Các yếu tố ảnh hưởng đến phát huy nguồn lực con người trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu phát huy nguồn lực con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh sơn la hiện nay (Trang 41 - 52)

hiện nay.

1.2.1 Dân số và cơ cấu tuổi lao động

Dân số đông và độ tuổi dân số trẻ (dân số vàng) vừa là lợi thế (đáp ứng được khả năng nhiều người lao động cho các ngành trong sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa), mặt khác vừa là hạn chế (vấn đề việc làm, thất nghiệp...). Vấn đề đặt ra là việc tận dụng lợi thế trong điều kiện thực tế dân số Việt Nam, giảm bớt hạn chế dân số trong việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Dân số là toàn bộ những người cư trú trên một vùng lãnh thổ nhất định, được tính theo số liệu thống kê hàng năm và các đợt tổng điều tra. Dân số có mối quan hệ gắn bó mật thiết với sự phát triển kinh tế xã hội, cũng như sự phát triển bền vững của một đất nước. Sản xuất xã hội bao gồm ba mặt gắn bó hữu cơ với nhau là hoạt động có mục đích và sáng tạo của con người, sản xuất hàng hóa gồm sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra chính bản thân con

người. Ba mặt này có mối tương quan mật thiết, tác động lẫn nhau trong sự thống nhất biện chứng. Trong đó, sản xuất vật chất là cơ sở để tái sản xuất con người; ngược lại tái sản xuất con người lại là tiền đề của sản xuất vật chất. Không có tái sản xuất con người thì không có sự thay thế, đổi mới, hoặc tăng cường lực lượng lao động. Sự phát triển sản xuất vật chất tạo điều kiện đẩy mạnh sự phát triển dân số cả về số lượng và chất lượng; ngược lại, sự phát triển về số lượng và chất lượng dân số một cách hợp lý lại thúc đẩy sự phát triển sản xuất vật chất đáp ứng yêu cầu xã hội.

Dân số trung bình cả nước năm 2010 ước tính khoảng 86,93 triệu người,tăng 1,05% so với năm 2009, bao gồm nam 42,97 triệu người, chiếm 49,4% tổng dân số cả nước, tăng 1,09%; nữ chiếm 43,96 triệu người, chiếm 50,6%, tăng 1%. Dân số khu vực thành thị là 26,01 triệu người, chiếm 29,9% tổng dân số, tăng 2,04% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 60,92 triệu người, chiếm 70,1%, tăng 0,63%. Tỷ lệ giới tính của dân số năm 2010 ở mức 97,7 nam/100 nữ (năm 2009 tỷ lệ này là 97,6/100). Lực lượng lao động từ 15 tuổi đến 60 tuổi là 50,51 triệu người, tăng 2,68% so với năm 2009, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,21 triệu người, tăng 2,12%. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia vào lực lượng lao động tăng từ 76,5% năm 2009 lên 77,3% năm 2010. Tỷ lệ lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 51,9% năm 2009 xuống 48,2% năm 2010; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 21,6% lên 22,4%; khu vực dịch vụ tăng từ 26,5% lên 29,4%. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 2,88%, trong đó, khu vực thành thị là 4,43%, khu vực nông thôn là 2,27% (năm 2009 các tỷ lệ tương ứng là 2,9%; 4,6%; 2,25%). Tỷ lệ thiếu việc làm năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 4,05%, trong đó khu vực thành thị là 2,04%, khu vực nông thôn là 5,47%

(năm 2009 các tỷ lệ tương ứng là: 5,61; 3,33%; 6,51%). Số liệu trên cho thấy, dân số Việt Nam tăng nhanh, nhóm người trong độ tuổi lao động cũng tăng và tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng nhẹ; báo hiệu tuổi thọ tăng lên và xu hướng già hóa dân số đang diễn ra. Sự biến đổi các chỉ tiêu dân số như vậy đã và đang tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam theo cả hai chiều là tạo cơ hội và nảy sinh những thách thức lớn.

Sau 30 năm, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động của Việt Nam đã tăng từ khoảng 50% lên 65%, nghĩa là tăng thêm 15%. Nói khác đi, so với năm 1979, số người ở độ tuổi lao động trong 100 dân,năm 2009 đã tăng lên 15 người. Năm 2005, ở các nước phát triển, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động là 63%, các nước đang phát triển khoảng 61,1% còn các nước kém phát triển nhất chỉ có 52,6%. (xem bảng 1)

Quy mô và cơ cấu dân số theo độ tuổi có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định số lượng người “trong độ tuổi lao động”. Ở Việt Nam, không chỉ qui mô dân số tăng lên không ngừng mà cả “tỷ lệ dân số từ 15 đến 59 tuổi” cũng tăng nhanh. Do vậy, số người trong độ tuổi lao động tăng lên với tốc độ thường cao hơn nhiều so với tốc độ tăng dân số. (xem bảng 2)

Mức độ gia tăng tương đối của lực lượng lao động trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thời gian rảnh rỗi ở nông thôn còn tương đối cao như trên đang đặt ra những vấn đề lớn cần giải quyết, trong khi chất lượng nguồn lao động còn thấp và cơ cấu lực lượng lao động còn bất hợp lý.

Bảng 3: Dự báo mức gia tăng dân số trong độ tuổi lao động ở Việt Nam đến năm 2020 (Đơn vị tính: nghìn người).

Năm Số người vào tuổi lao động

Số người hết tuổi lao động

Số người lao động tăng thêm

1995 1.632,5 384,2 1.248,3

2000 1.747,7 356,9 1.390,8

2005 1.812,4 369,9 1.442,5

2010 1.879,9 491,6 1.388,3

2020 1.862,9 892,0 970,9

Nguồn: Quỹ dân số Liên hợp quốc - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Như vậy, ở nước ta cơ cấu độ tuổi trong lao động chiếm một tỷ lệ cao và tăng nhanh, điều này luôn có 2 mặt của nó trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Một mặt, điều đó chính là một trong những nguồn lực dồi dào và to lớn bổ xung tham gia vào quá trình sản xuất ra của cải vật chất cho đời sống xã hội, trên cơ sở đó chính là những lợi thế to lớn trong việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, do đó cần phải có chiến lược đào tạo, đồi dưỡng, phát triển sao cho phù hợp với giai đoạn hiện nay

1.2.2 Giáo dục đào tạo

Trong quá trình sản xuất xã hội bao giờ cũng cần có 3 yếu tố: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động; trong đó sức lao động là yếu tố chủ thể của quá trình sản xuất; nó không chỉ làm “sống lại” các yếu tố của quá trình sản xuất mà còn có khả năng sáng tạo ra các yếu tố của quá trình sản xuất. Điều đó chứng tỏ vai trò của nguồn nhân lực có ý nghĩa cực kì quan trọng. Trong các nguồn lực sẵn có thì chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng. Để cải biến đối tượng lao động thông qua tư liệu lao động phải sử dụng lao động chân tay, song để sáng tạo ra các đối tượng lao động và tư liệu lao động mới tất yếu cần đến đội ngũ lao động trí óc.

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa hoc công nghệ thì vai trò của đội ngũ trí thức, lao động chất xám ngày càng tăng và càng có ý nghĩa quyết định. C.Mác đã có dự báo khoa học về vai trò của lao động trí tuệ: đến một trình độ nào đó, tri thức xã hội biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Sự tiên đoán của C.Mác đã thành hiện thực trong thời đại ngày nay khi khoa học đã thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Trí tuệ - lao động trí tuệ là nhân tố quan trọng hàng đầu trong đội ngũ nguồn nhân lực trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Trí tuệ của nguồn nhân lực được thể hiện thông qua tri thức. Tuy nhiên, tri thức chỉ thực sự trở thành nguồn lực khi nó được con người tiếp thu, làm và sử dụng chúng. Hơn nữa dù máy móc công nghệ hiện đại đến đâu mà không có phẩm chất và năng lực cao, có tri thức khoa học của con người thì không thể vận hành và phát huy tác dụng.

Việc phân tích trên cho thấy vai trò của nguồn lực con người nói chung, đặc biệt là nguồn lao động chất xám, lao động trí tuệ là hết sức cần thiết, là nhân tố đóng vai trò quyết định đối với nguồn nhân lực của xã hội, đánh dấu bước phát triển của một xã hội nhất định trong điều kiện quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay. Để có được nguồn lực con người chất lượng cao cần quan tâm đến một yếu tố quan trọng bậc nhất đó là giáo dục đào tạo hay nói cách khác, sự nghiệp giáo dục đào tạo gớp phần quan trọng nhất tạo nên sự chuyển biến căn bản về chất lượng nguồn nhân lực. Đảng ta chủ trương: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Điều 13 Luật giáo dục năm 2005 cũng khẳng định: đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển.

Ngày nay, khoa học và công nghệ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì chất lượng nguồn nhân lực trở thành tài nguyên vô cùng quan trọng.

Muốn phát triển và sử dụng khoa học, công nghệ một cách có hiệu quả không có con đường nào khác ngoài học tập. Theo V.I.Lênin: “...việc điện khí hóa không thể do những người mù chữ thực hiện được, mà chỉ biết chữ không thôi cũng không đủ... Họ phải hiểu rằng điều đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở một nền học vấn hiện đại, và nếu họ không có nền học vấn đó, thì chủ nghĩa cộng sản vẫn chỉ là một nguyện vọng mà thôi” (31, 364 - 365).

Tại đại hội XI, Đảng cộng sản Việt Nam cũng khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” (7, 207). Nói cách khác, giáo dục và đào tạo là phương pháp khai trí, thiếu nó thì trí tuệ một dân tộc sẽ kém cỏi và do vậy không có sức mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” (11, 7). Chiến lược giáo dục Việt Nam cũng khẳng định: quy mô giáo dục được phát triển hợp lý, chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tọa cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân.

Từ sự phân tích trên chúng ta có thể kết luận: giáo dục và đào tạo có vai trò quyết định trực tiếp việc nâng cao chất lượng nguồn lực con người.

1.2.3 Sự tác động của các giá trị truyền thống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một yếu tố nữa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn nhân lực đó là yếu tố truyền thống.

Người Việt Nam vốn có tính cần cù, chịu khó, khéo tay và có khả năng nắm bắt tình hình, vận dụng nhanh nhạy khoa học và công nghệ, ham học hỏi...đây là những điều kiện cần thiết để chúng ta nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn không ít những hạn chế như tác phong lao động còn mang tính nông nghiệp, chưa thực sự chủ động khám phá khoa học và công nghệ, do điều kiện tự nhiên và điều kiện sống nên thể chất người Việt Nam còn rất hạn chế so với các nước khác. Do vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với tư cách là quá trình biến đổi cách mạng về mọi mặt của đời sống con người và cộng đồng, nó đòi hỏi phải thực hiện trong môi trường văn hóa phù hợp. Đó là môi trường văn hóa mà những truyền thống lịch sử và văn hóa của quốc gia được bồi đắp và kết tinh trong mỗi con người và cộng đồng dân tộc, hun đúc bản lĩnh ý chí, tác phong của người lao động.

1.2.4 Hệ thống các chỉ số ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lực con người

Có nhiều chỉ số đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, song chỉ số quan trọng nhất mà Tổ chức Liên hiệp quốc đưa ra là chỉ số phát triển con người (Human Development Index – HDI) để đo lường kết quả và đánh giá thành tựu phát triển con người. Đây là một tiêu chí đánh giá sự tiến bộ và phát triển của mỗi quốc gia về con người. Chỉ số HDI được xây dựng với ba tiêu chí cơ bản là: tuổi thọ bình quân, số năm sống bình quân của mỗi người dân ở một quốc gia từ trình độ học vấn của người dân và số năm đi học bình quân của người dân tính từ tuổi đi học (mặt bằng dân trí). Mức thu nhâp bình quân theo đầu người theo số liệu thống kê được công bố ngày 28/11/2007, chỉ số HDI của Việt Nam là 0,733 xếp hạng thứ 105/177 quốc gia, so với các nước kém phát triển chỉ số này là 1,518; tuổi thọ bình quân là 73,7; số người biết chữ là 90,3%, trong đó tiểu học là 97%, số sinh viên đại học, cao đẳng tăng lên 8,4%, chi cho ngân sách giáo dục 18%, 200 sinh viên/10.000 dân. Đây là một trong những con số chứng minh chất lượng nguồn lực con người ở Việt Nam ngày càng được nâng lên.

Chỉ số GDI, đây là chỉ số đánh giá sự bình đẳng về cơ hội phát triển giữa phụ nữ và nam giới. Theo số liệu công bố ngày 28/11/2007, bình đẳng năm nữ ở Việt Nam là một trong 10 nước có tỷ lệ chỉ số phát triển liên quan đến giới cao nhất.

Chỉ số nghèo tổng hợp HPI là chỉ số đo lường các kết quả về xóa đói giảm nghèo, bảo đảm các nhu cầu cơ bản cho tất cả mọi người. Đây cũng là một trong những chỉ số thể hiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vì giải quyết tốt vấn đề này sẽ là cơ sở để sản xuất và tái sản xuất sức lao động.

Trên đây là các tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Ngoài ra còn có các tiêu chí cụ thể đánh giá từng lĩnh vực, từng khía cạnh cụ thể của đời sống xã hội như: y tế, giáo dục, dinh dưỡng, nước sạch, dân sô, môi trường, văn hóa, tội phạm... Dựa theo các chỉ số trên mà các quốc gia trên thế giới điều chỉnh sự phát triển của mình hướng vào đó, điều đó đồng nghĩa với việc phát triển nguồn lực con người cũng ảnh hưởng bởi các chỉ số này.

1.2.5 Chính sách Nhà nước và thị trường sức lao động

Chính sách dân số cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Ngoài ra còn có các chính sách vĩ mô khác của Nhà nước cũng ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là các chính sách kinh tế - xã hội như: chính sách phát triển giáo dục cơ bản – tạo nền móng ban đầu, là tiền đề cần thiết cho phát triển đào tạo nguồn nhân lực và là một nhân tố cơ bản của phát triển nguồn nhân lực; chính sách phát triển đào tạo nguồn nhân lực (phát triển kỹ năng) bao gồm chính sách về quy mô đào tạo, chính sách về cơ cấu đào tạo, chính sách tài chính trong phát triển đào tạo nguồn lực con người (gồm cả giáo dục phổ thông, đại học, đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề tại các trường, cơ sở dạy nghề và trong sản xuất... là những chính sách

mang chiến lược dài hạn có tác động lớn đến chất lượng, trình độ nguồn nhân lực của một đất nước, một địa phương); chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực - đây là nhóm chính sách tác động trực tiếp nhất đến quá trình quản lý nguồn nhân lực, bao gồm chính sách về việc làm (chính sách đa dạng hóa việc làm, chính sách khuyến khích, hỗ trợ việc làm); chính sách về thị trường sức lao động, chính sách khuyến khích tài năng...; chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, hất nghiệp - là các chính sách liên quan đến các điều kiện về lao động và đào tạo, luân chuyển lao động, là môi trường pháp lý đẻ xử lí các mối quan hệ lao động xã hội, góp phần thúc đẩy nguồn nhân lực ngày một phát triển.

Một phần của tài liệu phát huy nguồn lực con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh sơn la hiện nay (Trang 41 - 52)