Trường hợp các hàng cừ không được đóng đến tầng không thấm (trường hợp hàng cừ treo) Trong trường hợp này sau khi đã cho trị số Φ theo chỉ dẫn của điểm trên, trước tiên đối với mỗ

Một phần của tài liệu TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9143 : 2012 CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - TÍNH TOÁN ĐƯỜNG VIỀN THẤM DƯỚI ĐẤT CỦA ĐẬP TRÊN NỀN KHÔNG PHẢI LÀ ĐÁ (Trang 56 - 58)

11. Tính toán độ bền thấm của đất đắp sau lưng trụ biên 1 Qui định chung

F.2. Trường hợp các hàng cừ không được đóng đến tầng không thấm (trường hợp hàng cừ treo) Trong trường hợp này sau khi đã cho trị số Φ theo chỉ dẫn của điểm trên, trước tiên đối với mỗ

Trong trường hợp này sau khi đã cho trị số Φ theo chỉ dẫn của điểm trên, trước tiên đối với mỗi hàng cừ của sơ đồ được xét ta tính các tỉ số sau đây:

Trong đó: S: trị số đã chỉ trên hình vẽ;

T: trị số bình quân số học của các trị số Tthực đó ở bên trái và bên phải của hàng cừ đang xét, ngoài ra Tthực là độ sâu của mặt tầng không thấm thực dưới để đập hoặc phía dưới đáy thượng lưu hoặc hạ lưu.

Sau đó sử dụng biểu đồ trên hình F4, ta tìm được điểm tương ứng với các tọa độ Φ/T và S/T. Nếu điểm này nằm ở vùng “B” của biểu đồ thì độ thấm nước của hàng cừ coi như không đáng kể, và ta xem hàng cừ này tuyệt đối không thấm nước.

Nếu điểm đó nằm ở vùng “C” (trong thực tế rất ít gặp), thì hàng cừ này khi tính toán thấm hoàn toàn có thể bỏ qua.

Hình F3 - Sơ đồ để tính toán đường viền dưới đất có hàng ván cừ không chạm tầng không thấm

Cuối cùng, nếu điểm đó nằm vùng “A” của biểu đồ, thì khi tính toán thấm của đường viền dưới đất ta phải xét đến độ thấm nước của hàng cừ này; khi đó ta tiến hành theo cách sau đây: a) Theo biểu đồ của S.N.Numêrốp trên hình F5, từ các tọa độ Φ/T và S/T ta tìm trị số “hệ số giảm nhỏ” σ của hàng cừ đang xét;

b) Nhân chiều dài S của ván cừ này với hệ số giảm nhỏ σ đã tìm được, khi đó ta có chiều dài qui ước của hàng cừ tuyệt đối không thấm nước, tương đương với hàng cừ thực, thấm nước về mặt tiêu hao cột nước;

Stgđg = σ . S (103)

c) Sau khi đã thay thế chiều dài thực tế của các hàng cừ thấm nước bằng các chiều dài rút ngắn tương đương Stgđg ta tính sơ đồ quy ước đã tìm được như đã giới thiệu trong các phụ lục A; phụ lục B; phụ lục C; phụ lục D; phụ lục E (cho rằng các hàng cừ rút ngắn tương đương là tuyệt đối không thấm nước); rồi đưa những kết quả tính toán của sơ đồ quy ước đã tìm được sang sơ đồ thực.

Cuối cùng cần chú ý là trong tính toán sơ đồ quy ước khi xác định chiều sâu vùng hoạt động thấm phải xuất phát từ chiều dài (tương đương Stgđg của ván cừ, chứ không phải từ chiều dài thực S của chúng.

CHÚ DẪN: Vùng A: cừ thấm nước; Vùng B: cừ thực tế không thấm nước, Vùng C - cừ tuyệt đối thấm nước

Hình F4 - Đồ thị để xét ảnh hưởng của độ thấm nước của hàng cừ theo kết quả của tính toán

CHÚ DẪN: Vùng A: vùng của cừ thực tế không thấm nước; Vùng B - vùng của cừ thực tế tuyệt đối thấm nước.

Hình F5 - Đồ thị để xác định hệ số σ trong công thức (103) Phụ lục G

(Quy định)

Tính toán độ bền thấm ngẫu nhiên (bất thường) theo phương pháp độ dốc (Gradien) kiểm tra của R.R. Trugaev

Một phần của tài liệu TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9143 : 2012 CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - TÍNH TOÁN ĐƯỜNG VIỀN THẤM DƯỚI ĐẤT CỦA ĐẬP TRÊN NỀN KHÔNG PHẢI LÀ ĐÁ (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w