Bồng bềnh sóng nước Tam Giang

Một phần của tài liệu VĂN HÓA MÔI TRƯỜNG SÔNG NƯỚC VIỆT NAM (Trang 36 - 42)

Khám phá vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á với những vẻ đẹp khó cưỡng lại.

Cái tên Tam Giang như gợi mở một vùng sông nước mênh mang lắm. Chẳng biết thuở xa xưa, vùng sóng nước này còn hoang sơ đến đâu mà để phải ghi dấu vào trong ca dao của người dân Huế như huyền thoại về một vùng đất hiểm địa

“Thương em anh cũng muốn vô.

Ngại Truông Nhà Hồ, ngại phá Tam Giang”.

Không biết Phá Tam Giang có thực sự đã từng là một nơi làm trở ngại cho tình yêu của đôi trai gái hai xứ Đàng Ngoài, Đàng Trong như trong câu ca dao xưa hay không. Nhưng giờ đây, nếu được một lần du ngoạn bồng bềnh trên sóng nước Tam Giang, khám phá một hệ đầm phá được mệnh danh là kỳ vĩ nhất khu vực Đông Nam Á với những vẻ đẹp quyến rũ, bình yên của thiên nhiên và cuộc sống con người nơi đây, hẳn bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị đến khó quên trong đời.

Từ Huế, chỉ mất khoảng 15km, đi theo hướng ra cửa biển Thuận An, một vùng đầm phá rộng lớn hiện ra trước mắt. Qua khỏi thành phố Huế trầm mặc, chậm rãi trong nhịp sống, vút qua những ngôi làng ngoại thành Huế hiền hòa, cô quạnh soi bóng bên những nhánh sông nhỏ của dòng Hương Giang, ta sẽ chạm ngay một vùng sóng nước. Một không khí tươi mới, khoáng đạt, rộng mở. Gió nồng nàn và nắng cũng như khiến người ta phải say…

Ấn tượng nhất trên Phá Tam Giang là lúc hoàng hôn buông xuống. Mặt trời vàng rực ẩn sau những đụn mây hồng tỏa một thứ ánh sáng le lói. Cả mặt phá đỏ rực như lửa cháy. Rồi dần dần chuyển qua sắc vàng. Những

nhạn lai hồng. Mặt trời tỏa những áng vàng le lói phía cuối chân trời. Nhè nhẹ chìm xuống. Bàng bạc dần cái ánh vàng hiu hắt, để lại một khoảng trời nho nhỏ và một vùng mặt phá như nửa thực nửa mê, như một bức tranh thủy mặc tươi nguyên cuộc sống thực.

Diện tích phá Tam Giang khoảng 52km², trải dài khoảng 24 km theo hướng tây tây bắc-đông đông nam từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương, thuộc địa phận ba huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà tỉnh Thừa Thiên-Huế.

1)Nơi những dòng sông hò hẹn…

Cái tên Tam Giang, ngay khi thốt lên đã khiến người ta liên tưởng tới một nơi giao hòa dòng chảy của 3 con sông. Nơi của những con sông, sau chuỗi ngày uốn lượn, tha thướt lướt qua dải đất liền, xuyên qua Thành phố Huế cổ kính, chảy qua những ngôi làng bình yên thì hòa vào nhau rồi đổ ra cửa biển Thuận An và Tư Hiền, tạo nên một vùng đầm phá rộng lớn. Con sông Bồ bắt nguồn từ dãy núi Sơn Hồ chảy theo tuyến Phú Ốc đến Phú Lễ; chia ra một nhánh chảy về phía Tây Nam, đi ra sông Sình và về biển Ðông; một nhánh khác chảy quanh ra phía Bắc đến các làng Cổ Tháp, Sơn Tùng, chảy qua Nam Dương hợp với sông Nam Phù chảy vòng lại phía Ðông Bắc đến thôn An Xuân rồi đổ ra phá Tam Giang. Dòng Hương Giang khởi thủy bằng hai nguồn bắt đầu từ dãy Trường Sơn, một nhánh từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng. Dòng Ô Lâu cũng bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy qua Quảng Trị, rồi vòng qua Phong Điền và đổ ra cửa Thuận An. Ba con sông, ba

dòng chảy cùng gặp gỡ nhau nơi cửa Thuận An để hòa vào đại dương mênh mông. Có lẽ vì thế chăng mà Tam Giang như mang cả những nét đẹp hiện hữu của từng dòng sông ấy. Cái dịu dàng, xanh thẳm và mê đắm của dòng Hương Giang. Sự hiểm nguy và mạnh mẽ của dòng sông Bồ hay sự thất thường, trái tính của con nước dòng Ô Lâu.

Không như nhiều hệ đầm phá khác, nước thường rất đục, màu nâu xám hoặc màu nâu đỏ, dòng nước trên phá Tam Giang lại xanh ngắt như nước biển, trong vắt và mang một vị mằn mặn nhẹ chứ không gắt như vị mặn mà của nước biển.

2)Rừng xanh giữa sóng nước

Điểm dừng chân đầu tiên là Rú Chá. “Rú” trong tiếng địa phương nơi đây để chỉ khu rừng và chá là một loại cây thân gỗ mọc ở vùng đất ngập mặn, cùng họ với tràm, đước, sú vẹt. Cây Chá là loại cây phổ biến nhất ở nơi này, mọc nhiều tạo thành một khu rừng xanh tươi, hay nói đúng hơn là một ốc đảo xanh ngay trên phá.

Men theo những con đê nhỏ dẫn lối, khoảng chừng hơn 200m là đã vào đến rừng. Đặt chân xuống Rú Chá, men theo lối mòn của các đìa nuôi tôm, du khách bắt đầu tiến sâu vào khu rừng nguyên sinh duy nhất còn sót lại ở vùng phá Tam Giang này. Luồn lách dưới những vòm cây Chá, trong không gian mát rượi của bóng cây và gió biển, ta sẽ khám phá được sự độc đáo của loại cây “vua” trên vùng đầm phá này. Cây Chá có tán rộng, vươn dài với bộ rễ tỏa ra tua tủa cắm xuống đất, cành đan cành, rễ xen rễ nối tiếp nhau. Chính vì thế khi bước vào rừng, tán lá của cây tạo thành một

kẽ lá. Khác với những khu rừng ngập mặn thường thấy ở Nam Bộ, với đặc trưng những tầng thực vật ngập mặn lùi dần vào đất liền theo độ nhiễm mặn của đất, nước. Mức độ mặn ở phá Tam Giang tương đối ổn định vì thế chỉ thấy bạt ngàn toàn Chá.. Không khí trong rừng mát lạnh và yên ắng. Không như những vùng rừng ngập mặn khác muốn di chuyển phải men theo những bờ đê bé tý ty, hoặc phải đi bằng thuyền hay cano len lỏi qua từng gốc cây, ô rừng. Ở trong rừng chá gần như là đất liền vậy, chá sống ở vùng ngập mặn nhưng rừng không ngập nước. Vì vậy có thể tha hồ tung tăng trên những khoảng rừng thưa, hoặc những con đường mòn dẫn lối. Thậm chí nếu hứng thú, có thể vác xe đạp lên đây để đạp cũng rất thú vị. Đi một lúc thì gặp ngay một ngôi mộ khá lớn và một đình thần khá cổ xưa.Đây là đền thờ Thành Hoàng- vị thần che chở cho sự bình yên của dân làng và bảo hộ nghề chài lưới cho ngư dân sinh sống ven vùng đầm phá. Bao quanh Rú Chá là phá… Có những vuông mặt nước người ta vây lại bằng những hàng rào lưới (hàng đáy) để giăng bắt thuỷ hải sản. Cuộc sống của người dân quanh đây phụ thuộc rất nhiều vào phá. Họ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và giao thông đi lại ngay trên phá. Có những người dân sống hẳn trên những con thuyền lênh đênh mãi trên phá Tam Giang. Đó là nhà của họ. Sáng sáng chiều chiều giăng lưới bắt cá. Ghe thuyền nào đi ngang qua, thích thì tấp lại mua vài ba con cá. Hoặc dăm ba bữa họ cũng dong thuyền tấp vào bến nào đó để mua vài ba thứ cần dùng.... Cuộc sống lênh đênh nhưng với họ, có khi như thế lại là một cái gì đấy hạnh phúc.

Rời Rú Chá, tiếp tục đến làng Thai Dương Hạ. Ngôi làng được coi là giàu nhất nhì vùng biển Thuận An khi hầu hết các gia đình nơi đây đều có người nhà sinh sống ở ngoại quốc. Ngôi làng nhỏ bé, bình yên, nằm nép mình bên bờ phá, giữa mênh mông sóng nước. Làng Thai Dương Hạ nổi tiếng vì giàu có thì ít, làng thì nhiều. Những lăng tẩm của các vị tiên tổ được xây dựng hoành tráng, to đẹp, trị giá hàng tỷ đồng. Gia đình nào cũng cố gắng xây mộ tổ thật to đẹp như muốn các vị được nở mày nở mặt mà con cháu cũng được tiếng thơm thảo, có phúc làm ăn. Cả một dải dọc dài ven bờ phá, kéo dài lên đến đồi là một thành phố lăng nhấp nhô mà quy mô công trình và kiến trúc đẹp gấp vạn lần những ngôi nhà của người sống. Một thành phố lăng tẩm độc đáo và ấn tượng mạnh.

Quả thật, đến Phá Tam Giang để mà tìm địa điểm du lịch nào đó nổi tiếng, hoành tráng hay cầm được, sờ mó được thì có lẽ là… không tưởng. Vì rằng nơi này bình dị lắm. Thế nhưng, điểm khiến khó ai đi một lần rồi có thể quên đươc chính là cái cảm giác được lênh đênh, tròng trành giữa sóng nước, vừa ngắm những cạnh vật thiên nhiên rất yên bình vừa có thể lênh đênh trên thuyền để ngắm hoàng hôn trên phá. Một cảnh tượng mà có lẽ nếu ở thành phố khó có thể chiêm ngưỡng được. Và cũng khác hẳn quanh cảnh hoàng hôn trên biển. Mặt trời dần dịu nắng, rồi chuyển sang đỏ rực, rồi tỏa sắc vàng bàng bạc lấp loá trên mặt đầm phá. Vài chú chim bói cá cứ lao mình xuống rồi lại vút lên cao, vẽ những mũi tên trên nền trời xanh thẳm xanh. Những chiếc thuyền chài đã ầm ào kéo về bến cá. Cả cảng cả huyên náo bởi tiếng kêu, tiếng gọi, tiếng xôn xao của ngư phủ. Những

mặt phá rộng lớn, những chiếc vó khổng lồ phản chiếu chút nắng cuối ngày, lấp lánh ánh bạc, những chiếc thuyền chở khách như vội vã tăng tốc cho kịp cập bến kẻo tối trời. Thoảng đâu đó từ rất xa, một tiếng hò khoan của ai đó nghe như có như không, như kéo người ta vào một khoảng lặng đến nao lòng. Để rồi bỗng những tiếng cười khach khách, hồn nhiên và trong trẻo của lũ trẻ vạn đò như khiến người ta bừng tỉnh khỏi cái khung cảnh huyền hoặc đó của đất trời, sông nước. Những hàng đáy lại vẽ thêm những đường kẻ ô so le nhau giữa trời và nước. Và rồi, ở xa xa, mây trắng chuyển dần sang xám, xoá dần đi đường chân trời....để hoàng hôn nhượng màu cho đêm đang bắt đầu.... Những cánh cò trắng sau một ngày bay đi kiếm ăn, cũng đang nhộn nhịp tụ về Rú Chá. Tiếng đập cánh, tiếng gọi bầy náo loạn cả một vùng rừng.

Những chiếc thuyền trên phá vẫn chậm rãi trôi, lấp lóe những ánh đèn. Một cuộc sống về đêm của những ngư dân lại bắt đầu. Trăng dần lên không tỏ rạng, chỉ một khối tròn nằm chếch hướng mặt trời vẫn chưa tắt hẳn, giữa cái nền trời đã xám màu còn vương chút ánh vàng. Nếu có thời gian, du khách có thể theo thuyền làm một chuyến đi giăng lưới trên phá. Giữa bốn bề mênh mang sóng nước, giữa ánh trăng vằng vặc và gió biển lạnh se, hẳn

Một phần của tài liệu VĂN HÓA MÔI TRƯỜNG SÔNG NƯỚC VIỆT NAM (Trang 36 - 42)