Về chuyển dịch cơ cấu KTNN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững (Trang 25 - 26)

Chuyển dịch cơ cấu KTNN là sự vận động của các yếu tố cấu thành của KTNN theo các quy luật khách quan dưới sự tác động của con người vào các nhân tố ảnh hưởng đến chúng theo những mục tiêu xác định.

Chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp là sự thay đổi tương quan tỷ lệ của mỗi ngành chuyên môn hóa trong tổng thể các ngành trong nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng nông nghiệp là sự chuyển dịch của các ngành nông nghiệp xét theo từng vùng trong nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu KTNN nghĩa là có sự thay đổi ngành nghề sản xuất - kinh doanh, các khâu, các bộ phận vốn có của nông nghiệp, có sự thay đổi quan hệ, tỷ lệ giữa chúng và có sự thay đổi cách tổ chức, bố trí các nguồn nhân lực, vật lực. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu KTNN nói riêng là sự thay đổi một kết cấu kinh tế, thay đổi cả chất và lượng của nền kinh tế, do đó nó là một quá trình cách mạng lâu dài và khó khăn, cần tiến hành từng bước với qui mô và trình độ thích hợp. Vì việc kết hợp giữa nông, lâm, ngư nghiệp cho

phép tạo ra cân bằng sinh thái hợp lý đảm bảo những điều kiện cần thiết cho sản xuất (đất đai, khí hậu, nước, độ ẩm, …) kinh doanh lâu dài với hiệu quả cao. Đó còn là yêu cầu tất yếu của việc sử dụng tài nguyên, tổ chức sản xuất hợp lý .

Như vậy, có thể hiểu chuyển dịch cơ cấu KTNN là quá trình làm biến đổi cấu trúc và các mối quan hệ tương tác trong hệ thống theo những định hướng và mục tiêu nhất định, nghĩa là đưa hệ thống đó từ trạng thái này tới trạng thái khác tối ưu hơn thông qua sự quản lý, điều khiển của con người theo đúng quy luật khách quan.

Chuyển dịch cơ cấu KTNN gắn liền với quá trình tái phân công lao động xã hội. Chuyển dịch cơ cấu KTNN tạo ra hệ thống KTNN hợp lý cho phép khai thác tối ưu các nguồn lực (vốn, tài nguyên, lao động, kỹ thuật…), đảm bảo sự phát triển cân đối, ổn định, bền vững, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

Chuyển dịch cơ cấu KTNN hợp lý tạo điều kiện để ngành nông nghiệp nhanh chóng thích ứng với yêu cầu hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế.

Chuyển dịch cơ cấu KTNN hợp lý góp phần duy trì có hiệu quả nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể là nền tảng, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w