Suy hao đường truyền và pha đinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng báo hiệu số 7 trong GSM (Trang 35 - 37)

e. Trung tâm khai thác và bảo dưỡng

2.5.1. suy hao đường truyền và pha đinh.

Suy hao đường truyền là quá trình mà ở đó tín hiệu thu yếu dần do khoảng cách giữ máy di động và trạm gốc ngày càng tăng. Đối với không gian tự do: Là không gian giữ anten phát T(x) và anten thu R(x) không có vật cản, với một anten cho trước thì mật độ công suất thu tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách (d) giữa T(x) và R(x).

Suy hao không gian tự do: Ls ≈ d2 . f2 .

Hay: Ls = 32,4 + 20logf + 20logd (dB) Trong đó: Ls: Suy hao trong không gian tự do. f: Tần số làm việc (MHz).

d: Khoảng cách giữa anten thu và anten phát (km). Do mặt đất không lý tưởng, cường độ tín hiệu trung bình giảm tỷ lệ với đại lượng nghịch đảo của khoảng cách luỹ thừa bậc 4 (d4). Tuy nhiên vấn đề này không gây trở ngại đối với hệ thống vô tuyến tổ ong, vì khi

mất liên lạc ta phải thiết lập một đường truyền mới qua một trạm gốc khác.

Trong thực tế, giữa trạm di động và trạm gốc thường có chứa trướng ngại vật như: đồi núi, toà nhà….Điều nay dẫn đến hiệu ứng che khuất làm giảm cường độ tín hiệu thu. Khi di động cùng với máy di động cường độ tín hiệu giảm và tăng cho dù giữa anten T(x) và R(x) có hay không có trướng ngại vật. Đây là một loại pha đinh. Các chỗ “giảm” được gọi là chỗ trũng pha đinh. Loại pha đinh do hiệu ứng che tối gây ra được gọi là pha đinh chuẩn loga.

Do vậy độ thuê bao ở các thành phố lớn, đòi hỏi phải có nhiều trạm thu phát gốc. Việc sử dụng trạm di động ở thành phố gây ra hiệu ứng nhiều tia và được gọi là pha đinh nhiều tia hay pha đinh Raileght. Hiệu ứng này sẩy ra khi tín hiệu truyền nhiều đường từ anten phát đến anten thu do tín hiệu bị phản xạ nhiều đường. Điều này nghĩa là tín hiệu thu có thể là tổng của nhiều tín hiệu giống nhau nhưng khác pha. Khi ta cộng các tín hiệu này như là cộng các vectơ, có thể có vectơ gần bằng không, nghĩa là cường độ tín hiệu gần bằng không, đây là chỗ trũng pha đinh nghêm trọng.

Khoảng thời gian giữa hai chỗ trống pha đinh phụ thuộc cả vào tốc độ chuyển động cũng như tần số phát.

Độ nhạy máy thu là mức tín hiệu thấp nhất mà máy thu có thể thu được. Do pha đinh sẩy ra trên đường truyền nên để đường truyền dẫn không bị gián đoạn thì giá trị trung bình chung phải lớn hơn độ nhạy máy thu một lượng (dB) bằng chỗ trũng pha đinh mạnh nhất, chẳng hạn Y(dB). Khi đó ta cần dự trữ pha đinh Y (dB).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng báo hiệu số 7 trong GSM (Trang 35 - 37)