Báo hiệu giữa MS và BTS.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng báo hiệu số 7 trong GSM (Trang 92 - 95)

L ớp I a ớp Ib ớp II 50bit 132bit 78bit

F CK L II S NI BS N B B

3.4. Báo hiệu giữa MS và BTS.

Hình 4.2. Báo hiệu giữa MS và BTS.

Lớp báo hiệu 1:

Còn gọi là lớp vật lý trình bày các chức năng cần thiết để truyền các luồng bít trên các kênh vật lý ở môi trường vô tuyến. Lớp này giao diện với quản lý tiềm năng vô tuyến. Giao diện này gửi đi liên quan đến ấn định kênh vật lý (thâm nhập ngẫu nhiên) cũng như các thông tin hệ thống gồm các kết quả đo, lớp này cũng giao diện với: bộ mã hoá tiếng, bộ tích ứng đầu cuối để đảm bảo các kênh lưu lượng. Lớp 1 bao gồm các chức năng sau:

- Sắp xếp các kênh logic lên các kênh vật lý.

- Mã hoá kênh và sửa lỗi FEC (Forrward Error Correction: sửa lỗi trước)

LAPDm Báo hiệu Lớp 1 RR MM CM LAPDm Báo hiệu Lớp 1 Radio OSI Lớp1 Lớp2 Lớp3 BTS MS

- Mã hoá kênh để phát hiện lỗi CRC (Cyclic Redundance Check: Kiểm tra phần dư mã vòng)

- Mật mã hoá.

- Chọn ô ở chế độ rỗi.

- Thiết lập các kênh vật lý dành riêng.

- Đo cường độ trường của các kênh dành riêng và cường độ trường của các trạm gốc xung quanh.

- Thiết lập định trước thời gian và công suất theo điều khiển của mạng. Các cổng mà lớp này cung cấp dịch vụ cho lớp 2 được gọi là các điểm thâm nhập dịch vụ. Tuỳ theo các bản tin ngắn, bản tin của lớp đường truyền mà các cổng khác nhau.

Lớp báo hiệu 2:

Mục đích của lớp báo hiệu 2 là cung cấp đường truyền tin cậy giữa trạm di động và mạng. Mỗi kênh điều khiển logic được dành riêng một phần tử giao thức. Giao thức của lớp này là LAPDm không chứa các chức năng kiểm tra không cần thiết (như kiểm tra tổng thì lớp 1 đă làm rồi) để phù hợp với truyền dẫn vô tuyến để đạt được hiệu suất lớn hơn trong việc tiết kiệm phổ tần. Các bản tin LAPD có độ dài 249 byte do đó được phân đoạn: lớp vật lý và lớp đường truyền là 23 byte đối với BCCH, CCCH, SDCH, FACH. Còn đối với SACH là 21 byte.

Ở giao diện này chỉ quản lý một phần tiềm năng vô tuyến RR gồm các chức năng thiết lập duy trì và giải phóng đấu nối các tiềm năng trên các kênh điều khiển dành riêng. Các chức năng lớp này bao gồm:

- Thiết lập chế độ mật mã.

- Thay đổi kênh dành riêng khi vẫn ở ô cũ. - Chuyển giao từ ô này đến ô khác.

- Định nghĩa lại tần số (sử dụng cho nhảy tần).

Các bản tin này gần như truyền trong suốt qua BTS đến BSC. • Quản lý di động MM:

Lớp này liên quan đến di động và thuê bao như: - Nhận thực.

- Ấn định lại TMSI (nhận dạng trạm di động tạm thời). - Nhận dạng trạm di động bằng các yêu cầu IMSI hay IMEI.

Trạm di động có thể thực hiện dời mạng IMSI để thông báo không với tới trạm này vì thế các cuộc gọi vào sẽ được mạng chuyển hướng hoặc chặn, chứ không tìm gọi di động. Các bản tin tới MM được truyền trong suốt đến MSC.

Quản lý nối thông CM:Bao gồm 3 phần tử:

- Điều khiển cuộc gọi (CC) cung cấp các chức năng điều khiển cuộc gọi ISDN, các thủ tục, chức năng được cải tiến để phù hợp với môi trường truyền dẫn.

- Bảo đảm các dịch vụ bổ xung không liên quan đến cuộc gọi như: chuyển hướng cuộc gọi khi không có trả lời, đợi gọi.

- Bảo đảm dịch vụ bản tin ngắn cung cấp các giao thức giữa mạng và trạm di động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng báo hiệu số 7 trong GSM (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w