Bảng 2.7. Kết cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty
Đơn vị: triệu đồng Năm 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Tỷ lệ (%) Chênh lệch 2012/2011 Tỷ lệ (%) Nợ phải trả 30.499 27.775 23.585 -2.724 -8,93 -4.190 -15,09 Nợ ngắn hạn 28.840 23.578 14.010 -5.262 -18,24 -9.568 -40,58 Nợ dài hạn 1.659 4.197 9.575 2.538 152,98 5.378 128,14 Vốn CSH 15.357 18.420 22.705 3.063 19,94 4.285 23,26 Vốn CSH 15.315 15.318 15.446 25 0,16 128 0,84
Nguồn kinh
phí khác 42 102 259 53 126,19 157 165,26
Tổng nguồn
vốn 45.858 46.195 46.290 337 0,74 95 0,2
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hằng năm
Nhìn chung năm 2012 vốn chủ sở hữu của công ty Việt Hưng tăng 4.285 triệu đồng tương ứng với 23,26% so với năm 2011. Ngoài ra qua bảng số liệu ta còn thấy nguồn vốn kinh doanh của công ty được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn vay. Tuy nhiên, trong năm 2012 nợ phải trả có xu hướng giảm 15,09% so với năm 2011. Điều này chứng tỏ khả năng trả nợ của công ty tương đối tốt do công ty đã rất nỗ lực đối phó với tình hình khó khăn chung của nền kinh tế năm qua. Công ty đã đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả để thích nghi với thị trường cạnh tranh đầy gay go, khốc liệt; mặt khác, công ty cũng không ngừng tăng vốn chủ sở hữu để tăng khả năng trả nợ và tránh những rủi ro không ngờ đến, đồng thời khẳng định thế mạnh của công ty trước các đối thủ cạnh tranh và bạn hàng. Tuy nhiên, để khắc phục những khó khăn của thị trường công ty đã phải bỏ ra rất nhiều chi phí cho công tác nghiên cứu các chính sách kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Qua số liệu thực tế em thấy, cơ cấu vốn cố định chiếm một tỷ lệ cao. Điều này rất quan trọng vì nó không chỉ giúp cho công ty trang trải mọi chi phí, nâng cấp TSCĐ, mua sắm thiết bị mới, ngoài ra nó còn giúp công ty tạo được thế lực trong cạnh tranh. Nhất là khi đang có rất nhiều công ty sản xuất bao bì carton được thành lập.
Bảng 2.8. Cơ cấu nguồn hình thành vốn cố định của công ty
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010
So sánh 2012/2011 Số % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
tiền Tổng VCĐ 27.53
4 100 30.481 100 34.021 100 2.947 10,7 3.540 11,6 Vốn CSH 7.286 26,46 9.142 30 13.257 39 1.856 25,5 4.115 45 Vốn vay 20.248 73,54 21.339 70 20.764 61 1.091 5,3 -575 -2,7
Nguồn: Phòng kế toán thống kê tài chính công ty
Qua bảng số liệu ta thấy vốn cố định được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn vay tuy nhiên tỷ trọng vốn chủ sở hữu lại tăng lên qua các năm, đặc biệt là năm 2012 tăng 4.115 triệu đồng trong khi tỷ trọng vốn vay lại có xu hướng giảm và giảm rõ rệt từ 70% trong tổng vốn cố định năm 2011 xuống còn 61% năm 2012. Điều này cho thấy công ty đã chú trọng nâng cao nguồn vốn chủ sở hữu và có kế hoạch trả nợ tương đối tốt.
Như vậy với việc phân tích cơ cấu vốn cố định cũng như tình hình biến động của nó theo nguồn hình thành và theo mối quan hệ tỷ trọng trong TSCĐ, cho chúng ta thấy với những đặc điểm về kinh tế kỹ thuật của sản xuất, trình độ quản lý, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, chiến lược phát triển của công ty thì cơ cấu vốn cố định khá hợp lý. Điều này đã được thể hiện thông qua các chỉ số cơ cấu hiện tại mà ngay cả trong xu hướng đầu tư. Với thành quả này sẽ có tác động tốt đến hiệu quả sử dụng vốn cố định trong thời gian kế tiếp. Tuy nhiên, yếu tố cơ cấu luôn biến động, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan, do vậy đòi hỏi ban lãnh đạo phải có những chỉ đạo sát sao để thiết lập và duy trì cơ cấu vốn cố định hợp lý, tối ưu.