Các đường báo hiệu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng báo hiệu số 7 trong GSM (Trang 58 - 61)

L ớp I a ớp Ib ớp II 50bit 132bit 78bit

3.3.5. Các đường báo hiệu.

Các đường dữ liệu được gọi tên theo chức năng, vị trí kết nối các điểm báo hiệu trên mạng. Không có sự khác nhau thực chất trong mạng mà chỉ khác nhau về loại bản tin mà nó truyền đi với cách thức quản lý mạng tác động đến nó. Tất cả các đường báo hiệu CCS7 được nối với nhau bằng các đường dữ liệu báo hiệu với tốc độ 56kbps (theo tiêu chuẩn bắc Mỹ) hoặc 64kbps (theo tiêu chuẩn Châu Âu), với tốc độ 4,8kb/s (là của Nhật Bản). Các đường báo hiệu là hai chiều, sử dụng cả phát và thu kép để thực hiện truyền dẫn đồng thời. Trong đó tập hợp các đường báo hiệu nối trực tiếp hai điểm báo hiệu liền kề với nhau được gọi là cụm (Link set). Khi một đường báo hiệu trong một cụm bị lỗi thì thiết bị chuyển mạch sẽ chuyển lưu lượng trên đường báo hiệu bị lỗi sang đường báo hiệu khác trong cùng một cụm. Trong đó tối đa một cụm là 16 đường báo hiệu. Ngoài các đương báo hiệu, cụm báo hiệu thì trong mạng báo hiệu số 7 còn phân biệt tuyến báo hiệu (Signalling-Route) bao gồm việc định tuyến báo hiệu từ một điểm báo hiệu này đến một điểm báo hiệu bất kỳ trong mạng. Trong quá trình hoạt động nếu một tuyến báo hiệu nào đó bị lỗi thì sẽ được thay thế bằng một tuyến khác ngay lập tức để đảm bảo các bản tin báo hiệu luôn đến đích an toàn. Mỗi một đích là một địa chỉ có trong bảng tạo tuyến của một nút mạng.

Tập hợp các tuyến báo hiệu cho phép kết nối hai điểm bất kỳ trong mạng gọi là cụm tuyến (Route Set).

Hình 3.7. Sáu loại hình báo hiệu dùng trong CCS7.

Đường truyền báo hiệu kiểu A (Asccess Link).

STP STP STP STP STP STP STP SCP SCP A A C D D E A B B C C A A F E

Đường kết nối giữa SSP với STP hay kết nối giữa SCP với STP đường này dùng để truy cập vào đường truyền dữ liệu trong mạng thông qua STP. Do trong mạng báo hiệu CCS7 các điểm báo hiệu thường được thiết kế theo kiểu dự phòng nên tại một điểm báo hiệu thường có ít nhất hai đường báo hiệu kiểu A được kết nối với một cặp STP là 32 đường.

• Đường truyền báo hiệu kiểu B (Bridge Link).

Đường B dùng để nối một cặp STP dự phòng này tới một cặp STP dự phòng khác. Mỗi cặp STP này có thể có tối đa là 8 đường báo hiệu kiểu B.

Đường truyền báo hiệu kiểu C (Cross link).

Đường C dùng để nối các cặp STP trong một cặp STP dự phòng. Khi

mạng làm việc bình thường thì các đường truyền kiểu C chỉ làm nhiệm vụ truyền đi các bản tin quản lý mạng giữa STP. Khi có hiện tượng tắc nghẽn trong mạng mà chỉ còn mỗi đường truyền báo hiệu kiểu C thì lúc này các bản tin trong mạng mới có thể được phép truyền trên đường báo hiệu này.Tối đa kiểu C gồm 8 đường để nối giữa STP trong một cặp. • Đường truyền báo hiệu kiểu D (Diagonal link).

Đường truyền báo hiệu kiểu D dùng để kết nối cặp STP ở mức cơ bản với một cặp STP ở mức thứ cấp. Chỉ khi có sự phân cấp về mạng thì mới có đường này. Nhiệm vụ của nó giống như kiểu đường B, số lượng lớn

nhất là cho phép kết nối cặp STP với một cặp STP ở mức cao hơn 8 đường.

Đường truyền báo hiệu kiểu E (Extended Link).

Đường truyền báo hiệu kiểu E dùng để kết nối một cặp STP ở xa (Remote STP) với một cặp SSP. Khi một cawp STP bị tắc nghẽn thì đường này làm nhiệm vụ truyền bản tin báo hiệu thay cho đương kiểu A để đảm bảo việc thông suốt tín hiệu báo hiệu. Số đường truyền báo hiệu kiểu E có thể đấu tới đích STP ở xa là 16 đường.

Đường truyền báo hiệu kiểu F (Fully Associated Link).

Việc truyền bản tin giữa hai tổng đài với lưu lượng lớn khi đó lưu lượng truyền bản tin giữa hai SSP là lớn thì lúc đó giữ hai SSP sẽ được nối bằng đường báo hiệu kiểu F cho phép truyền bảm tin trực tiếp với nhau, hoặc khi SSP không thể kết nối được với STP thì cũng thiết lập đương kiểu F. Đường này cho phép thâm nhập vào cơ sở dữ liệu trong mạng CCS7.

Khi thiết lập đường tới STP hơi khó khăn thì chỉ có các thủ tục thiết lập, giải phóng cuộc gọi giữa hai tổng đài mới truyền trên đường báo hiệu kiểu này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng báo hiệu số 7 trong GSM (Trang 58 - 61)