu da (Simonart’s band) ở khe hở môi toàn bộ Bảng 3.6: Tỷ lệ cầu da ở KHM TB KHM TB Số bệnh nhân Tỷ lệ Có cầu da 6 20% Không có cầu da 24 80% Tổng số 30 100% 20% 80% có cầu da không có cầu da Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ cầu da ở KHM TB

Qua bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ còn cầu da ở nghiên cứu của chúng tôi chiếm 20% (6/30 trường hợp), tỷ lệ khe hở môi không có cầu da chiếm 80% (24/30 trường hợp)

3.2.4.Tổn thương khe hở cung răng kèm theo

Bảng 3.7: Tỷ lệ khe hở cung răng kèm theo

Khe hở môi Số bệnh nhân Tỷ lệ

Kèm khe hở cung răng 26 87%

Không kèm khe hở cung răng 4 13%

Tổng 30 100%

13%

87%

kèm KH cung răng không kèm KH cung răng

Biểu đồ 3.7: Khe hở cung răng kốm theo

Qua bảng 3.7 cho thấy tỷ lệ khe hở môi kốm khe hở cung răng rất cao chiếm 87% (26/30 trường hợp), tỷ lệ khe hở môi đơn thuần ít chiếm 13% (4/30 trường hợp)

3.2.5.Tổn thương khe hở vòm miệng kèm theo

Bảng 3.8: Tỷ lệ khe hở vòm miệng kèm theo

Khe hở môi Số bệnh nhân Tỷ lệ

Kèm khe hở vòm miệng 22 73%

Không kèm khe hở vòm miệng 8 27%

27%

73%

kèm KHVM không kèm KHVM

Biểu đồ 3.8: Khe hở vòm miệng kốm theo

Qua bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ khe hở môi kốm khe hở vòm miệng chiếm 73% (22/30 trường hợp). Tỷ lệ khe hở môi chiếm 27% (8/30 trường hợp), trong đó 4 trường hợp khe hở môi kốm khe hở cung răng đơn thuần

3.3. Đỏnh giá kết quả sau phẫu thuật

3.3.1. Đánh giá kết quả gần

3.3.1.1.Lành thương sau PT

Bảng 3.9: Tỷ lệ lành thương sau PT

Lành thương sau PT Số lượng Tỷ lệ (%)

Liền thương tốt 28 93%

Bục một vài mũi chỉ 0 0%

Tụ máu, bầm tím 2 7%

Nhiễm trùng vết mổ 0 0%

93% 0% 7% 0% 0% 20% 40% 60% 80% 100%

liền tốt bục vài mũi chỉ

tụ máu, bầm tím

nhiễm trùng vết mỗ

Biểu đồ 3.9: Lành thương sau PT

Qua bảng 3.9 cho thấy lành thương sau phẫu thuật chiếm tỷ lệ cao 93% (28/30 trường hợp), chỉ có 7% (2/30 trường hợp) bị bầm tớm môi trên sau phẫu thuật do không cầm mỏu kỹ trước khi khõu đóng vết mổ. Không có trường hợp nào bị bục chỉ, nhiễm trùng vết mổ.

3.3.1.2.Tình trạng vạt sau PT

Bảng 3.10: Tình trạng vạt sau PT

Tình trạng vạt Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

Các vạt da được nuôi dưỡng tốt 30 100%

Đầu vạt bị hoại tử 0 0%

Vạt bị hoại tử 0 0%

Tổng số 30 100%

Qua bảng 3.10 nhận thấy các vạt da được nuôi dưỡng tốt 100%, không có trường hợp nào đầu và vạt bị hoại tử

3.3.2.Đánh giá kết quả xa

Tất cả những bệnh nhõn này đều được hẹn tái khám lại sau 6 tháng, nhưng do đa số bệnh nhõn được mổ theo chương trình phẫu thuật nhõn đạo, bệnh nhõn ở vùng sõu, vùng xa, điều kiện kinh tế cũng như đi lại khó khăn. Những trường hợp như vậy chúng tôi gởi thư mời yêu cầu bệnh nhõn gởi ảnh về cho chúng tôi để đánh giá kết quả. Số bệnh nhõn được khám lại sau 6 tháng là 24 trường hợp, có 3 trường hợp chúng tôi đánh giá trên ảnh do bệnh nhõn gới về

3.3.2.1. Chiều cao da môi

Bảng 3.11: Kết quả chiều cao da môi

Chiều cao môi Số lượng Tỷ lệ (%)

Tốt 19 70,37%

Khá 8 29,63%

Kém 0 0%

Tổng số 27 100%

Qua bảng 3.11 cho thấy tỷ lệ phục hồi chiều cao da môi cõn xứng hai bên là 70,37%, tỷ lệ chênh lệch chiều cao môi bên bệnh so với môi lành là 29,63%. Trong đó tỷ lệ môi bên bệnh ngắn hơn bên lành là 18,52% (5 trường hợp), môi bên bệnh dài hơn môi bên lành là 11,11% (3 trường hợp). Không có trường hợp nào chiều cao da môi chênh lệch > 2mm

3.3.2.2. Đường viền da - môi đỏ (Cung Cupidon)

Bảng 3.12: Kết quả đường viền da - môi đỏ

Cung Cupidon Số lượng Tỷ lệ (%)

Tốt 21 77,78%

Khá 6 22,22%

Kém 0 0%

Tổng số 27 100%

Qua bảng 3.12 cho thấy tỷ lệ phục hồi đường viền da - môi đỏ liên tục là 77,78% (21/27 trường hợp), có 22,22% (6/27 trường hợp) đường viền da - môi đỏ chênh lệch ≤ 2mm so với bên lành. Trong đó có 5 trường hợp cung Cupidon bị hếch, 1 trường hợp bị lệch. Không có trường hợp nào có sự chênh lệch trên 2mm 3.3.2.3. Làn môi đỏ Bảng 3.13: Kết quả làn môi đỏ Làn môi đỏ Số lượng Tỷ lệ (%) Tốt 14 51,85% Khá 11 40,74% Kém 2 7,41% Tổng số 27 100%

Qua bảng 3.13 cho thấy độ dày làn môi đỏ đều đặn chiếm tỷ lệ 51,85% (14/27 trường hợp). 40,74% (11/27 trường hợp) có sự chênh lệch ≤ 2mm, trong đó bên môi KH dày hơn bên môi lành là 33,33% (9 trường hợp), môi bên KH mỏng hơn bên lành là 7,41% (2 trường hợp). Có 2 trường hợp môi bên KH dày hơn môi bên lành > 2mm, chiếm tỷ lệ 7,41%

3.3.2.4.Chiều dài môi:

Bảng 3.14: Kết quả chiều dài môi

Chiều dài môi Số lượng Tỷ lệ (%)

Tốt 24 90%

Khá 3 10%

Kém 0 0%

Tổng số 27 100%

Qua bảng 3.14 cho thấy kết quả đạt chiều dài môi cõn xứng hai bên chiếm tỷ lệ 90% (24/27 trường hợp), có 3 trường hợp môi bên KH ngắn hơn bên môi lành ≤2mm chiếm tỷ lệ 10%. Không có trường hợp nào chênh lệch chiều dài môi > 2mm

3.3.2.5.Sẹo môi

Bảng 3.15: Kết quả sẹo môi

Sẹo môi Số lượng Tỷ lệ (%)

Tốt 22 81,48%

Khá 3 11,11%

Kém 2 7,41%

Qua bảng 3.15 cho thấy tỷ lệ sẹo môi đạt kết quả tốt (sẹo mờ, mềm mại, khó nhận thấy) là 81,48% (22/27 trường hợp), khá là 11,11%. Có hai trường hợp bị sẹo lồi, trong đó một trường hợp sẹo ở nền mũi, trường hợp cũn lại sẹo lồi toàn bộ vết mổ (7,41%) . Sẹo do tạo vạt chữ Z ở đường viền da - niêm mạc có kết quả tốt

3.3.2.6.Chiều rộng nền mũi

Bảng 3.16: Kết quả chiều rộng nền mũi

Chiều rộng nền mũi Số lượng Tỷ lệ (%)

Tốt 21 77,78%

Khá 6 22,22%

Kém 0 0%

Tổng số 27 100%

Qua bảng 3.16 cho thấy tỷ lệ đạt được chiều rộng nền mũi cõn đối ở bên môi lành và bên KH môi là 77,78% (21/27 trường hợp). Tỷ lệ chênh lệch ≤ 2mm là 22,22% (6/27 trường hợp), trong đó có 5 trường hợp chiều rộng nền mũi bên KH môi rộng hơn bờn mụi lành (18,51%), chỉ có một trường hợp chiều rộng nền mũi hẹp hơn (3,71%). Không có trường hợp nào chênh lệch > 2mm

3.3.2.7.Kích thước lỗ mũi

Bảng 3.17: Kích thước lỗ mũi

Kích thước lỗ mũi Số lượng Tỷ lệ (%)

Tốt 11 40,74%

Khá 16 59,26%

Kém 0 0%

Tổng số 27 100%

Bảng 3.17 cho thấy số bệnh nhõn có kích thước lỗ mũi đều nhau sau phẫu thuật chiếm 40,74% (11/27 trường hợp). 59,26% (16/27 trường hợp) cũn lại chênh lệch kích thước lỗ mũi ≤ 2mm, những trường hợp này đều có lỗ mũi hẹp hơn so với bên lành. Không có trường hợp nào chênh lệch hai bên > 2mm

3.3.2.8.Viền cánh mũi:

Bảng 3.18: Kết quả viền cánh mũi

Viền cánh mũi Số lượng Tỷ lệ (%)

Tốt 12 44,44%

Khá 15 55,56%

Kém 0 0%

Tổng số 27 100%

Qua bảng 3.19 cho thấy viền cánh mũi được phục hồi tốt (đều so với bên lành) là 44,44% (12/27 trường hợp), tỷ lệ cánh mũi bị xẹp so với bên lành ≤ 2mm là 55,56% (15/27 trường hợp). Không có trường hợp nào cánh mũi bị xẹp > 2mm

3.3.2.9. Chiều cao chân cánh mũi

Bảng 3.19: Kết quả chiều cao chân cánh mũi

Chiều cao chân cánh mũi Số lượng Tỷ lệ (%)

Tốt 20 74,07%

Khá 7 25,93%

Kém 0 0%

Tổng 27 100%

Qua bảng 3.20 cho thấy tỷ lệ chiều cao chõn cánh mũi đều so với bên lành sau phẫu thuật là 74,07% (20/27 trường hợp). Tỷ lệ chênh lệch ≤ 2mm là 25,93% (7/27 trường hợp), trong đú chân cánh mũi thấp hơn so với bên lành là 22,22% (6 trường hợp), chân cánh mũi cao hơn so với bên lành là 3,71% (1 trường hợp). Không có trường hợp nào cánh mũi chênh lệch so với bên lành > 2mm

3.3.2.10.Đỉnh mũi Bảng 3.20: Kết quả dỉnh mũi Đỉnh mũi Số lượng Tỷ lệ (%) Tốt 24 90% Khá 3 10% Kém 0 0% Tổng số 27 100%

Qua bảng 3.18 cho thấy sự phục hồi đỉnh mũi sau phẫu thuật đạt kết quả tốt chiếm 90% (24/27 trường hợp), 10% (3/27 trường hợp) đạt kết quả khá. Không có trường hợp nào đỉnh mũi chênh lệch so với đường giữa > 2mm

3.4.Kết quả sau PT

Kết quả tạo hình khe hở môi bằng phương pháp Millard cải tiến Bảng 3.21: Kết quả tạo hình khe hở môi

Kết quả Số bệnh nhân Tỷ lệ % Tốt 18 66,67% Đạt 9 33,33% Không đạt 0 0% 66.67% 33.33% 0% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Tốt Đạt Không đạt

Biểu đồ 3.10: Kết quả sau phẫu thuật

Qua bảng 3.21 cho thấy kết quả sau 6 tháng phẫu thuật đạt kết Tốt theo tiêu chuẩn của William cải tiến (tổng số điểm ≥ 16) là 66,67%. Tỷ lệ đạt kết quả Đạt ( tổng số điểm ≥ 10 và < 16) là 33,33%. Như vậy 100% trường hợp bệnh nhõn khe hở môi một bên toàn bộ được phẫu thuật bằng phương pháp Millard cải tiến trong nghiên cứu của chúng tôi đều đạt kết quả Đạt trở lên, không có trường hợp nào Không đạt

Chương 4

BÀN LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU

4.1.1. Về giới tính

Qua nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nam chiếm 63%, nữ chiếm 37% (bảng 3.1). Theo các tác giả Drillien, Ingram, Walkingson thì tỷ lệ nam bị dị tật KHM TB thay đổi từ 60% - 80% [16]

Nghiên cứu của Wantia (2002) có tỷ lệ nam:nữ là 1,4:1. Ông cho rằng vẫn cũn rất ít hiểu biết về lý do tại sao có sự khác biệt về tỷ lệ giữa hai giới và chưa có nghiên cứu nào đi sõu giải thích hiện tượng này [71]

Kết quả của chúng tôi tương tự với các kết quả nghiên cứu của các tác Mai Đình Hưng, Lê Văn Trang, Becker, German [6], [18], [25], [26], [34]

Bảng 4.1. So sánh phõn bố giới tớnh với kết quả của một số tác giả khác

Tác giả Số bệnh nhân Nam (%) Nữ (%)

Mai Đình Hưng (1972) 1697 54,2 43,8

Nguyễn Chí Thanh (2003) 35 57 43

Lê Văn Trang (2007) 85 52,9 47,1

Thomson (1995) 85 61 39

Becker (1998) 25 60 40

Chúng tôi (2009) 30 63 37

4.1.2. Về bên bị khe hở môi

Qua 30 bệnh nhõn có 23 trường hợp KHM Trái chiếm 77%, 7 trường hợp KHM Phải chiếm 23%. Như vậy khe hở bên trái chiếm đa số

Theo Mai Đình Hưng, trung bình khe hở môi bên trái nhiều gấp hai lần bên phải. Tuy nhiên nguyên nhõn của hiện tượng này vẫn chưa có tác giả nào giải thích được một cách thoả đáng.[9], [18], [21], [26], [56]

Kết quả này tương tự với các tác giả Nguyễn Chí Thanh (2003), Lê Văn Trang (2007), Thomson (1995), Becker (1998)

Bảng 4.2:So sánh phõn bố vị trí với kết quả của một số tác giả khác

Tác giả Số bệnh nhân Bên trái (%) Bên phải (%)

Mai Đình Hưng 1679 69,6 30,4

Nguyễn Chí Thanh 35 77 23

Lê Văn Trang 85 69,4 30,6

Thomson 85 71 29

Becker 25 56 44

Chúng tôi 30 77 23

4.1.3. Tuổi phẫu thuật

Ở bảng 3.3 cho thấy số bệnh nhõn được mổ môi từ 4 - 6 tháng là 2/30 trường hợp (7%), số bệnh nhõn được mổ dưới 1 tuổi là 24/30 trường hợp (80%).

Nghiên cứu của Nguyễn Chí Thanh (2003) tỷ lệ trẻ mổ môi từ 6 tháng đến 2 tuổi là 74,28% [16], Lê Đức Tuấn (2004) số khe hở môi được tạo hình kỳ đầu là 32,3% [19]. Cũn theo Lê Văn Trang (2007) tỷ lệ mổ môi dưới 1 tuổi là 72,9% [18]. Trên thế giới ở các nước phát triển, trẻ bị dị tật được mổ môi từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 sau sinh. Becker (1998) nghiên cứu 25 trường hợp, tuổi mổ trung bình là 4,6 tháng [25]. Muraoka (1998) mổ lúc trẻ 3 tháng tuổi [45]

Estes, Hedrick đã tiến hành mổ khe hở môi sớm ngay trong bào thai hay ngay sau khi sinh, tuy nhiên vẫn chưa thấy lợi ích của việc can thiệp sớm này [32], [36].

Hiện nay phần lớn các phẫu thuật viên đều chủ trương mổ khe hở môi trong khoảng từ 3-6 tháng sau khi sinh theo “quy tắc 10” [26], [28], [65] :

Trẻ ≥ 10 tuần tuổi

Cõn nặng ≥ 10 pounds ( ≥ 4,53 kg) Gớa trị Hemoglobin ≥ 10mg/dl

Như vậy, qua nghiên cứu cho thấy ở nước ta tỷ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh được phẫu thuật ngày càng sớm, độ tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 9,4 tháng. Trường hợp mổ sớm nhất là 5 tháng, muộn nhất là 21 tháng, không có trường hợp nào trên 2 tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi.

4.1.4. Tỷ lệ khe hở môi toàn bộ một bên kèm theo khe hở vòm miệng, khe hở cung hàm hở cung hàm

Theo thống kê của chúng tôi (bảng 3.8) tỷ lệ khe hở môi toàn bộ một bên kốm theo khe hở vòm miệng chiếm 73% (22 trường hợp), 27% khe hở môi không có khe hở vòm miệng (8 trường hợp). Trong 8 trường hợp không có khe hở vòm miệng này có 4 trường hợp khe hở môi có kốm theo khe hở cung hàm.

Nguyễn Chí Thanh (2003) tỷ lệ khe hở môi kốm khe hở vòm miệng là 57%, Lê Văn Trang (2007): 52,9%, Wantia (2002): 65% [71]

Theo báo cáo của Arosanera (2007) thì tỷ lệ khe hở môi kốm khe hở vòm miệng từ 68% - 86% [22].

Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ khe hở môi kốm theo khe hở vòm miệng ở nghiên cứu chúng tôi cao hơn so với các tác giả trong nước và nước ngoài, có thể do nghiên cứu của chúng tôi diễn ra trong thời gian ngắn, số lượng bệnh nhõn ít, đối tượng là những trường hợp khe hở môi toàn bộ.

Bảng 4.3: Thống kê của một số tác giả về khe hở vòm miệng kốm theo Tác giả Số bệnh nhân Tỷ lệ KHM kèm KH vòm miệng Tỷ lệ KHM đơn thuần Nguyễn Chí Thanh (2003) 35 57% 43%

Lê Văn Trang (2007) 85 52,9% 47,1%

Tsukada (1993) 1198 50,8% 49,2%

Chúng tôi 30 73% 27%

4.1.5. Mức độ biến dạng mụi-mũi

Lúc đầu khi xõy dựng kế hoạch nghiên cứu chúng tôi cố gắng tỡm cách lượng hoá các tổn thương như đo độ rộng của khe hở, xác định mức độ biến dạng của cánh mũi (độ doóng rộng, độ xẹp, xoắn vặn), đo chênh lệch môi đỏ ở bờ trong và bờ ngoài khe hở...Tuy nhiên chúng tôi thấy thật khó đo đạc chớnh xác do tớnh chất phức tạp, đa dạng của tổn thương, việc xác định các mốc chuẩn cũn gặp khó khăn và chúng tôi chưa tỡm ra được các tiêu chí để đánh giá các biến dạng này một cách cụ thể. Do vậy một số tiêu chuẩn đánh gớa tổn thương mới dừng lại ở mức độ định tớnh như đánh giá mức độ biến dạng cánh mũi.

Tỷ lệ cánh mũi biến dạng nhiều theo nhận xét của chúng tôi là 83%, biến dạng ít là 17%. Chúng tôi nhận thấy những trường hợp khe hở môi kốm theo khe hở vòm miệng sụn cánh mũi bị doóng rộng, xoắn vặn làm biến dạng cánh mũi nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của sụn mũi. Những trường hợp biến dạng ít là những trường hợp khe hở môi đơn thuần và khe hở môi cũn cầu da

Tỷ lệ khe hở môi cũn cầu da trong nghiên cứu của chúng tôi là 20%. Theo Omar Gabriel (2005) tỷ lệ có cầu da ở bệnh nhõn khe hở môi là 31,2%,

tác giả nhận thấy rằng những trường hợp cũn cầu da giúp ngăn chặn những biến dạng cánh mũi do hạn chế sự phát triển của khe hở cung hàm [53]

Riêng chiều cao gờ nhõn trung chúng tôi tiến hành đo chiều cao trước mổ để đánh giá chênh lệch giữa bên lành và bên bệnh để có kế hoạch dùng các vạt phục hồi chiều cao thiếu hụt này

Bảng 3.4 cho thấy chênh lệch chiều cao gờ nhõn trung bên lành và bên bệnh khá lớn. Có 37% trường hợp bên bệnh ngắn hơn bên lành ≥ 4mm, 63% trường hợp ngắn hơn < 4mm.

Theo Nguyễn Chí Thanh (2003) tỷ lệ thiếu hụt ≥ 4mm là 42,85%, Lê Văn Trang (2007) tỷ lệ thiếu hụt ≥ 4mm là 36,5%. Tỷ lệ của chúng tôi tương tự với nghiên cứu với các tác giả trên.

4.2. Kết quả phẫu thuật bằng phương pháp Millard kết hợp với tạo hình chữ Z ở đường viền da - môi đỏ. chữ Z ở đường viền da - môi đỏ.

4.2.1. Kết quả sớm sau mổ

4.2.1.1. Những biến chứng sớm sau mổ

Trong 30 bệnh nhõn mà chúng tôi nghiên cứu không có trường hợp nào bị nhiễm trùng, chảy mỏu sau mổ hay toác vết mổ. Điều này đạt được là do

Một phần của tài liệu đánh giá vai trò tạo hình chữ z ở trên đường viền da - môi đỏ trong phương pháp millard mổ khe hở môi (Trang 38 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)