Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững (Trang 118 - 123)

Chuyển dịch cơ cấu KTNN huyện Cần Giuộc bao hàm nhiều nội dung liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đồng thời kết quả chuyển dịch cũng phụ thuộc rất lớn vào cơ chế, chính sách của Nhà nước. Do đó, luận văn kiến nghị một số nội dung cụ thể sau:

Thứ nhất, trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, huyện Cần

Giuộc cần xác định rõ các chương trình, các dự án phục vụ yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phải mang tính đồng bộ và bền vững, đặc biệt chú ý vấn đề môi trường và dân sinh.

Thứ hai, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giuộc tăng cường chỉ đạo các

cơ quan, ban, ngành của huyện trong các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, đồng thời có cơ chế, chính sách đầu tư có trọng điểm và kịp thời, phù hợp với đặc tính thời vụ và lâu dài khi phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó khâu đột phá là đầu tư phát triển giáo dục để nâng cao dân trí và chuyển giao khoa học kỹ thuật kết hợp đồng bộ với đào tạo nghề cho nông dân; nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là giao thông đường bộ.

Thứ ba, Nhà nước kịp thời tập trung đổi mới chính sách đất đai, chính

sách đầu tư, chính sách tín dụng và chính sách tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy cho kinh tế hộ mở rộng quy mô sản xuất, khuyến khích phát triển nhanh các trang trại, các hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông nghiệp, nông thôn.

Thứ tư, Nhà nước tăng cường đầu tư, đồng thời tạo môi trường pháp

lý để khuyến khích việc xã hội hóa phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại để các thành phần kinh tế đầu tư cùng tham gia, như: Chợ đầu

mối và kho chứa nông sản hàng hóa ở các trung tâm tiểu vùng cũng như các nhà máy chế biến nông sản có quy mô lớn, trang bị công nghệ hiện đại.

Thứ năm, trong công tác nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ

khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, cần tập trung đầu tư hơn nữa cho công tác giống, cơ giới hóa, phòng chống dịch bệnh và ứng dụng quy trình canh tác nông nghiệp tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành nông sản hàng hóa.

Nếu nông thôn Cần Giuộc quyết tâm lột xác để xây dựng một hệ thống hạ tầng cơ sở tốt, một môi trường sản xuất thông thoáng, và áp dụng một nền khoa học công nghệ cao, thì thành phần nông dân trẻ sẽ trụ lại, xây dựng thành công một huyện có cả nông nghiệp và công nghiệp hiện đại, vừa bảo đảm tính bền vững về an ninh lương thực vừa bảo đảm “môi trường xanh” cho huyện. Các vấn đề ô nhiễm môi trường là những bài học xương máu, nên đừng bao giờ quên rằng nông nghiệp ngoài vai trò làm đầy bao tử, làm ấm cơ thể, còn là bầu không khí trong lành cho buồng phổi nữa.

Chuyển dịch cơ cấu KTNN là vấn đề lớn và phức tạp, hơn nữa vốn kiến thức và thời gian nghiên cứu của tác giả còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và đồng nghiệp./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài Chí Bưu (2004), Một số giải pháp trong sản xuất lúa gạo chất lượng

cao, phục vụ xuất khẩu ở ĐBSCL, Hội thảo khoa học vì sự phát triển

vùng ĐBSCL tại Cần Thơ, 11/2004.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Kế hoạch phát triển nông

nghiệp, nông thôn 5 năm 2006 - 2010 của cả nước, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Quy hoạch chuyển đổi cơ

cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, kèm theo Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005.

4. Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

5. Chương trình số 10-Ctr/TƯ ngày 02/11/2011 của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 42/2011/NQ-HĐND ngày 9/12/2011 của hội đồng nhân dân tỉnh Long An về đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn mới.

6. Cục Thống kê tỉnh Long An (2005;2010), Niên giám Thống kê tỉnh Long

An.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Đặng Kim Sơn - Hoàng Thu Hoà (2002), Một số vấn đề về phát triển nông

nghiệp và nông thôn, Nxb Thống kê, Hà Nội.

10. Đào Công Tiến (2003), Nông nghiệp, nông thôn - Những cảm nhận và đề

11. Đinh Phi Hổ (2003), KTNN- Lý luận và thực tiễn, Nxb Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.

12. Đinh Văn Ân (2005), Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội

tốc độ nhanh, bền vững, chất lượng cao ở Việt Nam, Nxb Thống Kê,

Hà Nội.

13. Hoàng Thị Chỉnh (2005), Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Cà Mau theo hướng phát triển bền vững, Đề tài trọng điểm cấp bộ.

14. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình kinh tế học

phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Huyện ủy huyện Cần Giuộc (2010), Báo cáo chính trị của ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa IX trình đại hội đại biểu đảng bộ huyện lần thứ X, nhiệm kỳ 2010-2015.

16. Kế hoạch thực hiện Chương trình đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Long An.

17. Lâm Quang Huyên (2002), Nông nghiệp, nông thôn Nam bộ hướng tới

thế kỷ 21, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

18. Lê Đình Thắng (1998), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn - Những

vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Lê Huy Ngọ (2002), Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông

nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX ( nhiệm kỳ 2010-2015)

21. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

22. Ngô Doãn Vịnh (2003), Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển

kinh tế - xã hội Việt Nam. Học hỏi và sáng tạo, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

23. Nguyễn Phượng Vỹ (2005), Một số tình hình kinh tế trang trại sau 5 năm

thực hiện Nghị quyết 03/CP của Chính phủ, Hà Nội.

24. Nguyễn Phượng Vỹ (2005), Một số vấn đề rút ra sau ba năm thực hiện

Quyết định số 80/QĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản qua hợp đồng, Hà Nội.

25. Nguyễn Quốc Tế (2003), Vấn đề phân bổ, sử dụng nguồn lao động theo

vùng và hướng giải quyết việc làm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Nxb Thống kê, Hà Nội.

26. Nguyễn Sinh Cúc, Nguyễn Văn Tiêm (1995), Đầu tư trong nông nghiệp,

thực trạng và triển vọng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

27. Nguyễn Thị Cành (2004), Các mô hình tăng trưởng và dự báo kinh tế - lý

thuyết và thực nghiệm, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Mình.

28. Nguyễn Văn Luân (2000), Kinh tế học vĩ mô, Nxb Thống kê, Hà Nội.

29. Nguyễn Văn Thạo, "Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở An Giang", Tạp chí Nghiên cứu lý luận, (2).

30. Nhung Điện Tân (2003), "Điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc và hướng đi trong tương lai", Tạp chí Khoa học xã hội, (59).

31. Phạm Đỗ Chí, Đặng Kim Sơn (2003),Làm gì cho nông thôn Việt Nam,

NXB Tp. HCM, Trung tâm Kinh tế Châu á- Thái Bình Dương (VAPEC), Thời báo kinh tế Sài Gòn.

32. Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

33. Trần An Phong (1995), Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm

sinh thái và phát triển lâu bền, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

34. Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế miền Nam (2000), Chuyển dịch cơ cấu

KTNN- nông thôn vùng ĐBSCL, Tp. Hồ Chí Minh.

35. Trương Thị Minh Sâm (2001), Chuyển dịch cơ cấu KTNNvùng nông thôn

ngoại thành TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Kinh tế học và phát triển, Nhà

xuất bản Khoa học - Xã hội.

36. Trương Thị Minh Sâm (2004), Các giải pháp phát triển kinh tế trang trại

ở ĐBSCL, Hội thảo khoa học vì sự phát triển ĐBSCL tại Cần Thơ,

1/11/2004.

37. Uỷ ban nhân dân huyện Cần Giuộc (2006), Đề án đào tạo nghề và giải

quyết việc làm huyện Cần Giuộc giai đoạn 2005 – 2010.

38. Uỷ ban nhân dân huyện Cần Giuộc (2010), Kế hoạch phát triển kinh tế -

xã hội 5 năm 2011 – 2015 .

39. Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2002), Một số vấn đề lý luận, phương pháp luận, phương pháp xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội.

40. Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, Bộ Thủy sản (2005), Quy hoạch

tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng 2020, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững (Trang 118 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w