2.1 Những nhân tố ảnh hưởng và thực trạng nguồn lực con người ở tỉnh Sơn La hiện nay La hiện nay
2.1.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát huy nguồn lực con người ở tỉnh Sơn La hiện nay.
2.1.1.1 Những nhân tố bên ngoài: * Hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa
Hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa nền kinh tế là xu hướng phát triển của các nước đang phát triển và các quốc gia trên thế giới hiện nay.
Toàn cầu hóa xét về góc độ kinh tế là quá trình lực lượng sản xuất và quan hệ kinh tế quốc tế phát triển vượt qua các rào cản bởi biên giới quốc gia và khu vực, lan tỏa ra phạm vi toàn cầu, trong đó hàng hóa, vốn, tiền tệ, thông tin, lao động... vận động thông thoáng; sự phân công lao động mang tính quốc tế; quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đan xen nhau, hình thành mạng lưới quan hệ đa chiều.
Hội nhập quốc tế là việc các nước tìm kiếm một số điều kiện nào đso mà họ có thể thống nhất được với nhau nhằm khai thác các khả năng của nhau phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của mình, là mức độ tham gia vào sự hợp tác, phân công quốc tế (quan hệ thương mại, đầu tư...) giữa nước này và nước khác.
Trong thời đại hiện nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng của các quốc gia dân tộc trên thế giới. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có thể tạo ra những thời cơ (đó là thị trường được mở rộng, trao đổi hàng hóa tăng mạnh đã thúc đẩy phát triển sản xuất của các nước; nguồn vốn. Khoa học, công nghệ, kinh nghiệm quản lý cùng các hình thức đầu tư, hợp tác khác
mang lại lợi ích cho các bên tham gia hợp tác..) nhưng cũng ko ít thách thức (tạo sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế, làm gia tăng sự phân cực giữa các nước giàu và các nước nghèo...), quốc gia nào nắm bắt được thời cơ, vượt qua được thử thách thì sẽ phát triển nhanh hơn, ngược lại sẽ bị tụt hậu xa hơn.
Đối với Việt Nam, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa đem lại nhiều cơ hội và thách thức. Việc đối mặt với những cơ hội, thách thức cũng chính là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có những yếu tố thuận lợi mới tác động tích cực đến việc thu hút đầu tư nhưng đồng thời cũng đã xuất hiện một số khó khăn, thách thức mới cần được tháo gỡ nhằm tạo đà tăng trưởng trong các năm tới, trong đó chất lượng nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng quyết định thành công của quá trình hội nhập.
* Sự phát triển khoa học công nghệ và hình thành nền kinh tế tri thức
Trong tiến trình phát triển của loài người, khoa học kỹ thuật có vai trò vô cùng to lớn thúc đẩy xã hội tiến lên văn minh, hiện đại. Những tiến bộ khoa học kĩ thuật đem lại sức mạnh to lớn của lực lượng sản xuất, làm ra những sản phẩm mới, những khối lượng sản phẩm nhiều hơn, thỏa mãn nhu cầu đời sống con người ngày càng cao. Những nước có khoa học kỹ thuật phát triển là những nước có nền kinh tế phát triển mạnh và mức sống của nhân dân khá cao. Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã rút ngắn thời gian từ khi tìm ra tiến bộ khoa học đến áp dụng vào sản xuất, khoa học công nghệ đã trở thành một lực lượng trực tiếp của nền sản xuất. Sự phát triển như vũ bão của khoa học đã và đang mở ra những ngành sản xuất mới như: công nghệ sinh học, công nghiệp vật liệu mới, công nghệ thông tin... Để phát triển các ngành này cần có đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thay cho đội
ngũ lao động đa phần là công nhân phổ thông, có trình độ trung bình và thấp. Đó còn gọi là nền kinh tế tri thức, nền kinh tế mà ở đó người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, tạo ra những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, giá trị lớn, thân thiện với môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.
2.1.1.2 Những nhân tố bên trong: * Những đặc điểm về tự nhiên:
Sơn La là một tỉnh miền núi ở phía Tây Bắc. Phía bắc giáp tỉnh Yên Bái, Lào Cai; phía đông giáp tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình; phía tây giáp Tỉnh Lai Châu; phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Địa hình Sơn La chia thành những vùng đất có những đặc trưng sinh thái khác nhau. Sơn La có hai cao nguyên lớn là Mộc Châu và Nà Sản với nhiều tiềm năng phát triển cây chè, cây ăn quả, cây mía, cà phê... và chăn nuôi bò sữa. Khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ấm, mưa nhiều. Địa hình bị chia cắt sâu và mạnh, hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Khí hậu Sơn La chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Hiện nay, Sơn La có 11 đơn vị hành chính (gồm có 10 huyện và 1 thành phố trực thuộc tỉnh) với 974.988 người năm 2004 (mật độ dân số là 69 người/km2) với 12 dân tộc anh em.
Tỉnh Sơn La nằm trên trục quốc lộ 6 và có 2 cửa khẩu quốc gia với nước bạn Lào (Chiềng Khương, Pa Háng - Lóng Sập) vừa có ý nghĩa kinh tế và vừa có ý nghĩa chính trị quan trọng. Cùng với các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La là “mái nhà xanh” của đồng bằng bắc bộ với diện tích gần 1 triệu ha đất rừng và rừng, đã và đang có vai trò to lớn trong bảo vệ môi trường sinh thái và phòng hộ đầu nguồn sông Đà, điều tiết nguồn nước cho thủy điện hòa bình và
Thủy điện Sơn La. Việc thông thương ngoài tỉnh phải nhờ vào hệ thống đường bộ và đường sông, đường hàng không...song hệ thống còn nhỏ bé, một số nơi còn chưa sử dụng được.
Tài nguyên thiên nhiên của Sơn La khá đa dạng và có nhiều tiềm năng để khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.412,500 ha chiếm 4,27 tổng diện tích cả nước, đứng thứ ba trong tổng số 64 tỉnh thành. Đất chưa sử dụng và sông, suối còn rất lớn: 702,700 ha, chiếm 49% diện tích đất tự nhiên. Khi công trình thủy điện Sơn La hoàn thành sẽ có thêm khoảng 25.000 ha nước mặt hồ, là tiền đề để Sơn La phát triển mạnh nuôi trồng và khai thác thủy sản. Diện tích đất sử dụng đang ngày càng tăng lên chủ yếu do đất khai hoang đưa vào sản xuất và công trình thủy điện Sơn La đã xây dựng xong và đưa vào hoạt động.
Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 73% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, đất đai phù hợp nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng có giá trị kinh tế hàng hóa cao. Tỉnh có 4 khu rừng đặc dụng bảo tồn thiên nhiên: Xuân Nha (Mộc Châu), Sốp Cộp (Sông Mã), Copia (Thuận Châu), Tà Xùa (Bắc Yên). Sơn La là một trong những tỉnh có diện tích rừng và đất có khả năng to lớn phát triển lâm nghiệp (chiếm 73% diện tích tự nhiên), đất đai phù hợp nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hóa giá trị cao. Rừng Sơn La có nhiều thực vật quí hiếm, có các khu đặc dụng có giá trị nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch sinh thái trong tương lai. Đến năm 2005, diện tích rừng ở Sơn La chỉ còn 577.638,09 ha, trong đó rừng sản xuất là 47.856,69 ha, rừng phòng hộ 482.980,42. Độ che phủ rùng đạt 41. Toàn tỉnh có nhiều diện tích nông nghiệp
chưa sử dụng, đây cũng chính là nguồn tài nguyên quí giá, một thế mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội Sơn La giai đoạn 2006 - 2020.
Sơn La có khoảng gần 150 mỏ và điểm khoáng sản khác nhau song chủ yếu là mỏ nhỏ phân bố rải rác khắp địa bàn tỉnh, trử lượng không lớn và điều kiện khai thác không thuận lợi. Trong đó có những mỏ quí như niken, đồng, than, vàng... có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp khoáng sản. Đặc biệt tỉnh còn có đất đá vôi, đất sét trữ lượng cao... cho phép tỉnh phát triển một số ngành sản xuất vật liệu xây dựng có lợi thế như: xi măng, đá xây dựng, gạch... Nhìn chung các điểm mỏ và khoáng sản của Sơn La đến nay vẫn chưa được khảo sát, đánh giá một cách đầy đủ.
Sơn La có hệ thống sông suối khá dày đặc nhưng phần lớn mặt nước thấp hơn mặt đất canh tác, vì vậy biện pháp giải quyết nước là phải làm hồ chứa, đập dâng cắt lũ mùa mưa, chứa nước mùa khô, ống dẫn, bơm điện, khai thác nước ngầm và tăng tỷ lệ che phủ của rừng để ổn định nguồn sinh thủy...song với địa hình khó khăn hiểm trở, phúc tập đòi hỏi vốn đầu tư xây dựng cao. Sông suối Sơn La có độ dốc lớn, trắc diện hẹp nên tiềm năng thủy điện khá lớn. Ngoài 96 điểm xây dựng được thủy điện vừa và nhỏ với tổng công suất 134 MW còn có công trình thủy điện suối sập 11,8 MW, thủy điện Nậm Chiến công suất 210 MW, Thủy điện Huổi Quảng công suất 540 MW và đặc biệt là công trình thủy điện Sơn La với công suất 2.400 MW đã xây dựng xong có đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kì 2005 -2020.
* Những đặc điểm kinh tế - xã hội
- Tăng trưởng kinh tế:
Nằm ở vị trí đầu nguồn của hai con sông lớn: sông Đà và sông Mã, Sơn La không chỉ là địa bàn phòng hộ xung yếu cho vùng đồng bằng Bắc Bộ mà còn là
địa bàn có tiềm năng, lợi thế để phát triển trong tương lai. Trong những năm qua lực lượng lao động của tỉnh tập trung vào các ngành sau đây: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2004 đạt 1.835.660 triệu đồng (giá 1994), tăng 1,5 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh năm 2004 đạt 14,21%. (xem bảng 4)
Giá trị gia tăng nông - lâm nghiệp, thủy sản thời kì 2001 - 2004 tăng bình quân 4,85%/năm. Năm 2005 ước tính 6,01%, tăng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 ước tính đạt 5,1%/năm. Giá trị tăng công nghiệp – xây dựng, thời kì 2001 - 2004 tăng bình quân xấp xỉ 25,95%/năm. Giá trị gia tăng ngành dịch vụ thời kì 2001 - 2004 tăng trưởng bình quân 15,7%/năm. Trong ba khối ngành thì ngành dịch vụ có mức tăng trưởng ổn định nhất. Năm 2004, tổng sản phẩm trong tỉnh đạt 3.428 tỷ đồng (giá hiện hành).
Số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Sơn La năm 2001 - 2005 cao hơn giai đoạn trước, phù hợp với xu thế phát triển của cả nước nói chung và cả vùng Tây Bắc nói riêng. Nền kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng khá ổn định, năm sau cao đều hơn năm trước, trong đó khối dịch vụ tăng khá, khối công nghiệp và xây dựng tăng mạnh.
Do tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định nên GDP bình quân đầu người tăng đều qua các năm, năm 2000 đạt 2.202.878 đồng/người (142 USD), năm 2004 đạt 3.516.000 đồng/người (225 USD - giá hiện hành). So với GDP bình quân đầu người cả nước tương ứng các năm là 398 USD (năm 2000) và 545 USD (năm 2004) thì Sơn La vẫn còn thua kém nhiều, xu hướng tăng nhanh hơn để thu hẹp khoảng cách là chưa rõ và chưa vững. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng, sự chêch lệch mức sống giữa các địa bàn dân cư trong tỉnh vẫn còn lớn và có nguy cơ dãn ra. Ở các xã đặc biệt khó khăn (chiếm khoảng 35% dân số toàn
tỉnh) mức thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 1.000.000 đến 1.200.000/ năm, chỉ bằng khoảng 30% mức thu nhập bình quân toàn tỉnh.
Trong giai đoạn 2001 - 2010 nền kinh tế của tỉnh phát triển với tốc độ khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; các ngành, các lĩnh vực, các vùng và các thành phần kinh tế có bước phát triển. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân/ năm giai đoạn 2001 – 2005 là 13,13% (trong đó: nông nghiệp, lâm nghiệp tăng 8,75%; công nghiệp và xây dựng tăng 25,8%; dịch vụ tăng 16,43%); giai đoạn 2006 - 2010 đạt 14,1%/năm (trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp tăng 3,33%; công nghiệp và xây dựng tăng 25,36%; dịch vụ tăng 19,96%). Nền kinh tế phát triển tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động. Phù hợp xu thế phát triển chung của cả nước và khu vực, từng bước phát triển nền kinh tế tri thức, sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bảng 5: Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 - 2005 và 2006 - 2010 (đơn vị tính %/năm)
Ngành 2001 - 2005 2006 – 2010
Tăng trưởng toàn nền kinh tế 13,13 14,01
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 8,75 3,33
Công nghiệp và xây dựng 25,8 25,36
Dịch vụ 16,43 19,96
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Sơn La, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế toàn tỉnh đã có bước chuyển dịch quan trọng, đúng hướng và phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của đất nước trong xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong GDP toàn tỉnh tăng dần, đồng thời tỉ trọng nông nghiệp trong
GDP có xu hướng giảm xuống. Tỷ trọng nông lâm nghiệp giảm từ 61,0% năm 2001 xuống còn 50,8% năm 2005 và năm 2010 giảm xuống còn 40,0%; ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 9,5% năm 2001 lên 15,8% năm 2005 và tăng 23,4% năm 2010; ngành du lịch , thương mại tăng từ 29,6% năm 2001 lên 33,4% năm 2005 và đạt 36,6% năm 2010.
Kinh tế Sơn La có sự chuyển biến mạnh mẽ trong những năm qua, cơ cấu kinh tế chuyển từ kinh tế thuần nông tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Tuy vậy, ngành nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, tỷ trọng ngành công nghiệp tăng không vững chắc và còn rất thấp, dịch vụ và các ngành khác tăng nhanh hơn.
Trong bốn năm 2001 - 2004, tổng vốn đầu tư toàn xã hội Sơn La đạt 9.088 tỷ đồng (giá hiện hành), cao hơn nhiều so với tổng vốn đầu tư 5 năm 1996 – 2000. Ba lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất là nông lâm nghiệp, vận tải kho bãi và thong tin liên lạc, hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng. Dự báo trong thời gian tới, tổng mức đầu tư sẽ tăng lên.
- Thu, chi ngân sách:
Đối với thu, chi ngân sách, năm 2004 tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.360 tỷ đồng, tăng gấp 2,16 lần so với năm 2000, trong đó thu tại địa phương 220 tỷ đồng, trợ cấp của trung ương khoảng 1.119,8 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ sản xuất hang hóa trong tỉnh đã từng nước phát triển song vẫn còn khiêm tốn. (xem bảng 6).
Tổng thu ngân sách giai đoạn 2006 - 2010 đạt 17.486 tỷ đồng, bình quân tăng 20,7%/năm, trong đó năm 2010 đạt 4.488,3 tỷ đồng, vượt 23,1 so với kế hoạch. Trong đó, thu trên địa bàn giai đoạn 2006 - 2010 đạt 2.653,4 tỷ đồng, bình quân tăng 24,4%/năm, riêng năm 2010 đạt 738,6 tỷ đồng, vượt 32,28% kế
hoạch. Song chi ngân sách dù rất tiết kiệm, hợp lý vẫn vượt bình quân 16,83%/năm, trong đó năm 2010 tăng 23,1% so với kế hoạch.
Qua số liệu thu, chi ngân sách trên ta thấy, ngân sách thu được từ kinh tế địa phương so với chi dùng thường xuyên là rất thấp, chi ngân sách của tỉnh vẫn phụ thuộc chủ yêu vào nguồn trợ cấp từ trung ương. Sơn la còn là một tỉnh