Phạm Phú Ngọc Trai, nguyên TGĐ Pepsico Việt nam Hãy phân tích quan điểm trên.

Một phần của tài liệu bài tập tình huống quản trị học (Trang 39 - 40)

nam. Hãy phân tích quan điểm trên.

Đôi nét về Phạm Phú Ngọc Trai

Ông Phạm Phú Ngọc Trai - Chủ tịch của Công ty Tư vấn Kinh doanh Hội nhập Toàn cầu GIBC – Global Integration Business Consultants, kiêm Chủ tịch Hội đồng Cố vấn đối ngoại PepsiCo Đông Nam Á.

Từ đây, ông Trai chính thức trở thành Chủ tịch của Công ty Tư vấn Kinh doanh Hội nhập Toàn cầu GIBC – Global Integration Business Consultants, đồng thời tiếp tục hỗ trợ PepsiCo ở vị trí Chủ tịch Hội đồng Cố vấn đối ngoại PepsiCo Đông Nam Á. Khởi đầu sự nghiệp từ vị trí một chuyên viên xuất nhập khẩu của Bộ Ngoại thương, sau đó là Phó giám đốc Công ty FoodexCo quận 3, Chủ tịch hội đồng quản trị

Tribeco, Tổng giám đốc SP.Co, Phạm Phú Ngọc Trai được biết đến nhiều hơn ở cương vị Tổng Giám đốc PepsiCo Đông Dương, một trong những CEO người Việt hiếm hoi của một tập đoàn đa quốc gia. “Cái duyên” của ông với tập đoàn nước giải khát hàng đầu thế giới này bắt đầu từ vị trí Giám đốc điều hành của một nhà máy đóng chai, và cũng là đối tác của PepsiCo.

Sau đó, trên cương vị lãnh đạo của PepsiCo Đông Dương, những đóng góp to lớn của ông Trai đã giúp PepsiCo đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận mà điển hình nhất là sự thành công của các sản phẩm như Twister, Sting, Aquafina hay Poca trên thị trường Việt Nam, mang lại doanh số ấn tượng và lợi nhuận bền vững.

Nhờ đó, trong 5 năm qua, PepsiCo Việt Nam đã 4 lần vinh dự nhận giải thưởng DMK (Donald M. Kendall) – giải thưởng danh giá nhất của PepsiCo toàn cầu dành cho những thị trường có mức tăng trưởng cao nhất trong năm. Bên cạnh những thành công về mặt kinh doanh, PepsiCo dưới sự lãnh đạo của Phạm Phú Ngọc Trai còn là một công ty có nhiều hoạt động xã hội tích cực đối với cộng đồng.

Ông đặc biệt chú trọng đến CSR (Corporate Social Responsibility – Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp), và bằng những nỗ lực của mình và các cộng sự, ông đã xây dựng hình ảnh một PepsiCo ấn tượng, gần gũi và thân thiện thông qua các chương trình tình nguyện, những hoạt động hợp tác và hỗ trợ các tổ chức từ thiện, những chương trình học bổng hỗ trợ sinh viên và các chương trình phát triển tài năng trẻ… Ông đã có một câu nói rất hay đó là “CSR-Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đó không còn là những hành động thiện nguyện tự phát theo tiếng nói của lương tri hay những đóng góp theo phong trào nữa, mà nó đã là một phần chiến lược không thể tách rời của doanh nghiệp.”

Một phần của tài liệu bài tập tình huống quản trị học (Trang 39 - 40)