Văn hóa cà phê của người Việt:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hoá Việt Nam (cấp độ cá nhân) (Trang 42 - 43)

Lịch sử: Cà phê có nguồn gốc từ phương Tây, theo chân người Pháp du nhập

vào Việt Nam từ thời thuộc địa. Ban đầu, thứ thức uống này chỉ dành riêng cho giới quý tộc, các quan chức Pháp, hay tầng lớp trí thức nơi thành thị. Dần dần, cà phê trở thành thứ thức uống phổ biến trong cuộc sống của người dân.

Ngành cà phê: Ngày nay, cà phê Việt không chỉ được biết đến về sản lượng

đứng trong top đầu thế giới mà còn tạo dựng được nét cà phê rất riêng của người Việt. Hai loại cà phê được sử dụng và trồng phổ biến ở Việt Nam là Arabica và Robusta. Mỗi loại đều mang lại tên tuổi của nó ở trong nước cũng như ở nước ngoài về sản lượng, chất lượng và mùi vị. Hương vị cà phê Việt ngày càng tiến gần đến với những thương hiệu lớn như cà phê Trung Nguyên, Vinacafe, Nest Cà phê…

Hành vi tiêu dùng cà phê:

Người Việt có phong cách thưởng thức cà phê rất riêng, họ không coi cà phê là thức uống nhanh có tác dụng chống buồn ngủ như người Mỹ; mà họ thưởng thức cà phê như một nét văn hóa: nhâm nhi và suy tưởng. Ngồi bên tách cà phê, vừa nhấp từng ngụm nhỏ vừa đọc báo, nghe nhạc, trò chuyện cùng bạn bè, cùng đối tác làm ăn hay ngồi làm việc, và còn để suy ngẫm về cuộc sống và con người,…

Gu thưởng thức của người Việt là: đậm, đắng, thơm mùi hạnh nhân và mùi đất. Tùy mỗi một loại cà phê mà mang lại cho người thưởng thức cái cảm nhận về vị chua, độ dầu và mùi hương của các loại hoa trái khác nhau. Một ly cà phê ngon là ly cà phê đậm

đà hương vị tự nhiên, có độ chua thanh, tươi, sạch lưỡi; có độ dầu đậm và đặc biệt hơn là tỏa ra mùi hạnh nhân, hoa trái, bơ dầu và mùi đất.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hoá Việt Nam (cấp độ cá nhân) (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w