Định nghĩa của Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển tháng 6- 1992 tại Rio de Janiero: phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người, nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai.
Nội dung của phát triển bền vững là Bảo vệ khí quyển; Bảo vệ đất đai; Bảo vệ sự đa dạng sinh học; Bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngọt; Bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên biển; Sử dụng các công nghệ sinh học thích hợp về sinh thái và xử lý hợp lý về sinh thái các chất thải; Ngăn ngừa việc buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm và chất thải độc hại; Nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe con người; cải thiện điều kiện sống và làm việc của người nghèo bằng cách xóa bỏ nghèo khổ và chấm dứt sự thoái hóa của môi trường.
Chúng ta có thể quan niệm: phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao, liên tục trong thời gian dài dựa trên việc khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên mà vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay nhưng không làm cạn kiệt tài nguyên, để lại hậu quả xã hội cho thế hệ tương lai.
Trong điều kiện phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có thể hiểu phát triển bền vững nông nghiệp trên bốn phương diện sau:
- Trên phương diện kinh tế, sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao nhưng không bị suy giảm đột biến về tăng trưởng và hiệu quả sản xuất; có độ linh hoạt cao với những biến động của thị trường; đảm bảo tính đồng bộ của nội bộ khu vực nông lâm ngư nghiệp và toàn nền kinh tế.
- Trên phương diện xã hội, đảm bảo công bằng xã hội ; rút ngắn khoảng cách phân hóa về thu nhập và phát triển của dân cư trong khu vực nông thôn và giữa khu vực nông thôn với khu vực thành thị.
- Trên phương diện tài nguyên – môi trường, tài nguyên ít suy giảm hoặc suy giảm ở mức độ có thể kiểm soát hoặc tái tạo được; vấn đề môi trường phát sinh không ảnh hưởng lớn đền phát triển và chất lượng sống và có thể hạn chế trong tương lai.
- Trên phương diện khả thi, các hệ thống canh tác bền vững đề xuất phải được người sản xuất chấp nhận.
Chuyển dịch cơ cấu KTNN hợp lý góp phần thực hiện thành công quá trình CNH, HĐH, thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu, từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức.
Long An hiện nay, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế có những đặc điểm chủ yếu là nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng công nghiệp có tăng song chưa đạt mức mong muốn. Trong nội bộ ba nhóm ngành lớn, cơ cấu ngành đã có những thay đổi theo hướng tích cực, có tác dụng bước đầu đối với sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân, song chưa vững chắc, chưa đáp ứng yêu cầu thị trường. Trong nội bộ các ngành, đặc biệt là ngành nông – lâm – ngư nghiệp, trình độ trang bị kỹ thuật còn thấp, năng suất cây trồng vật nuôi chưa cao, chất lượng hàng hóa (kể cả hàng hóa đã qua chế biến) còn thấp đã hạn chế khả năng xuất khẩu ra thị trường thế giới. Lao động thủ công và bán cơ giới còn khá phổ biến nên năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao, chất lượng sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trong công nghiệp máy móc thiết bị đã ít về chủng loại lại lạc hậu về công nghiệp, phần lớn thuộc về thế hệ cũ trang bị chấp vá, nhất là công nghiệp nhẹ, công nghiệp nông thôn còn nhỏ bé, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, nên chưa có sức thu hút lao động dư thừa trong nông nghiệp.
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hóa và hợp tác hóa giữa các quốc gia làm cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng. Trong điều kiện đó, chúng ta muốn nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành mới tích cực nhưng gặp khó khăn là vốn, trình độ công nghệ thấp kém, lao động trình độ thấp… Bởi vậy các khó khăn bất cập
xảy ra thường xuyên trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu là điều kiện tất yếu và chúng đòi hỏi phải có các giải pháp và điều chỉnh hợp lý.
Nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự thay đổi cơ cấu kinh tế phù hợp, cơ cấu kinh tế có phân công và hiệp tác lao động, có phân công chuyên môn hoá sản xuất, có mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các vùng, trong nước với nước ngoài, dựa trên thế mạnh của từng ngành, từng vùng để bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong quá trình phát triển.
Chuyển dịch cơ cấu KTNN còn là yêu cầu khách quan bắt nguồn từ nhu cầu khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật và lao động hiện có trong nông nghiệp để chuyển sang kinh tế hàng hoá, mở rộng thị trường và phát triển kinh tế nông thôn. Để khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng trong nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng thị trường và phát triển kinh tế nông thôn thì một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu là phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu KTNN, gắn phát triển nông nghiệp với kinh tế nông thôn, đây là nhiệm vụ có tầm chiến lược trong toàn bộ sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế để khai thác mọi tiềm năng mở rộng sản xuất hàng hoá, phát triển kinh tế nông thôn còn là con đường giảm dần khoảng cách về trình độ phát triển về mọi mặt giữa nông thôn và thành thị, cải thiện và nâng cao từng bước đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần cho nông dân, khắc phục cảnh đói nghèo đã bao đời đè nặng lên cuộc sống của họ.
Quan điểm phát triển kinh tế của Đảng ta tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI là:
“Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là
ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức”
(VK ĐHĐB TQ lần thứ XI. Tr 98-99)
Điều đó đòi hỏi phải quan tâm đến cơ cấu KTNN và chuyển dịch cơ cấu KTNN trong quá trình phát triển, bởi lẽ trong cơ cấu kinh tế chung ở nước ta, KTNN là bộ phận cấu thành chiếm vị trí đặc biệt quan trọng.
Từ những lý do chủ yếu nói trên, có thể khẳng định rằng, chuyển dịch cơ cấu KTNN là tất yếu khách quan đối với cả nước, cũng như đối với từng vùng, từng địa phương ở nước ta.
1.1.4. Nội dung chuyển dịch cơ cấu KTNN
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp: Chuyển dịch
cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp một cách khoa học và hợp lý là giảm tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, thủy sản. Trong trồng trọt thì giảm tỷ trọng sản xuất lúa, tăng tỷ trọng diện tích cây rau màu có giá trị kinh tế cao ở cả 3 vụ (Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông) để đạt hiệu quả cao hơn trên một đơn vị diện tích sản xuất. Hiện nay, đối với Long An sản xuất lúa vẫn là nhiệm vụ quan trọng góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Do vậy, cần chuyển dịch cơ cấu màu lúa, giống lúa để có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao trong sản xuất lúa. Tiếp tục chuyển mạnh một phần diện tích đất bãi bồi sang đào ao nuôi cá, lập vườn để có giá trị kinh tế cao, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp. Từng bước tăng tỷ trọng chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp, xác định hợp lý cơ cấu đàn giữ gia súc, gia cầm, thủy sản. Thực hiện phương thức chăn nuôi kết hợp chế biến, tiêu thụ sản phẩm để có hiệu quả kinh tế. Từng bước phát triển thuỷ sản trở
thành thế mạnh, kết hợp nuôi thả những giống tôm, cá có hiệu quả kinh tế cao với việc phát triển hệ thống tiêu thụ, đưa giá trị thu nhập ở khu vực này tăng cao hàng năm.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo vùng thể hiện sự tái phân công lao động theo vùng, lãnh thổ. Dựa trên những lợi thế về điều kiện tự nhiên, địa lý, kinh tế - xã hội của mỗi vùng mà hình thành các vùng kinh tế. Các vùng kinh tế này có những đặc điểm khác nhau nhưng có điểm chung là dựa vào những lợi thế đó để khai thác có hiệu quả các nguồn lực và tiềm năng kinh tế trong vùng nhằm tạo ra sự phát triển.
Kinh tế vùng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng nhằm khai thác những lợi thế từ lao động, từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên để xây dựng một chiến lược phát triển sản xuất - kinh doanh theo hướng chuyên môn hoá, đa dạng hoá.
Chuyển dịch cơ cấu vùng còn làm cho những diện tích đất trước đây chưa sử dụng, hoặc sử dụng chưa hiệu quả, hoặc chưa chuyển đổi được sang hướng sản xuất phù hợp được sử dụng có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, khi có một cơ cấu kinh tế vùng hợp lý sẽ thu hút được vốn đầu tư từ bên ngoài nhằm duy trì và phát triển kinh tế vùng đó.
Trong nền kinh tế thị trường, ở mỗi vùng, ngành nào có ưu thế cạnh tranh sẽ phát triển nhanh. Từ đó, kéo theo các ngành khác có liên quan cùng phát triển cả về qui mô và tốc độ theo một quan hệ, tỷ lệ nhất định, qua đó đạt hiệu quả kinh tế cao nhất của vùng.
Xác định cơ cấu kinh tế vùng hợp lý sẽ tạo cơ sở để khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn những tiềm năng về tài nguyên, sức lao động, cơ sở vật chất hiện có của từng vùng. Điều này quyết định tốc độ phát triển kinh tế
hàng hoá ở nông thôn mỗi vùng cũng như cả nước. Khi có biến đổi lớn trong vùng kinh tế về kết cấu hạ tầng và tình hình kinh tế - xã hội như hệ thống giao thông, thuỷ lợi, trình độ dân trí, vốn đầu tư, thị trường tiêu thụ, đặc biệt là sự xuất hiện của những tiến bộ mới trong công nghệ sinh học, nhu cầu mới của thị trường… sẽ xuất hiện những ngành sản xuất - kinh doanh mới có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Để phát triển các ngành mũi nhọn ở các vùng kinh tế nông thôn, trong quá trình xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế vùng cần coi trọng tác động vĩ mô của Nhà nước thông qua hệ thống các chủ trương, chính sách như: Khuyến nông, xây dựng kết cấu hạ tầng, chính sách thuế ưu đãi và những thông tin cần thiết…
Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Trong nền kinh tế thị trường
luôn tồn tại những hình thức sở hữu khác nhau. Chính sự đa dạng hoá sở hữu đã quyết định sự tồn tại của các thành phần kinh tế. Sự khác nhau giữa các thành phần kinh tế thể hiện ở trình độ xã hội hoá, sự phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ tổ chức quản lý, phương thức phân phối sản phẩm và các mối quan hệ về lợi ích. Mỗi thành phần kinh tế có bản chất và những đặc điểm riêng. Lợi ích của các thành phần kinh tế vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn và có mối quan hệ với nhau, cùng tồn tại với nhau trong một nền kinh tế. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã trở thành tất yếu trong đời sống xã hội của nhiều nước trên thế giới. Do đó, phải tạo điều kiện để các thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế trong nông nghiệp ở nước ta được thực hiện theo hướng đảm bảo để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định
hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo điều kiện và môi trường thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân; kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lao động: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo lao động là sự tái phân công lao động dựa vào các lợi thế trong quá trình phát triển sản xuất. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lao động nhằm tạo ra đủ việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập và đời sống cho người lao động, phát huy năng lực của lao động, đóng góp hiệu quả hơn cho khu vực, cho vùng, cho đất nước, cho sự phát triển và ổn định kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lao động được thực hiện trên cơ sở kế hoạch, chiến lược qui hoạch đội ngũ cán bộ, công nhân, nông dân… theo một cơ cấu hợp lý để từ đó phát huy được thế mạnh về lao động.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo trình độ công nghệ: Trình độ công nghệ trong sản xuất nông nghiệp nước ta từng bước được nâng cao, cơ sở vất chất kỹ thuật của nông nghiệp ngày càng hiện đại, khai thác có hiệu quả hơn những tiềm năng to lớn của nền nông nghiệp nhiệt đới phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện khoa học công nghệ trên thế giới phát triển cao, nhất là công nghệ tin học, công nghệ sinh học, đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo trình độ công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Xu hướng chung hiện nay là phải tăng tỷ trọng công nghệ sản xuất và quản lý hiện đại kết hợp với khai thác lợi thế của công nghệ truyền thống.
1.1.5. Yêu cầu đối với chuyển dịch cơ cấu KTNN theo hướng bền vững Một là, chuyển dịch cơ cấu KTNN gắn với tăng trưởng: Tăng trưởng
kinh tế là sự gia tăng hay mở rộng về sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế, được phản ánh qua sự tăng lên về quy mô sản lượng và sản lượng bình quân đầu người của một nền kinh tế. Như vậy, có thể hiểu tăng trưởng nông nghiệp là sự tăng lên về sản lượng hàng hóa và dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp. Nguồn gốc của tăng trưởng nông nghiệp là sự gia tăng, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực đầu vào cơ bản đối với quá trình sản xuất nông nghiệp là đất đai, vốn, lao động và công nghệ. Mặt khác, để đảm bảo cung cấp đủ lương thực, thực phẩm thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng của dân cư ngày càng tăng, nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, vốn và ngoại tệ cho tái sản xuất mở rộng và tích lũy ban đầu để đầu tư phát triển các ngành kinh tế khác, các ngành, các lĩnh vực trong nông nghiệp phải không ngừng gia tăng quy mô sản lượng, nghĩa là tăng trưởng. Tuy nhiên, mức tăng sản lượng giữa các ngành, giữa các lĩnh vực là không giống nhau, nhờ đó tạo tiền đề để chuyển dịch về cơ cấu giữa các ngành, các lĩnh vực trong nông nghiệp. Để đảm bảo về mặt số lượng và chất lượng của tăng trưởng, việc đổi mới cơ cấu các ngành, các lĩnh vực trong nông nghiệp, hay nói cách khác, việc chuyển dịch cơ cấu KTNN phải dựa trên cơ sở bố trí lại một cách hợp lý các nguồn lực được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp giữa các ngành, các lĩnh vực.
Hai là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phát triển nông nghiệp bền