Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài hiện trƣờng

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ giảm phát thải khí ô nhiễm khi sử dụng khí sinh học trong sinh hoạt (tại xã ngọc lũ, huyện bình lục, tỉnh hà nam (Trang 29 - 30)

2.3.2.1. Khảo sát, điều tra thực địa

Phƣơng pháp khảo sát, điều tra thực địa thông qua bảng hỏi và quan sát thực thế nhằm mục đích:

 Điều tra, khảo sát tại 100 hộ dân để xác định loại nhiên liệu sử dụng trong sinh hoạt và đánh giá nhanh tác động của nhiên liệu đun nấu đến không khí trong sinh hoạt.

Khảo sát 100 hộ dân chỉ sử dụng một loại nhiên liệu (25 hô ̣ sử dụng KSH, 25 hô ̣ than, 25 hô ̣ củi và 25 hô ̣ PPNN) gă ̣p mô ̣t số khó khăn . Do đó, 03 tiêu chí đƣợc đƣa ra để lƣ̣a cho ̣n hô ̣ dân thuô ̣c khảo sát nhƣ sau:

+ Loại nhiên liệu chính lựa chọn trong nấu ăn;

+ Lƣợng nhiên liê ̣u sử dụng nhiều nhất (thƣờng xuyên); + Loại nhiên liệu sử dụng trong thời gian khảo sát.

 Lựa chọn 8 hộ dân (gồm 2 hộ sử dụng khí sinh học v ới nguyên liệu đầu vào cho hầm KSH là phân lợn, 2 hộ đun than, 2 hô ̣ đun củi và 2 hộ đun PPNN) thực hiê ̣n lấy mẫu và phân tích có các điều kiê ̣n tƣơng đồng đối.

Để lƣ̣a cho ̣n 8 hô ̣ dân thực hiê ̣n lấy mẫu và phân tích có điều kiê ̣n tƣơng đồng và đáp ƣ́ng yêu cầu về nhiên liê ̣u sử dụng trong 100 hộ dân khảo sát, các tiêu chí đã đƣợc đƣa ra nhƣ sau:

+ Các hộ dân có điều kiện tƣơng đồng về diện tích nhà bếp và cƣ̉a thông khí (cửa chính): diện tích nhà bếp từ 6 đến 8 m2, chiều cao từ 2,3 đến 3 m, khoảng cách tƣ̀ bếp nấu đến cƣ̉a chính tối đa là 1m.

+ Các hộ dân có điều kiện tƣơng đồng về th ời gian đun nấu (tùy từng bữa, thời gian đun nấu khoảng 60 - 120 phút/mỗi bữa) và số lƣợng ngƣời ăn cho từng bữa.

+ Các hộ dân nhiệt tình hỗ trợ vì thời gian đo đạc kéo dài và đƣợc bắt đầu thực hiện từ rất sớm (05h00 hàng ngày).

+ Các hộ dân sử dụng cùng một loại nhiên liệu có kiểu bếp tƣơng đồng:

o Hộ sử dụng KSH: kiểu bếp chuyên dụng cho đun nấu bằng KSH thƣơng hiệu Hùng Vƣơng.

23

o Hộ sử dụng củi: bếp cải tiến, dạng lò. Theo đánh giá của hộ dân sử dụng thì bếp này đã hỗ trợ ngƣời sử dụng dễ dàng hơn do có quạt đƣợc gắn kèm nhƣng lƣợng nhiên liệu tiêu hao không giảm.

o Hộ sử dụng PPNN: bếp đƣợc sử dụng là kiểu bếp mở (bếp kiềng).

o Hộ sử dụng than: bếp than tổ ong phổ biến cho hộ gia đình tại Việt Nam.

2.3.2.2. Phương pháp lấy mẫu

- Mẫu đƣợc lấy thành 2 đơ ̣t, mỗi đơ ̣t ta ̣i 4 hô ̣ dân lƣ̣a cho ̣n , tƣ̀ ngày 21 đến ngày 26 tháng 2 năm 2011. Trong suốt thời gian lấy mẫu , các ngày đều có mƣa phùn, độ ẩm cao, không có biến đổi lớn về điều kiê ̣n vi khí hâ ̣u : nhiê ̣t độ không khí ngoài trời từ 18,3 đến 21,2oC; độ ẩm từ 79 đến 92%; tốc độ gió từ 0,02 đến 0,51 m/s (xác định theo TCVN 5508:2009). Với điều kiện vi khí hậu và diện tích khu vực bếp nhỏ nên kết quả đo vi khí hậu hầu nhƣ không bị ảnh hƣởng (xem Phụ lục 3)

- Mỗi vị trí đƣợc lấy mẫu liên tiếp trong 3 ngày, mỗi ngày 6 mẫu (trƣớc và sau khi đun nấu) trong thời gian 60 phút (lấy mẫu trung bình theo giờ).

- Mẫu đƣợc lấy theo tiêu chuẩn ở độ cao 1,5m (vị trí ngang tầm thở), cách bếp 0,5m sao cho không ảnh hƣởng đến thao tác của ngƣời đun nấu và theo hƣớng gió tƣ̀ bếp đến cƣ̉a chính.

- Hai hộ sử dụng than đều ủ than qua đêm và dùng liên tục trong suốt quá trình lấy mẫu.

Chi tiết về phƣơng pháp và thiết bị lấy mẫu đƣợc trình bày trong Phụ lục 4

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ giảm phát thải khí ô nhiễm khi sử dụng khí sinh học trong sinh hoạt (tại xã ngọc lũ, huyện bình lục, tỉnh hà nam (Trang 29 - 30)