Thuận lợi

Một phần của tài liệu Luận văn " HỆ THỐNG ƯU ĐÃI THUẾ QUAN PHỔ CẬP CỦA NHẬT BẢN VÀ HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM " pot (Trang 60 - 64)

IV. Xu hướng phát triển quan hệ buôn bán giữa hai nước trong thời gian tới

1. Thuận lợi

Thực tế cho thấy, Nhật Bản vẫn là bạn hàng thương mại lớn nhất của

Việt Nam và trong quan hệ hợp tác kinh tế nói chung, thương mại nói

riêng, Việt Nam vẫn còn có nhiều điều kiện tranh thủ sự hợp tác với Nhật

Bản để phát triển, bởi Nhật Bản đến nay vẫn là một nước lớn, tiềm lực kinh

tế mạnh trong khu vực Châu Á và trên thế giới. Về chính sách đối ngoại, cả hai nước Việt Nam và Nhật Bản đều tương đồng quan điểm trong việc ưu

tiên phát triển mạnh quan hệ hợp tác hữu nghị toàn diện với nhau trên nhiều lĩnh vực, vì lợi ích của sự phát triển mỗi nước, đồng thời góp phần

tích cực vào hoà bình, ổn định, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế

qua các cuộc viếng thăm đối ngoại và làm việc giữa các nguyên thủ quốc gia hai nước (Thủ tướng J.Koizumi đến Việt Nam tháng 4-2002 và Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đến Nhật Bản tháng 10-2002) đã tiếp tục được khẳng định lại trong sự nhất trí hoàn toàn.

Riêng đối với Nhật Bản, trong bối cảnh đầy những diễn biến phức tạp

của khu vực và thế giới hiện nay, do những ràng buộc của Hiến pháp Hoà bình Nhật Bản đã khiến quốc gia này không thể không lo lắng cho vấn đề

an ninh lâu dài của mình. Thực tế cho thấy mặc dù Nhật Bản vẫn rất coi

trọng Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ, song trước tình hình thế giới phát triển theo xu hướng đa cực kể từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc đến nay, Hiệp ước an ninh đó cũng không còn là bùa hộ mệnh tuyệt đối cho Nhật Bản

nữa. Ngoài ra, những va chạm quan hệ kinh tế thương mại Nhật - Mỹ trong

thời gian qua đôi khi trở nên gay gắt và Mỹ đã lợi dụng con bài chính trị

“Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ” để gây sức ép với Nhật đã khiến cho Nhật

tuy phải thoả hiệp, nhượng bộ Mỹ nhưng vẫn rất khó chịu. Nhật Bản vẫn

phải phụ thuộc vào Mỹ nhưng lại đang muốn vượt dần ra khỏi sự phụ thuộc đó, đó là mâu thuẫn, là động thái phức tạp trong quan hệ liên minh Nhật - Mỹ hiện nay, cho dù kể từ sau sự kiện 11-9-2001 đến nay, trong lĩnh vực

hợp tác chống khủng bố, Nhật vẫn luôn thể hiện là bạn đồng minh chặt chẽ

số 1 ở Châu Á của Mỹ.

Quan hệ với Mỹ như thế, còn tình hình Đông Bắc Á thì ra sao? dự bảo

thời gian tới có thể có những diễn biến an ninh đối ngoại rất phức tạp, gây

bất lợi cho Nhật Bản. Khả năng một nước Triều Tiên thống nhất có sức

mạnh về kinh tế và tiềm lực vũ khí hạt nhân, những căng thẳng trong quan

mạnh về kinh tế và tiềm lực quốc phòng đang không ngừng gây ảnh hưởng

trong khu vực, tương lai sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của Nhật Bản;

Nga tuy còn yếu về kinh tế nhưng vẫn là cường quốc hạt nhân; CHDCND

Triều Tiên và kể cả Hàn Quốc vẫn còn có những bất đồng, trở ngại lịch sử

và cả hiện tại trong quan hệ với Nhật Bản...

Trong bối cảnh tương quan lực lượng đầy phức tạp trên đây, khiến cho

Nhật Bản không thể không nhận thức sâu sắc rằng cần phải ngày càng tích cực hơn trong các giải pháp nỗ lực nâng cao vai trò của mình tại Châu Á

bằng các hoạt động hợp tác kinh tế, trong đó đặc biệt chú trọng đến các nước Đông Nam Á. Sự kiện Thủ tướng Nhật Bản J.Koizumi đã thực hiện

các chuyến công du đến thăm và làm việc với các nguyên thủ quốc gia ASEAN, trong đó có Việt Nam hồi tháng 1 và tháng 4-2002 đã khẳng định

thêm việc đề cao chính sách đối ngoại châu Á nói chung và đông Nam Á

nói riêng của Nhật Bản. Việc làm này như các nhà phân tích đã bình luận,

không ngoài mục đích nhằm nâng cao hơn nữa vị trí, vai trò cường quốc

khu vực Châu Á của Nhật Bản; ngoài ra cũng là nhằm đối phó lại sự lớn

mạnh của Trung Quốc đang cạnh tranh mạnh mẽ với Nhật Bản về nhiều

lĩnh vực, trong đó đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Việc Trung Quốc gia nhập

WTO cuối năm 2001, và cuối năm 2002 vừa qua Trung Quốc lại ký tiếp được Hiệp định khung về tự do mậu dịch khu vực Đông Nam Á vào năm 2010 đã làm cho Nhật Bản lo ngại và càng củng cố quyết tâm nâng cao hơn

nữa vị thế của mình ở khu vực châu Á. Ý tưởng của ông Koizumi về thành lập một khối cộng đồng Đông Á mở rộng bao gồm không chỉ ASEAN + 3

(Nhật bản, Trung Quốc, Hàn Quốc) mà có thêm cả một số nước châu Á khác đã được dưa ra tại các cuộc gặp gỡ và làm việc giữa ông với các

nguyên thủ quốc gia ASEAN: Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Myanma, Thái Lan, Singapo, Việt Nam... trong năm 2002 vừa qua là sự khẳng định

rõ quyết tâm đó của Nhật Bản.

Hiện nay có đến 82% hàng hoá nhập khẩu và 78% hàng hoá xuất

khẩu của Nhật Bản là do quan hệ mậu dịch với khu vực châu Á Thái Bình

Dương. Hầu hết hàng hoá xuất nhập khẩu, đặc biệt là dầu lửa của Nhật Bản đều đi qua khu vực biển Đông ở Thái Bình Dương, nên an ninh kinh tế

cũng như an ninh quốc phòng của Nhật Bản phụ thuộc rất lớn vào sự ổn định ở khu vực này. Trong tình hình như vậy, Việt Nam là một nước giàu tài nguyên nhiệt đới, có nhiều khoáng sản quý hiếm, có nguồn lao động dồi

dào giá rẻ lại nằm ở vị trí địa chính trị, kinh tế, quân sự chiến lược, cửa ngõ án ngự các tuyến đường giao thông biển và đường bộ ở khu vực Đông Nam

Á, Tây Thái Bình Dương... đương nhiên được Nhật Bản coi trọng trong chính sách đối ngoại châu Á. Đó là những lý do cơ bản khiến cho Nhật Bản

trong những năm gần đây mặc dù đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức

của các diễn biến phức tạp kinh tế, chính trị, xã hội trong nước, song vẫn

nỗ lực hợp tác phát triển kinh tế với Việt Nam về tất cả các lĩnh vực thương

mại, đầu tư và viện trợ phát triển. Từ đầu những năm 1990 cho đến nay,

Nhật Bản vẫn duy trì được vị trí là bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài đứng thứ 3 trong số hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ có FDI vào Việt Nam, với tổng số vốn đã đăng ký riêng của Nhật

Bản là hơn 4,5 tỷ USD. Cũng từ nhiều năm qua, Nhật Bản luôn là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Quan hệ hợp tác hữu nghị toàn diện trên nhiều lĩnh vực giữa hai nước, đặc biệt sự hợp tác thương mại Việt Nam - Nhật Bản những năm qua với những ưu đãi mà Nhật dành cho Việt Nam rõ

ràng là đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế, xây dựng cơ sở

hạ tầng và công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn " HỆ THỐNG ƯU ĐÃI THUẾ QUAN PHỔ CẬP CỦA NHẬT BẢN VÀ HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM " pot (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)