Xét trên bình diện quốc tế, nếu khẳng định được vai trò vốn đã có rất rõ ràng như năng lượng cho nền kinh tế tri thức của cà phê, một cơ chế hiệp hội mạnh của các quốc gia xuất khẩu cà phê. Có thể so sánh đó như một OPEC của nền kinh tế tri thức. Cuộc khủng hoảng lương thực và tiêu dùng trên thế giới cho chúng ta thấy dường như Việt Nam chưa nhận ra và biến phát huy các điểm mạnh của mình, quyền lực của mình đối với các mặt hàng nông sản. Giờ là gạo, muối, tương lai cũng có thể là cà phê, ca cao, tiêu, điều,…
Việc chủ động liên có chiến lược dài hạn và liên kết với các quốc gia xuất khẩu khác để tạo thành liên minh đủ mạnh, tạo ra năng lực đàm phán cao hơn, bảo vệ được tính ổn định của các sản phẩm nông sản vì lợi ích của đất nước, của người nông dân, của người tiêu dùng, của nhà sản xuất trước những hoạt động đầu cơ và các rủi ro thị trường khác là chiến lược lâu dài cần bắt tay thực hiện càng sớm càng tốt.
Để hình thành được một liên minh các nước, các nền kinh tế xuất khẩu cà phê, ngoài việc kết nối và liên kết với các nước trồng và xuất khẩu cà phê chính như Brazil, Indonesia, Columbia,.. liên minh này cần công nghệ, và tài chính của các quốc gia như Nhật Bản, Ixarel, Singapore,.. cùng tham gia. Vị thế quốc gia Việt Nam, “quyền lực mềm” của Việt Nam cũng có thể được gia tăng nhiều từ những liên minh quốc tế như vậy. Bởi, xét về bản chất, đây là lần đầu tiên, Việt Nam chúng ta có thể “xuất khẩu” được ý tưởng, tư tưởng,
triết lý ra với thế giới; và có thể chủ động hình thành các liên minh toàn cầu để phục vụ cho các ý tưởng, tư tưởng, quan điểm mới về cà phê rộng hơn, sâu hơn các quan điểm cũ, một quan điểm mới được phát xuất từ Việt Nam.
III.Chính sách của Chính phủ cho ngành cà phê Việt Nam
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để hình thành hệ thống giao dịch, ký, gửi cà phê đảm bảo đầy đủ tính pháp lý, công khai, minh bạch, tạo điều kiện mang lại nhiều giá trị hơn cho người trồng cà phê. Mở rộng và nâng cấp hệ thống thông tin chuyên ngành để giúp cho người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả.
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách, hỗ trợ xúc tiến thương mại, khuyến khích xuất khẩu thông qua Hiệp hội ngành hàng. Chuyển từ chính sách can thiệp thị trường, trợ cấp xuất khẩu sang hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế, như: thành lập các trung tâm giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài, tham gia hội chợ, triển lãm, quảng bá sản phẩm.
- Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê thành lập Quỹ xúc tiến thương mại, Quỹ bảo hiểm ngành hàng để thực hiện các chương trình quảng cáo kích cầu cà phê trong nước và khắc phục rủi ro trong sản xuất – kinh doanh, đặc biệt trước những biến động tiêu cực của thị trường cà phê thế giới.
- Tổng dự toán vốn đầu tư toàn xã hội để thực hiện Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh cà phê Việt Nam đến 2015 là 32.759 tỷ đồng.
Trong đó, nguồn vốn được phân bổ:
+ Từ Ngân sách nhà nước, tập trung chủ yếu cho đầu tư kết cấu hạ tầng (giao thông, thủy lợi, phục vụ sản xuất, hỗ trợ xây dựng hạ tầng thương mại…); nghiên cứu khoa học, khuyến nông, xúc tiến thương mại: 469 tỷ đồng, chiếm 1,5 %;
+ Từ nguồn tài trợ ODA cho đầu tư cải tạo, thâm canh, thực hiện sản xuất an toàn, bền vững: 13.705 tỷ đồng, chiếm 41,8%;
+ Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp và nông dân: 18.585 tỷ đồng, chiếm 56,7%.
- Về Tổ chức thực hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Sở Nông nghiệp và PTNT, Hiệp hội, Tổng công ty thực hiện đề án.
KẾT LUẬN
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là sản phẩm quan trọng thu nhiều ngoại tệ góp phần cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mặc dù cây cà phê trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, nhưng nó luôn là cây công nghiệp mũi nhọn. Việc đẩy mạnh hoạt động thâm nhập thị trường cà phê quốc tế luôn là mối quan tâm, là mục tiêu lâu dài của chúng ta.
Tuy nhiên trong thời gian qua, việc phát triển sản xuất cà phê một cách quá nhanh, đồng thời với sự biến động mạnh của giá cả thị trường cà phê thế giới, làm cho chúng ta đang gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế đó đòi hỏi chúng ta phải có những chính sách, kế hoạch đúng đắn nhằm hạn chế những khó khăn, đưa ngành cà phê Việt Nam thực sự trở thành một ngành hàng kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
Đề tài “ Giải pháp cho việc thâm nhập thị trường quốc tế của các
doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam" đã căn cứ vào thực trạng của
ngành cà phê trong thời gian qua từ đó nêu lên sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Marketing thương mại quốc tế.
Chủ biên: PGS.PTS Nguyễn Duy Bột, Th.S Nguyễn Quỳnh Chi, Th.S Trần Văn Hòe.
2.Giáo trình Marketing quốc tế.
3.Giáo trình nghiên cứu Marketing quốc tế. PGS.TS Nguyễn Viết Lâm 4. http://vicofa.org.vn. Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam
5. http://www.baomoi.com
6. http://www.vietrade.gov.vn/ca-phe
7. www.moit.gov.vn/ Trang tin điện tử Bộ Công Thương - Vietnam Ministry of Industry and Trade.
8. www.customs.gov.vn Hải quan Việt Nam
9. www. trungnguyen .com.vn Tập đoàn Trung Nguyên. 10. www.gso.gov.vn Tổng cục thống kê