Khấu hao tài sản cố định là một yếu tố có liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn cố định. Việc trích đúng, đủ mức khấu hao theo quy định về công tác khấu hao sẽ góp phần phản ánh đúng thực chất hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Như chúng ta đã biết, trong quá trình quản lý và sử dụng tài sản cố định, tài sản cố định luôn bị hao mòn cả hữu hình và vô hình. Giá trị hao mòn được dịch chuyển dần vào giá trị sản phẩm qua hình thức khấu hao. Sau khi sản phẩn được tiêu thụ, số tiền khấu hao được trích lại và tích lũy thành quỹ khấu hao tài sản cố định.
Bảng 2.10. Tình hình trích lập, sử dụng và quản lý quỹ khấu hao của công ty năm 2012
Đơn vị: triệu đồng
Nhóm TSCĐ
Nguyên giá
TSCĐ Số đã khấu hao Giá trị còn lại Tài sản % NG Số tiền % NG Số tiền % NG Nhà cửa vật kiến trúc 12.136,7 18,09 6.811,7 51,13 5.325 48,87 Máy móc thiết bị 48.218,4 71,87 31.971,4 66,30 16.247 33,70 Phương tiện vận tải 6.735,9 10,04 4.660,9 69,20 2.075 30,80
Tổng số 67.091 100 43.444 64,75 23.647 35,25
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hằng năm
Nguyên giá TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh là 67.091 triệu đồng, đã khấu hao lũy kế 43.444 triệu đồng (64,75%) so với nguyên giá, giá trị còn lại là 23.647 triệu đồng tương ứng (35,25%). Trong đó:
- Nhà cửa vật kiến trúc: Nguyên giá là 12.136,7 triệu đồng chiếm tỉ trọng 18,09% trong tổng số TSCĐ. Khấu hao 51,13% và giá trị còn lại là 18,87% so với nguyên giá.
- Máy móc thiết bị: Là TSCĐ quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chiếm tỉ trọng cao là 71,87% trong tổng TSCĐ của công ty, khấu hao được 66,3% và giá trị còn lại chỉ còn 33,7%.
- Phương tiện vận tải: Đây cũng là một phần không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trong thời buổi kinh tế thị trường việc giao hàng đến tận nơi tiêu thụ là rất quan trọng, cho nên việc thay thế và sửa chữa các phương tiện vận tải phải thường xuyên.
Công ty đã lựa chọn phương pháp khấu hao tuyến tính cố định (khấu hao đường thẳng). Khấu hao cho hoạt động sản xuất được phân bổ vào chi phí, cho hoạt động phúc lợi chỉ tính hao mòn mà không trích khấu hao. Theo phương pháp
này thời gian sử dụng TSCĐ được xác định căn cứ vào tuổi thọ kỹ thuật và tuổi thọ kinh tế của TSCĐ có tính đến sự lạc hậu, lỗi thời của TSCĐ do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, mục đích sử dụng và hiệu quả sử dụng.
+ Ưu điểm của phương pháp khấu hao này có ưu điểm là việc tính toán đơn giản, tổng mức khấu hao của TSCĐ được phân bổ đều đặn trong các năm sử dụng và không gây ra sự đột biến trong giá thành sản phẩm hàng năm.
+ Nhược điểm là trong nhiều trường hợp không thu hồi vốn kịp thời do không tính được hết sự hao mòn vô hình của TSCĐ.