Đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ sms fastmobipay tại ngân hàng techcombank (Trang 31 - 33)

CHƢƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ SMS_F@STMOBIPAY TẠI NGÂN

3.2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc

Để thực hiện được các giải pháp chung ở tầm vĩ mô cũng như giúp ngân hàng thực hiện được các giải pháp tăng cường hoạt động thanh toán qua điện thoại di động tại ngân hàng mình thì Nhà nước cần có một số biện pháp sau:

3.2.1.1. Hoàn thiện, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông

Hạ tầng cơ sở có vai trò trong việc triển khai các hoạt động thanh toán trực tuyến nói chung, các hoạt động thanh toán SMS_F@stmobiPay nói riêng , do đó nhà nước cần đầu tư và phát tiển hạ tầng viễn thông với chất lượng tốt.Thực hiện phổ cập các dịch vụ viễn thông đến tất cả các vùng miền trong nước với chất lượng dịch vụ và phục vụ ngày càng cao. Đồng thời triển khai việc kết nối mạng viễn thông công cộng và sử dụng chung cơ sở hạ tầng nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Bên cạnh đó nhà nước cần tạo các cơ chế chính sách khuyến khích các DN trong nước và quốc tế phát triến các dịch vụ internet mới như điện thoại IP…

3.2.1.2. Hoàn thiện hệ thống luật pháp

Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế có liên qua đến hệ thống ngân hàng như: Luật cạnh tranh, luật về thanh toán trên điện thoại di động, hay giải quyết khiếu nại các tranh chấp xảy ra…

Bảo đảm môi trường pháp lý cho dịch vụ SMS_F@st mobipay của ngân hàng, mà ở đó là một hệ thống pháp lý đầy đủ, đồng bộ, hiệu lực cao, tránh tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn nhau. Đây cũng là một vấn đề còn nhiều bất cập, khá nan giải không chỉ ở lĩnh vực ngân hàng trong việc hoàn chỉnh hệ thống pháp lý của nước ta hiện nay.

Môi trường pháp lý được coi là yếu tố quan trọng quyết định đến hoạt động của dịch vụ SMS_F@st mobipay của ngân hàng. Nó quy định các chủ thể tham gia, lĩnh vực hoạt động và điều chỉnh các mối quan hệ pháp lý phát sinh. Nếu một môi trường pháp lý không đầy đủ và không đồng bộ sẽ không đảm bảo được lợi ích của các bên tham gia, gây nên những khó khăn, phiền hà thậm chí tạo khe hở cho kẻ xấu lợi dụng và không khuyến khích thị trường này phát triển.

Năm 2008, các nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử, hướng dẫn Luật CNTT và nhiều Thông tư đã được ban hành. Tuy nhiên, hình thức thanh toán qua điện thoại di động vẫn là lĩnh vực còn mới mẻ lại dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, để các văn bản quy phạm pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước cần nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai các văn bản pháp luật đã ban hành.

Trong triển khai cần chú trọng tới hoạt động hướng dẫn, phổ biến nội dung của các văn bản pháp luật để ngân hàng hiểu và thực hiện đúng. Để đẩy mạnh triển khai, các bộ ban ngành nên tổ chức thêm nhiều khoá đào tạo TMĐT ngắn hạn. Những khoá học này tập trung chủ yếu vào đối tượng là cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ trong ngân hàng trên khắp cả nước.

3.2.1.3. Bảo đảm môi trường kinh tế ổn định

Bảo đảm môi trường kinh tế ổn định, tạo sân chơi bình đẳng giữa các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cũng như sự bình đẳng giữa các ngân hàng. Môi trường kinh tế không ổn định sẽ gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và dịch vụ SMS_F@stmobiPay tại ngân hàng Techcombank nói riêng.

3.2.1.4. Nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích của dịch vụ

Ở Việt Nam hình thức thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn do thói quen để lại cũng như điều kiện công nghệ thanh toán ngân hàng vẫn còn bất cập, chưa đủ lòng tin trong dân chúng, dịch vụ thanh toán qua di động vẫn còn khá mới mẻ đối với hầu hết người dân Việt Nam. Do đó dịch vụ SMS_F@st mobiPay ngân hàng

Techcombank vẫn chưa theo kịp được các nước trong khu vực và trên thế giới. Người dân vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt để giao dịch, thanh toán tiền hàng hoá và dịch vụ

Để hình thức thanh toán qua điện thoại đi động thực sự đi vào nhận thức của mỗi người thì các cơ quan quản lý nhà nước nên có những biện phát tích cực để nâng cao nhận thức cho người dân như quảng cáo, tuyên truyền về các lợi ích mà dịch vụ thanh toán thông qua điện thoại di động đem lại, tạo ra lòng tin trong nhân dân cần có các biện pháp và chiến dịch tuyên truyền hiệu quả.

Hiện nay, hoạt động tuyên truyền phổ biến về thanh toán qua di động đã được các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan thông tin đại chúng và nhiều doanh nghiệp quan tâm thúc đẩy nên đã có sự phát triển khá mạnh mẽ. Đến nay, nhận thức của doanh nghiệp và người tiêu dùng về lợi ích của thanh toán qua điện thoại di động và các dịch vụ dựa trên nền tảng chiếc điện thoại di động đã có chuyển biến rõ rệt.

Theo khảo sát của Bộ Công Thương, trong các năm gần đây, các ngân hàng đã trú trọng đầu tư vào lĩnh vực thanh toán dựa trên nền tảng công nghệ. Tuy nhiên, sự phát triển của hoạt động đào tạo đang trong giai đoạn phát triển tự phát, chưa có sự quan tâm thoả đáng của các cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, trong thời gian tới cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan là Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công Thương trong việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cũng như đánh giá lại chất lượng đào tạo hiện nay để có những biện pháp thúc đẩy hoạt động đào tạo TMĐT nói chung và các dịch vụ thanh toán dựa trên nền tảng công nghệ cao đi vào chiều sâu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngân hàng đối với nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ sms fastmobipay tại ngân hàng techcombank (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)