Sông Thu Bồn và những viên ngọc lấp lánh

Một phần của tài liệu VĂN HÓA MÔI TRƯỜNG SÔNG NƯỚC VIỆT NAM (Trang 43 - 51)

thần của nhân loại... Cũng như sông Hồng, dòng sông mẹ sinh ra kinh đô Thăng Long nghìn năm văn vật, nay là thủ đô Hà Nội đang rộn rã chuẩn bị cho đại lễ kỷ niệm một nghìn năm sinh nhật của mình; cũng như sông Hương, dòng sông Thơ đã sinh ra Huế; sông Sài Gòn sinh ra thành phố cùng tên, Thu Bồn - một dòng sông hoang dã tưởng chừng chìm đắm trong cõi vô danh, ấy vậy mà, trên dòng chảy của mình đã lần lượt sinh ra đến bốn địa chỉ lịch sử - văn hóa, trong đó, hai địa danh đã trở thành những giá trị tinh thần của nhân loại.

Từ những con suối trên địa bàn các xã Trà Nam, Trà Don, Trà Cang, Trà Vân... giữa những cánh rừng đại ngàn nức mùi hương quế của huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam, đã khởi nguyên một dòng sông, mà phải chăng làn nước đượm hương của nó khi đổ về xuôi đã giúp cư dân trên hai bờ cảm hứng siêu phàm để sáng tạo ra những kiệt tác kiến trúc vĩnh hằng?

Dòng suối nhỏ ban đầu mang một cái tên rừng núi: “dak Di ” gom nước về xuôi. Khi qua địa bàn Tiên Phước, Hiệp Đức, suối đã thành sông, tuy vẫn còn mang một cái tên quê mùa, dân dã: “sông Tranh”. Phải đến địa bàn Quế Sơn, Duy Xuyên, mới trở thành một dòng sông chững chạc với danh xưng “Thu Bồn”, sẵn sàng hợp lưu với một dòng sông chị em: “sông Vu Gia” từ phía Bắc đổ về trên đất Đại Lộc, thành một dòng chảy văn hóa, để sáng tạo ra những giá trị nghệ thuật tồn tại đến muôn đời.

Thánh địa Mỹ Sơn là một mỹ danh trong chuỗi địa danh văn hóa đó.Là quần thể di tích Chămpa lớn nhất còn giữ được, Mỹ Sơn, sau những tàn phá của thời gian, của chiến tranh, của đổi thay dâu bể, những gì may mắn còn sót lại chỉ đủ giúp chúng ta, những chứng nhân hậu thế kinh ngạc,

sửng sốt trước tư duy uyên áo về vũ trụ, nhân sinh của người nghệ sĩ Chămpa.

Tháp Chàm Mỹ Sơn

Những thủ pháp tài hoa, bằng chứng của một năng lực sáng tạo vô hạn thông qua ngôn từ của gạch, đá còn lại đến nay chắc chắn chỉ là bóng dáng nhạt mờ của một thời hoàng kim lộng lẫy. Tư liệu của các nhà nghiên cứu cho biết dưới triều vua Giaya Indravarman IV trị vì khoảng giữa thế kỷ XII, những khối đá nhọn trên chóp các ngôi tháp lớn nơi thánh địa Mỹ sơn đều được bọc vàng. Còn những hiện vật đang lưu giữ ở các Bảo tàng Chàm (Đà Nẵng), Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế, Bảo tàng Lịch sử Việt nam (Louis Finot) ở Hà Nội, TP.HCM, Trường Viễn Đông Bác cổ ở Paris, bằng đất nung hay bằng sa thạch cũng chỉ là những mảnh vụn rời rạc, câm lặng của một quá khứ huy hoàng!

Người Chăm - một trong những thành viên của cộng đồng dân tộc Việt - đã từng xây dựng trên dải đất miền Trung này một nền văn minh rực rỡ và phóng tâm để lại bên sông Thu Bồn một chứng tích huy hoàng mà chúng

Đến thánh địa Mỹ Sơn, người giàu tưởng tượng vẫn còn có thể hình dung quang cảnh ngày thánh lễ với hàng đoàn voi ngự lộng lẫy trong phục sức lấp lánh kiệu vàng, trong tiếng cồng chiêng âm vang rộn rã, và bao tiên nữ hóa thân thành những đoàn Apsara rực rỡ xiêm y đang bay lượn trong những điệu múa của thần linh bên chân tháp cổ.

Hối hả xuôi về biển cả, trước khi đổ ra đại dương, Thu Bồn còn kịp dừng chân sáng tạo để lại cho đời sau một trong những đô thị cổ đẹp nhất Việt Nam hiện còn giữ được: “Thị xã Hội An”.

Sử cũ chép: “… Năm Giáp Tý (1744) (chúa Nguyễn) mới xưng vương hiệu đổi phủ ra làm điện, sửa sang phép tắc, và định lại triều phục. Lại chia nước ra làm 12 dinh.Chúa Nguyễn mở mang bờ cõi, mở rộng giao thương, xây dựng Hội An thành hải khẩu buôn bán với nước ngoài.

“Bấy giờ đất phía Nam tuy độc lập nhưng họ Nguyễn chỉ xưng chúa, chứ không xưng vua và vẫn không đặt quốc hiệu. Nhưng người ngoại quốc thường gọi đất chúa Nguyễn là Quảng Nam quốc. Đấy là vì ở Quảng Nam có phố Hội An (Faifo) là chỗ người Tàu và người các nước ra vào buôn bán nên mới lấy tên Quảng Nam mà gọi” .

Nằm trên bờ tả sông Thu Bồn, cách cửa Đại (còn gọi là cửa Đợi) khoảng 4km, giao thông thủy bộ thuận lợi, Hội An nhanh chóng phát triển thành một đô thị sầm uất. Cùng với phố Hiến ở Đàng Ngoài, Hội An trở thành một trong hai hải khẩu quan trọng của nước ta thời ấy giao thương rộng rãi với thế giới. Cứ xem mức thuế xuất nhập khẩu thời bấy giờ để ước lượng quy mô:

“Lệ cứ những tàu ở Thượng Hải và Quảng Đông lại, thì phải nộp 3.000 quan, đến lúc đi phải nộp 300 quan. Tàu ở Ma Cao, ở Nhật Bản lại, thì phải nộp 4.000 quan, đến lúc đi phải nộp 400 quan. Tàu ở Tiêm La, ở Lã Tống lại, thì phải nộp 2.000 quan, đến lúc đi phải nộp 200 quan. Tàu ở các nước phương Tây lại, thì phải nộp 8.000 quan, đến lúc về phải nộp 800 quan. Thuế ấy chia ra làm mười thành: 6 thành thì đem vào kho, 4 thành để nộp cho quan lại và binh lính đã coi về việc thu thuế…”. “… Bấy giờ số tiền có năm thu vào 338.100 quan… có năm được hơn 423.300 quan…, vàng có năm thu 830 lượng, có năm 890 lượng…”. Trước khi trở thành một địa chỉ văn hóa, Hội An từng là một thương hiệu kinh tế Việt Nam có uy tín trên bản đồ thế giới.

Sông Thu Bồn

Thương nhân các nước đến làm ăn, mến cảnh, mến người, định cư, lập nghiệp, Hội An nhanh chóng trở thành một đô thị quốc tế. Bên cạnh quần thể kiến trúc đô thị giàu bản sắc địa phương, những công trình xây dựng, những công trình tôn giáo của cư dân các nước còn giữ được đến nay minh chứng cho một thời Việt Nam từng có lúc hội nhập rất sâu vào đời sống quốc tế. Chẳng thế mà, UNESCO, tổ chức uy tín đầy mình của Liên Hiệp Quốc đã ghi danh cả Mỹ Sơn và Hội An vào Danh mục Di sản Văn hóa nhân loại.

Tương lai, hy vọng rằng không xa, một thành phố du lịch hấp dẫn sẽ mọc lên trên địa điểm này. Lúc ấy, sông Thu Bồn sẽ là dòng sông duy nhất trên đất nước ta như một chuỗi ngọc xâu chuỗi cùng lúc bốn giá trị tầm cỡ quốc tế trên dòng chảy đượm hương từ những rừng quế thượng nguồn. Mong lắm thay.

Thượng nguồn sông Thu Bồn

Phần III : Nam bộ những nét văn hóa đặc trưng

I - Êm ả sóng nước Đảo Dừa Lửa

Mùa du lịch lễ 2-9 kéo dài ba ngày sắp tới là dịp để nhiều người thỏa sức đổ về những vùng sóng nước mênh mang xa thành phố tìm không khí trong

ngay thành phố đang mời gọi bạn cùng bạn bè, gia đình đặt chân đến thưởng ngoạn.

Bạn quá bận rộn, không thể dành trọn cả ba ngày nghỉ lễ cho chuyến du lịch sông nước ư? Khu du lịch sinh thái Đảo Dừa Lửa (xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) sẽ là lựa chọn tuyệt vời.

Đảo Dừa Lửa nằm cách trung tâm TP.HCM 12km, qua cầu Sài Gòn đi thẳng ngã ba Cát Lái, qua phà 500m, thêm 10 phút ngồi ghe máy nữa là đến nơi. Như vậy chỉ cần bỏ ra một ngày, người thành phố đã có thể hòa quyện cùng sông nước mây trời trọn vẹn.

Đảo Dừa Lửa, địa danh khá ấn tượng này, thật ra là một cù lao xinh đẹp nằm ven nhánh sông nhỏ của sông Đồng Nai. Khu du lịch sinh thái này rộng 4ha, nằm ngay đầu nguồn nước trong xanh, không ô nhiễm nhờ khu vực xung quanh không có nhà dân sinh sống. Vườn đảo được lập từ vài năm trước, đầu năm nay Đảo Dừa Lửa được một nhà đầu tư làm mới lại, chăm chút nhiều trò vui chơi giải trí, món ăn đặc sản.

Đoạn đường cuối đi vào đảo bằng ghe máy đủ cho bạn cái cảm giác du lịch sông nước tuyệt thú, mặc sức thưởng ngoạn cảnh sắc ven sông. Hun hút hai bờ là rừng dừa nước, vườn cây trái tươi xanh của một số khu du lịch sinh thái ven bờ. Lác đác vài ngư dân chài lưới trên sông, êm ả những chiếc ghe lướt đi trên sông mềm mại bóng thôn nữ chèo bằng chân. Món quà hào phóng nhất của thiên nhiên là nắng vàng tươi bạt ngàn trải mặt sông lăn tăn sóng cùng gió lộng phóng khoáng không khác gì sông nước miền Tây.

Không ít du khách nước ngoài đến từ Đức, Pháp... ghé đảo thường thích nhờ thôn nữ thuê thuyền chèo tay vào sâu vài cây số trên sông thăm thú khu dân cư hai bên bờ.

Thỏa cái thú vui đùa cùng sông nước rồi thì đến lượt các món đặc sản chào đón bạn. Một trong những ưu thế của Đảo Dừa Lửa là tôm, cá, gà đều là “cây nhà lá vườn” nên giá các món đặc sản khá mềm. Cá lóc, cá điêu hồng tươi rói vừa câu được trong ao của đảo, xào nấu thành những món rất “bắt”. Một món đặc sản khá lạ là “bò đốt cháy dừa”: thịt bò cho vào quả dừa tươi nấu bằng nước dừa.

Những kỳ nghỉ, nhiều đoàn sinh viên mang theo đồ ăn thức uống đến Đảo Dừa Lửa vui chơi, nghỉ võng miễn phí, chỉ tốn tiền đò vào ra đảo mỗi người 12.000 đồng. Mỗi cuối tuần, hàng trăm du khách đã tìm đến đảo chỉ để tận hưởng cái thú chan hòa giữa nắng gió, sông nước - món quà tặng phóng khoáng của thiên nhiên.

Một phần của tài liệu VĂN HÓA MÔI TRƯỜNG SÔNG NƯỚC VIỆT NAM (Trang 43 - 51)