Khảo sát ảnh hưởng của dịch chiết tảo Spirulina lên sự tăng

Một phần của tài liệu Khảo sát sự tạo huyền phù tế bào bắp cải tím (Brassica oleracea var. capitata f. rubra) (Trang 47 - 50)

huyền phù tế bào

Mô sẹo 3 tuần tuổi được chuyển vào 15 ml môi trường MS có bổ sung sucrose 30 g/l, 2,4-D 1 mg/l, kinetin 1 mg/l và dịch chiết tảo Spirulina có nồng độ thay đổi. Hệ thống tế bào được nuôi cấy trên máy lắc vòng với tốc độ lắc 100 vòng / phút.

Bảng 3.6: Sự tăng trưởng của huyền phù tế bào ở môi trường bổ sung dịch chiết tảo Spirulina sau 3 tuần nuôi cấy

Nồng độ dịch chiết tảo

Spirulina (mg/l) SCV đầu (ml) SCV sau 3 tuần

nuôi cấy (ml) SCV (ml) 0 1.517 2.384 0.867 25 1.700 2.583 0.883 50 1.700 2.650 0.950 75 1.733 2.766 1.033 100 1.667 2.567 0.900

Việc bổ sung dịch chiết tảo Spirulina có ảnh hưởng tích cực đến sự tăng trưởng của huyền phù tế bào. Dịch chiết tảo chủ yếu chứa nhiều acid amin và vitamin. Các acid amin cung cấp nguồn nitrogen hữu cơ cho tế bào và nguồn nitrogen này thường được hấp thu nhanh hơn và dễ dàng hơn so với nitrogen vô cơ. Vitamin giúp xúc tác các quá trình biến dưỡng khác nhau của tế bào, tham gia vào hoạt động của enzym [1]. Do đó, việc bổ sung dịch chiết tảo đồng nghĩa với việc cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cho tế bào, kích thích huyền phù tế bào tăng trưởng nhanh và mạnh hơn. Khi tăng nồng độ dịch chiết tảo, sự tăng trưởng của huyền phù tế bào cũng tăng theo. Huyền phù tế bào tăng trưởng mạnh nhất ở nồng độ dịch chiết tảo 75 mg/l (thể tích tế bào lắng tăng 1.033 ml sau 3 tuần nuôi cấy)

Trang 48

(bảng 3.6). Tuy nhiên, khi tăng nồng độ dịch chiết tảo đến 100 mg/l thì huyền phù tế bào giảm tăng trưởng, có thể là do sự gia tăng áp suất thẩm thấu, gây ức chế các hoạt động sống của tế bào, làm giảm sự tăng trưởng của huyền phù tế bào.

Trang 49

Chương 4

Trang 50

Một phần của tài liệu Khảo sát sự tạo huyền phù tế bào bắp cải tím (Brassica oleracea var. capitata f. rubra) (Trang 47 - 50)