Các qui định chung

Một phần của tài liệu TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9143 : 2012 CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - TÍNH TOÁN ĐƯỜNG VIỀN THẤM DƯỚI ĐẤT CỦA ĐẬP TRÊN NỀN KHÔNG PHẢI LÀ ĐÁ (Trang 42)

11. Tính toán độ bền thấm của đất đắp sau lưng trụ biên 1 Qui định chung

B.1.Các qui định chung

Khi tính toán đường viền dưới đất đã cho theo phương pháp kéo dài đường viền, cần phải xét đến các chỉ dẫn chung đã trình bày ở điều A.1 của phụ lục A; đồng thời cũng cần sử dụng khái niệm về tầng không thấm tính toán và độ sâu của nó được xác định như đã chỉ dẫn ở điều A.2 của phụ lục A.

Cần chú ý rằng, khi thỏa mãn được các điều kiện (49) thì độ chính xác của phương pháp tính toán đơn giản này thực tế cũng giống như của phương pháp hệ số sức kháng.

Theo phương pháp kéo dài đường viền thì mỗi bộ phận đã được tách ra của đường viền dưới đất (điều A.3 phụ lục A) được thay thế bằng một bộ phận nằm ngang qui ước nào đó mà chiều dài ảo của nó là:

λ = ξ . Ttb (70) Trong đó:

ξ: là hệ số sức kháng của bộ phận đường viền đang xét; Ttb: độ sâu trung bình của mặt tầng không thấm tính toán.

Rõ ràng là từ các công thức (50) và (51) chiều dài qui ước đối với các bộ phận riêng biệt của đường viền có thể được xác định tương ứng với hệ thức (70) bằng những công thức sau đây: a) Đối với bất kỳ bộ phận bên trong nào của đường viền:

λbp = Ibt (71)

b) Đối với bộ phận chỗ vào và chỗ ra của đường viền:

λvào = λra = Ibt + 0,44Ttb = Ibp + λo (72) Trong đó: λo = 0,44Ttb (73)

Có thể gọi là "đoạn sức kháng bổ sung" ở chỗ vào hoặc chỗ ra của dòng nước thấm; các ký hiệu còn lại đã cho ở phụ lục A xem công thức (50) và (51).

Toàn bộ chiều dài qui ước của cả đường viền dưới đất, theo các công thức (71) và (72) được viết dưới dạng:

λ = ∑lbp + 2 .0,44Ttb = L + 0,88Ttb = L + 2 λo

Trong đó: L là chiều dài thực tế của đường viền dưới đất.

Một phần của tài liệu TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9143 : 2012 CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - TÍNH TOÁN ĐƯỜNG VIỀN THẤM DƯỚI ĐẤT CỦA ĐẬP TRÊN NỀN KHÔNG PHẢI LÀ ĐÁ (Trang 42)