Những công việc cụ thể mà Chính phủ cần và phải làm

Một phần của tài liệu Luận văn " HỆ THỐNG ƯU ĐÃI THUẾ QUAN PHỔ CẬP CỦA NHẬT BẢN VÀ HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM " pot (Trang 78 - 99)

I. Các giải pháp ở tầm vĩ mô

2. Những công việc cụ thể mà Chính phủ cần và phải làm

- Chính phủ Việt Nam cần phải thành lập thêm hoặc củng cố

hoạt động các văn phòng xúc tiến thương mại của Chính phủ

nhằm thúc đẩy hơn nữa khả năng xuất khẩu của Việt Nam

Tới nay, Việt Nam vẫn phó thác việc này cho các Tham Tán

Thương mại tại Sứ quán của mình ở nước ngoài. Tuy nhiên,

những Tham Tán Thương mại lại thường chú trọng tới các vấn đề thương mại song phương ở cấp Chính phủ hơn hoặc chỉ đơn thuần đưa ra những giải pháp chung chung. Bản thân các công ty kinh

doanh XNK của Việt Nam ít chịu bỏ tiền hoặc không có khả năng

hay tổ chức các cuộc hội thảo ngoài nước để khuyếch trương sản

phẩm của mình - những hoạt động mà các hãng nước ngoài đang

thực hiện rầm rộ ở Việt Nam . Chính vì vậy Việt Nam phải thành lập văn phòng xúc tiến thương mại của Chính phủ. Đây là việc

làm cấp bách đối với Việt Nam trong tình hình hiện nay. Những văn phòng này sẽ đứng ra tổ chức và đài thọ phần kinh phí những

chuyến đi thăm dò thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam và các tổ chức trưng bày sản phẩm của Việt Nam tại thị trường Nhật.

- Chính phủ Việt Nam nên tổ chức những chương trình đào

tạo chuyên sâu về thương mại cho các cán bộ lãnh đạo và chuyên

viên thương mại của các công ty Việt Nam có tham gia vào mậu

dịch quốc tế. Mục đích của đào tạo là Việt Nam để họ có thể đưa

ra những quyết định sáng suốt, hịp thời và rút ngắn đựoc thời gian

quá dài không cần thiết của các cuộc thương lượng. Chính sự

chậm trễ này làm cho nhiều cơ hội “làm ăn” bị bỏ lỡ.

3. Những giải pháp nhằm khai thác tốt thị trường Nhật Bản cho

sự phát triển tương lai nền kinh tế Việt Nam

- Chính sách công nghiệp, định hướng thị trường của Việt

Nam cần căn cứ vào sự biến đổi cơ cấu nền kinh tế Nhật Bản và vai trò của nó trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á - Thái Bình

Dương. Nói cụ thể hơn vẫn có một chính sách công nghiệp và

thương mại coi thị trường Nhật Bản như một trong những hướng

xuất khẩu quan trọng nhất.

- Thảo luận ở cấp Chính phủ về mở cửa thị trường, trước hết là đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam . Hiện

nay thị trường Nhật Bản vẫn được coi là thị trường có mức độ

bảo hộ cao. Sự bảo hộ này có thể là đưới các hình thức phi thuế

quan. Vì vậy những quyết định về mở cửa thị trường có một ảnh hưởng rất lớn đến các nước khác trong khu vực.

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn,

tạo cho họ nhanh chóng nâng cao khả năng cạnh tranh trêin thị trường Nhật Bản . Kinh nghiệm của chính Nhật Bản và các nền

kinh tế xuất khẩu thành công như Hàn Quốc về phương diện này là rất đáng chú ý.

- Tham gia các thể chế thương mại toàn cầu và khu vực

(WTO, APEC…) để được hưởng các quy chế tối huệ quốc và những ưu đãi dành cho các nước đang phát triển trong buôn bán

quốc tế.

II. Các giải pháp ở tầm vi mô:

Những nỗ lực của Nhà nước, của các bộ, ngành bắt nguồn từ chính

những lợi ích của các Doanh nghiệp trong nước. Nhà nước chỉ có nhiệm vụ hướng các doanh nghiệp, chứ không có nhiệm vụ thực hiện trực tiếp hoạt động xuất nhập khẩu. Thực hiện xuất nhập khẩu là bản thân các doanh

nghiệp, chính vì vậy mà các doanh nghiệp phải có giải pháp cho chính

mình nhằm khai thác được những ưu đãi Nhật dành cho hàng hoá Việt Nam để đẩy nhanh lượng hàng xuất khẩu, tăng nguồn thu cho mình và cho đất nước.

Đối với các hàng hoá được ưu chuộng có mức đàm phán nâng giá

hàng/1 đơn vị sản phẩm có thể được xác định như sau (coi giá trị tính thuế là giá ghi trong hoá đơn thương mại)

x là mức nâng giá hàng tối đa cho phép, tính trên 1 đơn vị sản phẩm a là giá ban đầu của 1 đơn vị sản phẩm b1 là thuế suất MFN

b2 là thuế suất ưu đãi (0<b2<b1)

a+x là giá 1 đơn vị sản phẩm sau khi nâng giá

a+ab là tổng số tiền thanh toán mua hàng và thuế nhập khẩu ưu đãi của 1 đơn vị sản phẩm

(a+x) + (a+x)b1 là tổng số tiền hàng và nộp thuế nhập khẩu trong trường hợp có ưu đãi và có nâng giá hàng của 1 đơn vị sản

phẩm

Do đó, x cho phép là x<(a+x) + (a+x)b2 - (a+ab1) xb2< ab1 – ab2

x< a(b – b1)/b1

Phát biểu: “ Trong trường hợp hàng hoá thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế quan của nước nhập khẩu, mức đàm phán nâng giá hàng cho phép nằm trong giai đoạn của tỷ số giữa tích của giá

bán thực tế và mức ưu đãi thuế quan (chênh lệch thuế suất ưu đãi và thuế suất MFN) với thuế suất không ưu đãi”

Như vậy, thuế suất ưu đãi càng thấp so với thuế suất MFN

thì mức ưu đãi càng lớn và giới hạn nâng giá hàng cho phép càng lớn, cho phép doanh nghiệp xuất khẩu đàm phán nâng giá hàng

lên cao hơn mà không làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của

hàng hoá của mình so với các sản phẩm cùng loại khác không được hưởng ưu đãi. Trường hợp ưu đãi bằng 0 có nghĩa là lô hàng

được miễn thuế, tổng số tiền hàng nhập khẩu mà người nhập khẩu

thanh toán sẽ chỉ là tiền thanh toán cho người bán (coi các chi phí

khác bằng 0). Do đó, doanh nghiệp có thể nâng giá hàng trong mức số tiền thuế mà người nhập khẩu nếu mua hàng từ một nước

thứ 3 khác không được hưởng ưu đãi phải nộp. Trường hợp này, x<ab1.

Đó là trường hợp hàng hoá đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường Nhật Bản, nhưng trước hết để có được điều này thì ban

đầu doanh nghiệp phải thâm nhập vào thị trường Nhật Bản.

Không chỉ Nhà nước ra sức đàm phán ngoại giao, ra sức kêu gọi định hướng tăng chất lượng hàng hoá,… mà bản thân chính các

doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm tốt mẫu mã đáp ứng nhu

cầu thị trường,..

Một số giải pháp được đưa ra để các doanh nghiệp tham

khảo:

- Thứ nhất, cần chú trọng hoạt động nghiên cứu thị trường

Nhật Bản, Đó là việc nghiên cứu tình hình luật pháp, các quy định

của Nhật Bản đối với việc nhập khẩu hàng hoá, liên quan đến các

thủ tục nhập khẩu, thủ tục về vệ sinh thực phẩm đối với các mặt

hàng cần kiểm tra, và nộp thuế đồng thời tìm hiểu nhu cầu nhập

khẩu về số lượng cũng như chủng loại. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu vấn đề này từ các cơ quan nhà nước và các tổ chức xúc tiến thương mại, ngoài ra doanh nghiệp còn có thể khai thác từ chính đối tác nhập khẩu hàng hoá của mình.

- Thứ hai, nên mở rộng các kênh thu thập thông tin

Có rất nhiều kênh thông tin. Các doanh nghiệp có thể thu

thập thông tin trên báo, tạp chí như là: Thời báo Kinh tế Việt Nam

, Kinh tế Sài Gòn, các ấn phẩm của Bộ Thương mại như: Tạp chí Thương mại, Báo Thương mại, Vietnam Economic Time… và

các tạp chí của VCCI như “Vietnam Foreign Trade” (3 tháng/kỳ), “Cơ hội kinh doanh” (1 tháng/kỳ), “Danh bạ các doanh nghiệp

Việt Nam” . Nếu có thể, các doanh nghiệp nên tìm hiểu thông tin

trên một số báo của Nhật Bản như Nihonkeizai, asahishinbun, vì

đây là các báo do Nhật phát hành nên có thể cập nhật thông tin

nhanh, chính xác về thị trường này.

Ngoài các nguồn báo, tạp chí, hiện nay một hình thức hữu

hiệu để tìm kiếm thông tin, đó là tìm kiếm thông tin trên mạng.

Ngày nay ở Việt Nam hệ thống thông tin đã khá phát triển và việc

tìm kiếm thông tin qua mạng Internet cũng trở nên khá phổ biến. Ưu điểm của việc tìm kiếm thông tin truy cập trên mạng là tiện

lợi, dễ dàng truy cập, không mất thời gian đi lại để tìm kiếm thông tin, đặc biệt là tránh được sự quan liêu giấy tờ ở những nơi

cung cấp thông tin. Hiện nay, Phòng Thương mại & Công nghiệp

Việt Nam (VCCI) đã mở trang Web để cung cấp thông tin về các

thị trường mà doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin về thị trường Nhật Bản. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể tìm kiếm

thông tin về thị trường Nhật Bản từ trang Web của Tổ chức xúc

tiến thương mại Nhật Bản (JETRO). Theo địa chỉ Web này có khá nhiều thông tin về thị trường Nhật Bản, đặc biệt là giới thiệu

nhiều đến sự thay đổi xu hướng tiêu dùng của người dân Nhật

Bản.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tham khảo thêm ý kiến của

các chuyên gia, cố vấn của Phòng Thương mại và Công nghiệp

doanh nghiệp bởi họ là những người am hiểu về thị trường Nhật

Bản, đặc biệt là ý kiến cố vấn của JETRO.

Một vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là làm thế nào có thể tiếp cận với hệ thống bán lẻ, để hàng hoá đến với người

tiêu dùng một cách nhanh nhất mà không phải qua các đại lý bán

buôn, các chợ bán buôn hay qua những công ty thương mại tổng

hợp. Để làm được đIều này, thông tin về bạn hàng là vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp có thể liên hệ với Phòng thương

mại và Công nghiệp Việt Nam hoặc Bộ Thương mại để nhờ

những cơ quan này giúp đỡ tìm kiếm bạn hàng. Các doanh nghiệp

cũng cần liên hệ với JETRO để nhờ giúp đỡ. Tổ chức này đã thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội từ tháng 10/1993 với

mục đích là hỗ trợ phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật

Bản và giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng sang Nhật. Sự hỗ trợ đáng kể nhất của JETRO đối với các doanh

nghiệp xuất khẩu Việt Nam là việc cung cấp các thông tin về

khách hàng và giới thiệu sản phẩm của Việt Nam đến khách hàng Nhật Bản thông qua “Hỏi đáp thương mại Nhật Bản”. Thêm vào

đó, các công ty Việt Nam muốn trực tiếp giới thiệu sản phẩm của

mình cũng như muốn tìm kiếm khách hàng tiềm năng có thể truy

cập “Chương trình xúc tiến quan hệ thương mại” trên trang Web của JETRO.

Ngoài ra, để tìm kiếm thông tin về bạn hàng, các doanh nghiệp cần tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế, đặc biệt là các hội chợ triển lãm được tổ chức tại Nhật. Khi tham gia vào hội chợ

triển lã ở Nhật Bản , các doanh nghiệp có những cái lợi sau như: Trước mắt, các doanh nghiệp có dịp tiếp xúc trực tiếp với những

khách hàng tiềm năng. Cũng thông qua hội chợ nhiều hợp đồng

xuất khẩu đã được ký kết, nhiều đối tác kinh doanh, bạn hàng

nước ngoài đã được xác định. Sau nữa, các doanh nghiệp có thể

học hỏi, thu thập các thông tin về sản phẩm cũng như các biện

pháp marketing của những doanh nghiệp đang chiếm lĩnh hàng

đầu trên thị trường Nhật Bản, trên cơ sở đó có chiến lược cạnh

tranh sao cho có hiệu quả. Bước tiếp theo, tổ chức những cuộc hội

thảo, toạ đàm trong khuôn khổ các hội chợ, triển lãm giúp các doanh nghiệp nắm bắt được thị hiếu, yêu cầu của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, trong điều kiện các doanh nghiệp của ta đang có

rất nhiều khó khăn về mặt tài chính, nên việc tham gia hội chợ,

triển lãm nào cần có sự lựa chọn, tính toán hiệu quả, kỹ lưỡng. Trước khi tham gia hội chợ, triển lãm ở Nhật Bản, các doanh

nghiệp nên tham khảo ý kiến của các tổ chức xúc tiến thương mại

của các tổ chức xúc tiến thương mại của cả hai nước như Phòng

Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hay JETRO và các Hiệp

hội ngành hàng đồng thời chuẩn bị chu đáo về mẫu hàng, cách bày hàng, cataloge và tờ rơi giới thiệu sản phẩm.

- Thứ ba, nâng cao chất lượng sản phẩm.

+Trước hết là giải pháp về nguồn nguyên liệu, có được

nguồn nguyên liệu ổn định đáp ứng được các đơn đặt hàng: giao

hàng đúng thời hạn, đúng quy cách…Để tăng khả năng cạnh tranh

về giá đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu ưu đãi mà Nhật Bản dành cho hàng hoá Việt Nam. Cố gắng tìm hiểu

và xuất khẩu trực tiếp cho các doanh nghiệp của Nhật Bản có nhu

cầu.

+Đầu tư thêm trang thiết bị, công nghệ để gia tăng giá trị cho hàng hoá. Đa dạng thêm nhiều mặt hàng

+Bao gói, bao bì đầy đủ thông tin. Mặt khác, thông tin in

trên bao gói, bao bì phải in bằng tiếng Nhật làm sao phải hấp dẫn

và “bắt mắt” người mua.

+Nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên làm công tác xuất

khẩu và tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản

bằng cách thường xuyên có những khoá học nâng cao trình độ

chuyên môn và ngoại ngữ, có như vậy mới có thể tránh khỏi

những sai lầm đáng tiếc trong đàm phán, ký kết hợp đồng. Đồng

thời các doanh nghiệp cần tuyển dụng, đào tạo ra những nhân

viên marketing giỏi để tìm hiểu nhu cầu thị trường , thiết kế các

chiến lược marketing nhằm đẩy manh việc tiêu thụ hàng hoá trên thị thị trường Nhật Bản .

+Cuối cùng, nên tận dụng tốt sự ưu đãi cũng như sự hỗ trợ

của Nhà nước về vốn, thông tin và đào tạo nhằm giảm bớt gánh

nặng về chi phí cho doanh nghiệp .

Doanh nghiệp có tăng lượng xuất khẩu vào Nhật Bản thì những nỗ lực của Nhà nước mới trở thành hiện thực. Sự kết hợp nhuần nhuyễn, đồng bộ giữa những giải pháp mang tính vĩ mô (chính sách từ Đảng và Nhà nước) và những giải pháp mang tính vi mô (những giải pháp của bản thân mỗi doanh nghiệp) mới tạo nên hiệu quả cao nhất khi sử dụng chế độ ưu đãi GSP của Nhật Bản để hàng hoá thâm nhập vào thị trường Nhật Bản .

KẾT LUẬN

Chúng ta thường biết đến Nhật Bản như là một nhà đầu tư lớn và một nước viện trợ ODA lớn vào Việt Nam nhưng bây giờ chúng ta cũng

phải xem Nhật Bản như một thị trường tiềm năng nhằm đẩy mạnh xuất

khẩu hàng hoá tăng thu ngoại tệ phát triển kinh tế. Quan hệ thương mại đặc

biệt là quan hệ buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản, đó là mối

quan hệ bổ sung lẫn nhau, nên không chỉ Việt Nam mà ngay cả Nhật Bản

cũng sẽ thu được nhiều lợi ích từ mối quan hệ hợp tác này. Giành ưu tiên

cho Việt Nam nằm trong khuân khổ chính sách đối ngoại của Nhật Bản khi dành ưu đãi cho các nước Đông Á. Nhật Bản có được nguồn nguyên liệu, năng lượng, các loại sản phẩm công nghiệp chế tạo và nhiều loại hàng hoá tiêu dùng khác nhau từ các nước Đông Á khác trong đó có Việt Nam, và Việt Nam sẽ thu được nguồn thu ngoại tệ để phát triển đất nước nhờ xuất

khẩu hàng hoá vào Nhật Bản. Kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ Việt Nam

- Nhật Bản , Nhật Bản trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam .

Giờ đây, quan hệ thương mại Việt - Nhật đang chuyển sang một thời

kỳ mới gắn liền với những chuyển biến kinh tế của hai nước. Triển vọng

của các quan hệ này phụ thuộc vào đường lối, chính sách tạo sự lôi cuốn

các doanh nghiệp Nhật Bản vào thị trường Việt Nam và những định hướng

dài hạn trong chính sách thị trường, những phương sách có thể nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường Nhật Bản .

Một trong những định hướng đó là hai nước đàm phán để có ưu đãi đầy đủ đối với hàng hoá xuất từ Việt Nam bên cạnh đó chính phủ cũng như bản

thân mỗi doanh nghiệp khai thác có hiệu quả những ưu đãi mà Nhật Bản

dành cho hàng hoá của Việt Nam, và phải kể đến chế độ ưu đãi thuế quan

PHỤ LỤC

Danh mục các mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Luận văn " HỆ THỐNG ƯU ĐÃI THUẾ QUAN PHỔ CẬP CỦA NHẬT BẢN VÀ HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM " pot (Trang 78 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)