Kiểm tra sự xói lùng bên trong (xói ngầm) của đất nền

Một phần của tài liệu TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9143 : 2012 CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - TÍNH TOÁN ĐƯỜNG VIỀN THẤM DƯỚI ĐẤT CỦA ĐẬP TRÊN NỀN KHÔNG PHẢI LÀ ĐÁ (Trang 66 - 68)

11. Tính toán độ bền thấm của đất đắp sau lưng trụ biên 1 Qui định chung

H.4.Kiểm tra sự xói lùng bên trong (xói ngầm) của đất nền

Việc kiểm tra này phải tiến hành trong hợp nền không đồng nhất, ở các chỗ có thể xảy ra sự cuốn đất hạt nhỏ vào các lỗ hổng của đất hạt to ở nền.

Khi xét đến các chỗ nguy hiểm của nền, phải bảo đảm điều kiện sau:

Jb ≤ (Jb)cp (137)

Trong đó:

Jb - độ dốc đo áp thực ở chỗ tiếp giáp giữa đất hạt nhỏ và đất hạt to; (Jb)cp - trị số độ dốc đo áp cho phép ở chỗ tiếp giáp nêu trên.

Trị số Jb phải được xác định trên cơ sở tính toán thấm của sơ đồ đường viền dưới đất đang xét (các Điều 7.1 đến Điều 7.5).

Trị số (Jb)cp phải được xác định theo các số liệu liên quan đến việc thiết kế lọc ngược và có xét đến các đường phân tích hạt của các loại đất trong nền.

Khi lập thiết kế kỹ thuật các đập cấp I và II phải xác minh chính xác trị số (Jb)cp bằng cách thí nghiệm các mẫu đất thiên nhiên ở trong phòng thí nghiệm.

Phụ lục K

(Quy định)

Tính toán thấm vòng quanh trụ biên theo phương pháp R.R. Trugaev K.1. Mô tả dòng chảy nước ngầm thấm vòng quanh trụ biên.

Trong trường hợp chung, khi móng trụ biên không đặt trên tầng không thấm (tầng không thấm nằm khá sâu), khi có thấm vòng quanh trụ biên, sự chuyển động của nước ngầm sẽ có dạng không gian. Khi đó, cùng với dòng thấm có áp ở dưới đập, còn có cả dòng thấm không áp thấm vòng quanh trụ biên.

CHÚ DẪN:

I) Đập tràn; II) Tường dọc của trụ biên; III) Tầng không thấm; IV) Các đường dòng; V) Đường đẳng áp

Hình K1 - Trụ biên có tường quặt

Ở hình K1.b đã vẽ những đường dòng của phần dòng chảy không áp và các đường đẳng áp của dòng thấm. Tiết diện ướt của dòng vào là mái dốc và đáy thượng lưu; của dòng ra là mái dốc và đáy hạ lưu.

Nếu như móng của trụ biên không tiếp giáp với tầng không thấm nằm sâu, thì có thể xuất hiện thêm những thấm bán áp dưới các trường của trụ biên.

Trong một số trường hợp, có thể còn xảy ra dòng nước thấm bổ sung, từ bờ ra phía hạ lưu. Có thể coi như đường bão hòa bao quanh mặt trong của trụ biên (đường viền dưới đất 1-2-3-4- 5-6; hình K1.b): phần đường bão hòa chạy theo tường dọc của trụ biên được biểu thị trên (hình K1.a) (đường 3-4). Rõ ràng là phần đường bão hòa này quyết định trị số áp lực của nước ngầm lên tường dọc của trụ biên.

Nếu như vẽ đường dòng thấm theo đường 1-2-3-4-5-6 (K1.b) rồi triển khai nó ra trên một mặt phẳng thì ta nhận được hình ảnh như ở hình K2. Hình ảnh này tương tự như hình ảnh dòng thấm qua đập đất trên nền thấm nước.

Hình K2 - Đường bão hòa bao quanh trụ biên - 1

Như vậy, khi tính toán thấm vòng quanh trụ biên, ta có thể áp dụng phương pháp giống như khi tính toán thấm qua đập đất trên nền thấm nước (xem điều K.2 sau đây).

Một phần của tài liệu TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9143 : 2012 CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - TÍNH TOÁN ĐƯỜNG VIỀN THẤM DƯỚI ĐẤT CỦA ĐẬP TRÊN NỀN KHÔNG PHẢI LÀ ĐÁ (Trang 66 - 68)