Chủ trương phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Sơn La đến năm 2020 và những yêu cầu đặt ra đối với nguồn lực con người.

Một phần của tài liệu phát huy nguồn lực con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh sơn la hiện nay (Trang 82 - 93)

những yêu cầu đặt ra đối với nguồn lực con người.

2.2.1 Chủ trương phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Sơn La đến năm 2020. Về kinh tế:

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, gắn với giải quyết vấn đề nông dân, nông thôn miền núi, dân tộc; bảo vệ môi trường và sử dụng có hiệu quả, bền vững các

nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đảm bảo an ninh lương thực theo quan điểm sản xuất hàng hóa, giảm nhanh diện tích canh tác cây lương thực trên đất dốc; ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, trọng tâm là phát triển chăn nuôi đại gia súc. Củng cố, phát triển các vùng cây công nghiệp tập trung: chè, cà phê, mía đường...; đẩy mạnh chương trình phát triển cây cao su, phấn đấu đến 2015 trồng được 20.000 ha; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, khôi phục và phát triển vốn rừng. Khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước, nuôi các loại thủy sản có hiệu quả kinh tế cao.

Thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên nguồn lực từ ngân sách nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là địa bàn sản xuất, tạo điều kiện để người nông dân được tiếp cận các dịch vụ về y tế, giáo dục, văn hóa và các phúc lợi xã hội khác; khuyến khích nông dân góp giá trị quyền sử dụng đất và lao động của mình với các doanh nghiệp, hợp tác xã để phát triển sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống.

Phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, hàm lượng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường. Phát triển mạnh va nâng cao chất lượng các ngành, sản phẩm công nghiệp về lợi thế cạnh tranh, tạo ra sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động như: thủy điện, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, thủy sản, sản phẩm cao su, sữa, cà phê, chè...; khai thác hợp lý gắn với chế biến sâu một số khoáng sản trên địa bàn.

Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại; phát triển nhanh khu vực dịch vụ, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao. Khuyến khích phát triển các cơ sở dịch vụ tư nhân, cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Phát triển mạnh các loại hình du lịch, xây dựng các điểm du lịch, khu du

lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử; đầu tư hình thành các tuyến du lịch trong tỉnh, liên kết khu vực, các tỉnh trong cả nước và các điểm du lịch nước ngoài.

Triền khai đồng bộ các biện pháp quản lý ngân sách và khai thác tốt các nguồn thu. Quản lý chi ngân sách đảm bảo đúng luật, triệt để tiết kiệm, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện giảm nghèo, giải quyết việc làm, phục vụ tăng trưởng kinh tế. Phát triển hệ thống ngân hàng đa dạng về thể loại, an toàn, hiệu quả, tăng trưởng cao, bền vững và hiện đại.

Xúc tiến đầu tư, huy động các nguồn lực để đẩy nhanh thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Chú trọng các công trình quan trọng, thiết yếu, phát huy tác dụng nhanh; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí, kém chất lượng. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào khu vực nông thôn, vùng cao, biên giới, vùng tái định cư. Nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển, nhất là quy hoạch và quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch đô thị. Hoàn thiện hành lang pháp lý thông thoáng để đẩy mạnh thu hút các đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ các tổ chức kinh tế tập thể tiếp cận các nguồn vốn; đào tạo cán bộ quản lý, lao động; trợ giúp kĩ thuật và chuyển giao công nghệ; hỗ trợ phát triển thị trường, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, các dự án đầu tư của Nhà nước. Phát triển các hình thức hợp tác, liên doanh.

Về ổn định đời sống nhân dân vùng tái định cư:

Triên khai xây dựng và tổ chức thực hiện đề án “Ổn định phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân tái định cư thủy điện Sơn La”, hỗ trợ để các hộ dan tái định cư ngay khi kết thúc Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La; thực hiện mục tiêu đồng bào vùng tái định cư có đời sống, sản xuất ngày càng ổn định và bền vững.

Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án tổng thể ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyên dân sông Đà xây dựng thủy điện Hòa Bình đến năm 2020; giải quyết tốt các vấn đề còn khó khăn hiện nay; tập trung cho việc sắp xếp lại dân cư, tổ chức sản xuất, đầu tư kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho lao động.

Xây dựng chương trình tổng thể để tái định cư, ổn định sản xuất và đời sống cho nhân dân ở các vùng không có điều kiện phát triển bền vững, các bản các xã còn đặc biệt khó khăn, những vùng có nguy cơ sạt lở cao.

Về định hướng phát triển các vùng:

Vùng kinh tế dọc Quốc lộ 6: hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ - nông, lâm nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát huy mạnh mẽ vai trò động lực cho phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh.

Vùng kinh tế dọc sông Đà: tiếp tục củng cố, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống dân cư vùng chuyển dân sông Đà của thủy điện Hòa Bình và thủy điện Sơn La, phát triển du lịch, chăn nuôi, bảo vệ và phát triển hệ thống rừng phòng hộ sông đà, nâng cao năng lực phòng hộ cho các công trình thủy điện quốc gia và đồng bằng bắc bộ.

Vùng cao và biên gới: tập trung các nguồn lực của Trung ương và của tỉnh để đầu tư, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu về giao thông, điện lưới, nước sinh hoạt, địa bàn sản xuất, thủy lợi... tập trung chỉ đạo công tác giảm nghèo nhanh và bền vững, phấn đấu đến 2015 giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng xuống 50% so với hiện nay. Xác định là địa bàn trọng yếu về đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực. Chú trọng giáo dục tư tưởng, chính trị, nhân cách, đạo đức, thể chất cho học sinh, sinh viên. Chăm lo phát triển giáo dục Mầm non; củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; đẩy nhanh phổ cập giáo dục trung học phổ thông; mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng các trường chuyên nghiệp. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông chuyên; đào tạo nguồn và có chính sách tích cực đối với cán bộ lãnh đạo, quản lí, cán bộ khoa học, công nghệ giỏi, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục ở vùng khó khăn, biên giới, vùng tái định cư, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Phát triển nhanh và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học - công nghệ. Triển khai tích cực các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng khoa học và công nghệ mới vào sản xuất, quản lý, điều hành. Khuyến khích phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Có chính sách trọng dụng, thu hút và phát huy tài năng của cán bộ khoa học - kỹ thuật.

Nâng cao chất lượng công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thực hiện có hiệu quả việc phòng chống dịch bệnh xã hội; nâng cao thể chất, tăng tuổi thọ của nhân dân. Thực hiện công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển các cơ sở khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, đáp ứng yêu cầu đa dạng của xã hội. Thực hiện các chính sách trợ giúp người nghèo, đối tượng chính sách trong chăm sóc sức khỏe. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, chú trọng vùng khó khăn biến giới. Coi trọng giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của nhân dân các dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế; phát triển sự nghiệp văn học, nghệ

thuật; góp phần xâu dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Mở rộng và tăng cường hợp tác, giao lưu về văn hóa, thông tin với các tỉnh trong khu vực, cả nước và quốc tế; chủ động đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình“ trong lĩnh vực tư tưởng và văn hóa.

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, huy động sự đóng góp của toàn xã hội cho sự nghiệp phát triển thể dục thể thao. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất trong trường học, xây dựng các mô hình hoạt động thể dục, thể thao ở địa bàn nông thôn; chú trọng phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng; đầu tư phát triển thể thao thành tích cao.

Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, tạo việc làm, thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, bảo hiểm y tế, học bổng cho học sinh nghèo, chính sách hỗ trợ trực tiếp đến hộ nghèo...phấn đấu giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo, cơ bản xóa xong nhà ở tạm; ngăn chặn tình trạng tái nghèo. Giải quyết các vấn đề lao động và việc làm. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chú trọng nhân lực có trình độ khoa học công nghệ cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân lành nghề.

Về quốc phòng an ninh:

Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội; đảm bảo an ninh biên giới, an ninh nội địa; phòng chống có hiệu quả âm mưu và hoạt động diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, hoạt động chống phá của các phần tử phản động; giải quyết tốt các vấn đề tôn giáo, dân tộc. Thực hiện các chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm, nhất là tội phạm kinh tế, chức vụ, tham nhũng, tội phạm hình sự nguy hiểm, tội phạm ma túy. Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm.

Nâng cao sức mạnh khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang, thực sự là lực lượng chiến đấu, lực lượng chính trị nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và tham gia có hiệu quả nhiệm vụ phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai. Quan tâm phát triển Đảng và xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ, dự bị động viên, lực lượng công an xã, phường, thị trấn vững mạnh.

Về hợp tác đối ngoại:

Mở rộng quan hệ và chủ động hội nhập quốc tế vì hòa bình, độc lập và phát triển theo đúng đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng; đẩy mạnh công tác văn hóa – thông tin đối ngoại; hợp tác quốc tế về lĩnh vực kinh tế nhằm thu hút các nguồn lực cho đầu tư và mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm của tỉnh, quảng bá tiềm năng và phát triển du lịch; hợp tác quốc tế về văn hóa – xã hội trên cơ sở đảm bảo giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; hợp tác quốc tế trong cải cách hành chính nhằm tiếp thu có chọn lọc các tiến bộ trong quản lý, điều hành.

Tiếp tục mở rộng hợp tác với các tỉnh trong khu vực, trong cả nước, các tập đoàn, tổng công ty; chủ động thu hút đầu tư các lĩnh vực, địa bàn theo định hướng của tỉnh, các tiến bộ khoa học trong quản lý, sản xuất kinh doanh và phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm của tỉnh.

Củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào, mở rộng với các tỉnh khác của nước ban Lào nhằm thực hiện thỏa thuận của hai Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng nhân dân cách mạng Lào. Thực hiện nhiệm vụ đào tạo cán bộ cho các tỉnh Bắc Lào, đầu tư các công trình hữu nghị, triển khai hoàn thành, đảm bảo đúng quy định dự án tôn tạo, tăng dày cột mốc quốc gia. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhất là đối với nhân dân khu vực biên giới nhận thức đúng đắn

và thực hiện Quy chế khu vực biên giới đất liền, xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào ổn định và phát triển toàn diện.

2.2.2 Những yêu cầu đặt ra đối với nguồn lực con người ở Sơn La.

Nhìn chung, nguồn nhân lực của tỉnh khá dồi dào, Thể lực tốt đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, dẻo dai trong công việc, đảm bảo tham gia vào hoạt động sản xuất phục vụ sự phát triển kinh tế - xã của tỉnh. Người lao động chăm chỉ, cần cù, khéo léo, năng động trong mô hình sản xuất truyền thống. Lực lượng lao động ở khu vực thành thị của tỉnh ngày càng tăng cùng với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Duy trì được tốc độ phát triển hợp lý cả về số lượng và chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho các bước phát triển tiếp theo trong những năm tới. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động tiếp tục được nâng cao; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị liên tục giảm; tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn nâng cao rõ rệt ở hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh; cơ cấu lao động trong ngành tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thu nhập bình quân của một lao động có việc làm, đặc biệt là lao động làm công ăn lương tiếp tục được cải thiện.

Để có được những thành tựu như trên, có rất nhiều nguyên nhân như sau:

Thứ nhất: trong những năm vừa qua, nền kinh tế của tỉnh có nhiều chuyển

biến tích cực mang tính ổn định và vững chắc. Tốc độ tăng GDP bình quân 5 năm gần đây ở mức cao so với mức tăng trưởng chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hóa. Tỷ trọng GDP công nghiệp – xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng nhanh, tạo thêm được nhiều việc làm mới cho người lao động.

Thứ hai: cơ sở hạ tầng liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của

cải thiện đáng kể và ngày càng hoàn thiện. Tư duy về kinh tế thị trường, về thị trường lao động từng bước được đổi mới theo hướng phát triển nền kinh tế đa thành phần, giải phóng sức sản xuất và sức lao động, cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hóa các thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi của kinh tế thị trường nói chung và thị trường lao động nói riêng hình thành và phát triển.

Thứ ba: nhiều chủ trương, đường lối chính sách của Đảng về phát triển

kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế đã được cụ thể hóa phù hợp với đặc thù tỉnh, tạo thành hàng lang pháp lý thông thoáng cho kinh tế thị trường và thị trường lao động hoạt động ngày càng lành mạnh và có hiệu quả. Các cấp, các ngành đã có nhiều đổi mới và nâng cao vai trò, hiệu quả trong quản lý nhà nước, tăng cường kiểm tra, giám sát và đẩy mạnh cải cách hành chính.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực của tỉnh vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế cần

Một phần của tài liệu phát huy nguồn lực con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh sơn la hiện nay (Trang 82 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)