Xét theo giá trị:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hoá Việt Nam (cấp độ cá nhân) (Trang 38 - 41)

a. Nhu cầu thành tựu cá nhân:

“Cứ là mình tại sao phải nghĩ”- thông điệp ngắn gọn và xúc tích của SPRITE. Thông điệp đã đánh đúng tâm lý sống của giới trẻ. Tinh thần “cứ là mình” đầy mạnh mẽ là tố chất sẵn có của giới trẻ, SPRITE đã đánh đúng nhu cầu muốn thể hiện của giới trẻ Việt Nam.

SPRITE đã dựa trên nhu cầu thành tựu cá nhân của giới trẻ Việt Nam để tung ra chiến dịch này.

b. Nhu cầu về sự hỗ trợ (sự cần thiết của các mối quan hệ):

Trong nhiều năm quá, Nestle Việt Nam đã thực thi một chuỗi các dự án CSR, điển hình là giúp nông dân Việt Nam trồng cà phê bền vững theo mô hình 4C (gồm Common - chung, Code – bộ qui tắc, Coffee – cà phê và Community – cộng đồng). Nông dân không chỉ được tập huấn cách canh tác hiện tại, có năng suất cao hơn, tạo ra các sản phẩm thân thiện môi trường mà các sản phẩm đều được bao tiêu hết với giá cao hơn thị trường. Cách làm CSR của Nestle VIệt Nam không chỉ mang lại cho doanh nghiệp sản phẩm tốt mà tất cả mọi người nằm trong quy trình sản xuất đều hưởng lợi.

Cách làm này của Nestle dựa trên nhu cầu về việc hỗ trợ của người Việt rất cao.

c. Nam tính:

Quảng cáo bia Heineken – thương hiệu bia của Hà Lan – định hướng theo phong cách mạnh mẽ, cá tính, thường lấy hình ảnh của người đàn ông thích sự thử thách, mới lạ đầy cá tính. Trong khi đó, quảng cáo bia Việt Nam lấy hình ảnh những người đàn ông cùng uống bia với nhau, giao lưu, gắn kết tình anh em. Điều đó thể hiện tính nữ cao trong cộng đồng người Việt.

d. Sự tham công tiếc việc:

Nhiều dự án triệu USD ở khu kinh tế Dung Quất bị thu hồi. 11 dự án ở các huyện miền núi ở Quãng Ngãi đã tạm ứng 42.6 tỷ đồng nhưng các nhà thầu không thực hiện hoặc thực hiện không hết các hạn mục theo số vốn đã ứng. Điển hình là dự án DOOBON Việt Nam do công ty DOOBON Việt Nam (Hàn Quốc) đầu tư 28 triệu USD bị thu hồi vốn sau một thời gian đầu tư. Việc chậm trễ các hạng mục đã khiến các nhà đầu tư nản lòng. Điều này khiến các nhà đầu tư có phần e dè trong việc quyết định đầu tư và cần có sự đảm bảo từ nhiều bên liên quan.

e. Quyền sở hữu:

Coca cola in tên người dùng lên vỏ lon. Chiến dịch kích thích sự tò mò, cá nhân hóa sản phẩm. Chương trình truyền thông đã cực kỳ thành công chỉ sau ít ngày.

Chiến lược này được xây dựng dựa trên văn hóa cá nhân, người Việt đề cao sự sở hữu cá nhân. Chiến lược này đã đánh đúng tâm lý của họ.

f. Chủ nghĩa độc đoán:

Người Việt Nam thường đề cao vai trò của mình. Khi ý kiến và quan điểm không được sự đồng thuận của mọi người thì thường có thái độ tiêu cực, bất hợp tác, ảnh hưởng đến tiến trình công việc.

2. Xét theo nhận thức của sự thực hành:

a. Chuyên môn:

P&G Việt Nam chú trọng phát triển năng lực của đội ngũ nhân viên Việt Nam thông qua các chương trình huấn luyện thường xuyên, tạo môi trường làm việc cởi mở, sáng tạo.

Việc P&G đặc biệt coi trọng chương trình đạo tạo chuyên môn là dựa trên thực trạng chất lượng giáo dục của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội.

b. Khoảng cách quyền lực:

Ở Việt Nam, khoảng cách quyền lực cao, việc trao đổi thông tin, ý kiến giữa sếp và nhân viên trở nên khó khăn. Người lãnh đạo thường rơi vào trạng thái chuyên quyền, độc đoán, nhân viên thụ động, phục tùng mệnh lệnh. Các lãnh đạo thường họp nhân viên để tham khảo, lấy ý kiến hoặc trò chuyện cá nhân để nhân viên dễ dàng bộc lộ quan điểm nhưng quyết định cuối cùng vẫn là người lãnh đạo.

Vì vậy các công ty đa quốc gia tại VIệt Nam thường có các nhà lãnh đạo cấp cao là người nước ngoài.

c. Niềm tin vào đồng nghiệp:

Yếu tố này xảy ra ở người Việt Nam khá thấp. Họ thường không thích giao việc hoặc e dè về khả năng hoàn thành công việc của người đồng nghiệp. Vì vậy, công việc

thường chậm trễ do phải sửa đổi nhiều lần hoặc một người làm quá nhiều việc dẫn đến không hoàn thành công việc.

Để hạn chế tình trạng này, làm việc nhóm ở các doanh nghiệp nước ngoài thường xuyên diễn ra để thống nhất công việc, tương tác về sự thay đổi của môi trường và thông tin để kịp thời điều chỉnh tiến độ. Môi trường làm việc ở các công ty đa quốc gia thường được xây dựng một không gian mở, dễ dàng trao đổi và tương tác ngay khi họ cần.

d. Tính trật tự:

Các công ty đa quốc gia xây dựng thời gian làm việc linh động. Cụ thể: nhân viên có thể đến công ty từ 8h-9h và tan sở lúc 17h-18h, miễn sao vẫn đảm bảo số giờ làm việc qui định. Nguyên tắc làm việc ở các công ty này rất rõ ràng.

e. Sự chống đối:

Theo thực trạng của Việt Nam, hợp đồng làm việc ở các công ty đa quốc gia rất rõ ràng. Ngay từ đầu đã xác định rõ nguyên tắc làm việc, quyền lợi, trách nhiệm cho nhân viên; để hạn chế những mâu thuẫn có thể xảy ra khi bắt đầu tham gia công việc.

f. Sự hợp nhất:

Các doanh nghiệp đa quốc gia có xu hướng mua lại các doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam. Để tận dụng triệt để lợi thế của các công ty về cả văn hóa và mô hình.

PHẦN IV. VÍ DỤ MỘT CÔNG TY ĐIỂN HÌNH.

CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA STARBUCKS TẠI VIỆT NAM

Bao gồm: ( Product, price, place, promotion, people, process, physical enviroment)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hoá Việt Nam (cấp độ cá nhân) (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w