0
Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Sự thay đổi trong chiến lược Marketing Mix của Starbucks phù hợp với văn hóa uống cà phê của người Việt:

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ VIỆT NAM (CẤP ĐỘ CÁ NHÂN) (Trang 43 -46 )

văn hóa uống cà phê của người Việt:

a. Product

Người Việt vốn chỉ quen với hai loại cà phê đen đá và sữa đá có đường với hương vị cà phê mạnh nên sẽ thấy khó uống cà phê theo phong cách Ý của Starbucks. Trong đó giới trẻ vốn chưa định hình được khẩu vị mới dễ dàng thay đổi và chấp nhận những cái mới. Để thích nghi Starbucks cố gắng địa phương hóa sản phẩm của mình cho phù hợp với hành vi tiêu dùng cà phê của người Việt:

Thức uống đặc trưng của cửa hàng Starbucks tại Việt Nam là Asian Dolce Latte – món cà phê cổ điển đang được yêu thích tại cửa hàng đầu tiên với sự pha trộn cảm hứng cà phê đậm đà tại đây.

Starbucks sử dụng rất nhiều các hương liệu tự nhiên như: hoa hồi, quế, gừng, tiêu, ca cao, cam, chanh, húng quế.. là phong cách phù hợp với “gia vị” ở Việt Nam.

b. Price

Với tâm lý sính ngoại của người Việt, Starbucks hiểu rằng người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao để được thưởng thức cà phê “ngoại” đẳng cấp quốc tế. Starbucks đang định vị mình ở phân khúc cao cấp với chiến lược định giá cao so với thu nhập trung bình của người Việt Nam (giá cho mỗi cốc cà phê từ 85.000 đồng đến 150.000 đồng). Bù lại khi đến đây bạn sẽ nhận được một không gian sang trọng, thoải mái cùng với sự phục vụ chuyên nghiệp của nhân viên.

Là chuỗi quán cà phê địa điểm là yếu tố cực kì quan trọng trong thành công đối với Starbuck. Họ am hiểu rất rõ tập quán sinh hoạt và giao lưu bạn bè của người Việt nên đã có các điều chỉnh riêng cho thị trường này:

Tại TP. HCM người dân có thể đi từ quận này sang quận khác để uống cà phê, tán gẫu với bạn bè vì vậy chiến lược của Starbucks tại đây là đầu tư từng cửa hàng.

Tại Hà Nội người dân thích đến một địa điểm gần nhất nên trong cùng một tháng họ khai trương đến ba cửa hàng tại trung tâm Hà Nội nhằm tạo sự tiện lợi và gần gũi cho khách hàng.

d. Promotion

Cũng dựa vào tâm lý sính ngoại của người Việt, hãng cà phê từ Mỹ này có sự ra mắt ấn tượng tại thị trường Việt Nam bằng phong cách truyền thống đoàn người xếp hàng dài chờ được phục vụ tại ngày khai trương. Điều này kích thích sự tò mò và tạo nên hiệu ứng đám đông.

e. People

Hiểu được sự khác nhau giữa hành vi tiêu dùng cà phê của người Việt với các thị trường khác, đặc biệt ở hương vị cà phê đậm đà và không gian uống cà phê. Starbucks đã đào tạo được trên 200 nhân viên pha cà phê tại Việt Nam. Ngoài việc pha chế thành thạo hàng chục nghìn món đồ uống theo đúng gu, đội ngũ này còn giúp khách hàng trải nghiệm không gian uống cà phê ưa thích.

f. Process

Ở New York (Mỹ), nhịp sống sôi động và mọi người có thói quen rẽ vào quán cà phê mua mang đi làm, hoặc vừa lái xe vừa uống. Starbucks bán hàng theo cách thức phù hợp là tăng tỷ lệ bán theo hình thức di chuyển (take away), trong khi đó thói quen uống cà phê của người Việt Nam là được tận hưởng không gian, trò chuyện giao lưu nên Starbucks cố gắng giảm bán take away, tạo cho khách hàng không gian ngồi thưởng thức để có thể làm việc, truy cập internet…

g. Physical Enviroment

Người Việt không chỉ thưởng thức cà phê, họ còn muốn dành nhiều thời gian trò chuyện, giao lưu và tận hưởng những thứ xung quanh. Bởi vậy khi đến Việt Nam, Starbucks đã phải nhanh chóng điều chỉnh để thích nghi. Ví dụ, họ trang bị thêm ổ cắm điện, đường truyền internet và không gian thoải mái.

4. Kết luận

Như vậy, khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam, Starbucks đã thay đổi hàng loạt các yếu tố như hương vị sản phẩm, phong cách phục vụ… nhằm thích ứng với hành vi tiêu dùng của người dân Việt Nam.

PHẦN V. KẾT LUẬN

Như chúng ta đã thấy, việc nghiên cứu văn hóa cá nhân giữ một vai trò quan trọng trong việc xây dựng doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của các công ty. Hơn hết, đối với các công ty nước ngoài tại Việt Nam, nghiên cứu này cần thiết hơn khi sự khác biệt văn hóa giữa các nước dẫn đến sự khác biệt trong hành vi, ứng xử khiến cho nhiều công ty gặp rất nhiều khó khăn.

Hiểu rõ cách ứng xử văn hóa để dễ dàng hòa nhập, đáp ứng và phát triển. Hiểu rõ mong muốn của nhân viên để có cách làm việc phù hợp, phát huy được năng lực của họ mà đến lợi ích cao nhất cho tổ chức. Hiểu rõ người tiêu dùng từ góc độ hành vi, văn hóa cá nhân để đáp ứng nhu cầu phù hợp với thị trường và thị hiếu người tiêu dùng nhưng không đi lệch đi những chuẩn mực chung của địa phương. Không phải có một sản phẩm tốt, chất lượng là có thể kinh doanh. Một điều quan trọng không kém là sản phẩm đó phải đáp ứng được nhu cầu, phù hợp với văn hóa và người tiêu dùng chấp nhận nó. Trường hợp này xảy ra tương tự trong hoạt động nội bộ của tổ chức. Đó là những điều cốt yếu làm nên sự thành công của các công ty đang hoạt động tại Việt Nam.

PHẦN VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

http://kenhtuyensinh.vn/viet-nam-co-hon-100000-du-hoc-sinh-qua-cac-nuoc

http://neu.com.vn/viet-nam-nam-trong-top-5-nuoc-co-so-luong-sinh-vien-dong-nhat-tai- uc

http://www.danluan.org/tin-tuc/20091212/quyen-luc-cai-toi-va-thoi-gian http://www.danluan.org/tin-tuc/20090213/nam-chieu-van-hoa-hofstede-va-danh-gia- ve-viet-nam http://m.doanhnhansaigon.vn/online/the-gioi-quan-tri/goc-nhin-quan- tri/2014/05/1081527/quan-ly-hieu-suat-doanh-nghiep-chua-tin-vao-so-lieu/ http://www.lapdoanhnghiep.net/tin-tuc/379-van-hoa-doanh-nghiep-viet-nam-hien-nay- thuc-trang-va-giai-phap#.VARCJJOVO2U http://luatminhkhue.vn/quan-tri/thuc-trang-tranh-chap-trong-doanh-nghiep-viet- nam.aspx http://careerbuilder.vn/vi/hiringsite/vi-sao-nhan-vien-thieu-tinh-than-hop- tac.35A4EA2A.html http://www.lamsao.com/cach-len-day-cot-tinh-than-cho-nhan-vien-p214a25158.html http://www.cic32.com.vn/Tin-Tuc/Nguoi-Viet-xau-xi-o-diem-nao.Detail.314.aspx

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ VIỆT NAM (CẤP ĐỘ CÁ NHÂN) (Trang 43 -46 )

×