Thực trạng về hệ thống cơ sở hạ tầng tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở bắc giang (Trang 46 - 90)

7. Bố cục của luận văn

2.2.3. Thực trạng về hệ thống cơ sở hạ tầng tỉnh Bắc Giang

40

Tỉnh Bắc Giang có mạng lƣới giao thông tƣơng đối hợp lý bao gồm 3 loại hình: đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng sông cụ thể nhƣ sau:

+ Hệ thống đƣờng bộ: Quốc lộ gồm 5 tuyến, dài 251,8 km, đã trải nhự và bê tông 191,4 km bằng 76%. Đƣờng tỉnh có 18 tuyến, dài 411,8 Km, đã kiên cố hóa đạt 91%. Đƣờng huyện có 87 tuyến, dài 694,5 km, trong đó đã cứng hoá đƣợc 410,3 km, bằng 59%, còn lại là đƣờng cấp phối, đƣờng đất và mặt đƣờng khác. Đƣờng đô thị có 72 tuyến, dài 281,7 km, đã đƣợc cứng hoá 93,4%, trong đó có khoảng 20% là đƣờng bê tông xi măng, 74% đƣờng trải thảm nhựa hoặc đá dăm nhựa. Đƣờng xã có tổng chiều dài 2.055,6 Km, trong đó có 140,9 km đƣờng đá dăm nhựa, 458,4 km đƣờng bê tông xi măng. Đƣờng thôn xóm dài khoảng 6.171 km, trong đó có 15 km mặt đƣờng nhựa, 2.363 km mặt đƣờng bê tông xi măng. Nhìn chung mạng lƣới đƣờng bộ của tỉnh phân bố tƣơng đối đều trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lƣu với các tỉnh bạn, nối liền trung tâm của tỉnh với trung tâm các huyện, từ trung tâm huyện đến các xã.

+ Mạng lƣới đƣờng sông: Trên địa bàn tỉnh có 3 dòng sông chảy qua: Sông Thƣơng, Sông Cầu, Sông Lục Nam với tổng chiều dài 347 Km (hiện đang khai thác vận tải 187km). Sông Thƣơng: Đoạn chảy qua Bắc Giang dài 87 Km, trong đó đoạn khai thác vận tải dài 63 Km. Sông Lục Nam: Đoạn chảy qua Bắc Giang dài 150 Km, trong đó đoạn khai thác vận tải dài 30 Km. Sông Cầu: Đoạn chảy qua Bắc Giang 110 Km, trong đó đoạn khai thác vận tải dài 85Km. Hệ thống bến cảng, kho bãi: Hiện tại, Bắc Giang có 3 hệ thống cảng là Cảng Trung ƣơng, cảng chuyên dùng và cảng địa phƣơng. Cảng Á Lữ, diện tích 2ha. Cảng chuyên dùng: Cảng của Công ty Đạm và Hoá chất Hà Bắc. Cảng xăng dầu: của Tổng công ty xăng dầu quản lý sử dụng. Cảng địa phƣơng: Là các bến bãi tự nhiên để phục vụ xếp dỡ hàng hoá bao gồm cảng: Lục Nam, Đình Kim, Bến Tuần, Bến Nhãn, Đông Xuyên...

+ Mạng lƣới đƣờng sắt: Có 3 tuyến đƣờng sắt đi qua với tổng chiều dài 87

Km, gồm: Tuyến Hà Nội - Đồng Đăng: Đoạn qua Bắc Giang dài 36km có 4 ga, đây là tuyến đƣờng sắt liên vận Quốc tế. Kép – Hạ Long: Qua Bắc Giang dài 28km bao gồm 5 ga, kể cả ga Kép. Kép - Lƣu Xá: dài 23 km , có 2 ga.

41 - Hiện trạng hệ thống điện

Nguồn điện cung cấp cho tỉnh Bắc Giang hiện nay lấy từ hệ thống chung qua các đƣờng dây tải điện 220 KV và 110KV (Phả Lại – Bắc Giang, Đông Anh – Bắc Giang) qua trạm trung gian Đình Trám. Đƣờng truyền tải điện 220KV Phả Lại – Bắc Giang qua trạm Đồi Cốc và trạm 110KV và trạm 220KV Bắc Giang, ngoài ra còn có nguồn bổ sung từ Nhà máy Đạm Hà Bắc và thuỷ điện Cấm Sơn, tuy nhiên công suất không đáng kể.

Trạm biến áp và máy biến áp trung gian: Trạm 220/110 kv, công suất 1x 125 MVA. Trạm 110KV: 02 trạm/4máy, công suất 105.000KVA. Trạm 35/10KV: 12 trạm/20 máy công suất 39.800KVA. Trạm 35/6KV: 6 trạm/9 máy, công suất 15200 KVA.

Với hiện trạng mạng lƣới cấp điện hiện nay đã đảm bảo cung cấp điện cho các đô thị và thành phố Bắc Giang, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh về số lƣợng công suất, trạm và trang thiết bị đã đáp ứng cơ bản nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt. Chiếu sáng công cộng có 28/33 tuyến đƣờng đƣợc lắp hệ thống chiếu sáng đạt 90% số tuyến đƣờng có điện. Đến nay mạng lƣới cấp điện cho vùng nông thôn, vùng núi, các xã đã có điện chiếu sáng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân nông thôn, miền núi.

- Hạ tầng đô thị

Tỉnh Bắc Giang có 17 đô thị, trong đó thành phố Bắc Giang là đô thị loại III và 16 đô thị loại V tổng diện tích là 7.846 ha, chiếm 2,04% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Dân số đô thị năm 2011 có 153.050 ngƣời chiếm 9,7% dân số chung của tỉnh, trong đó thành phố Bắc Giang chiếm khoảng 46% dân số đô thị của tỉnh. Đất ở đô thị có khoảng 1.101 ha, chiếm 14% diện tích đô thị. Qua đó cho thấy quy mô đô thị ở Bắc Giang còn quá nhỏ lẻ, dân số chiếm tỷ trọng thấp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các đô thị, nhất là các đô thị loại V còn thấp kém. Khi phát triển hệ thống đô thị, Bắc Giang cần tính đến xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông.

42

Tỉnh Bắc Giang đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận và Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ra quyết định thành lập 04 Khu công nghiệp tập trung với diện tích khoảng 1.500 ha đó là KCN Đình Trám, KCN Song Khê- Nội Hoàng, KCN Quang Châu, KCN Vân Trung.

Hiện nay hầu hết các khu công nghiệp Bắc Giang đã đi vào hoạt động tốt, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp cơ bản đã đi vào hoạt động sản xuất.

+ Tại KCN Đình Trám: tổng diện tích 136 ha, đến hết năm 2011 đã thu hút đƣợc 70 dự án đầu tƣ vốn đăng ký là 1.277 tỷ đồng và 139,38 triệu USD, các ngành nghề ƣu tiên phát triển là: sản xuất ô tô, sản xuất hàng điện tử, dệt may, chế biến nông sản, bao bì, giấy, nhựa. Là khu công nghiệp đầu tiên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đƣợc đầu tƣ bằng vốn ngân sách nhà nƣớc nên có hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện và đồng bộ.

+ KCN Song Khê - Nội Hoàng: tổng diện tích 180 ha, đến hết năm 2011 đã thu hút đƣợc 16 dự án đầu tƣ, vốn đăng ký là 1.372 tỷ đồng và 24,5 triệu USD, các ngành nghề ƣu tiên phát triển là: sản xuất hàng điện tử, dệt may, chế biến nông sản, bao bì, giấy, nhựa. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện và đồng bộ: đƣờng giao thông nội bộ, hệ thống thoát nƣớc, thu gom nƣớc thải, dịch vụ bƣu chính viễn thông, ngân hàng, trạm điện 110/22/50MVA, hệ thống cấp nƣớc sạch ...

+ Khu Công nghiệp Quang Châu: tổng diện tích 426 ha, có một vị trí giao thông hết sức thuận lợi: cách thủ đô Hà Nội 33 km, cách cửa khẩu Hữu Nghị 100 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 33 km. Về giao thông đƣờng bộ, KCN Quang Châu nằm trên QL 1A nối liền Hà Nội – Trung Quốc, gần QL 18 đi cảng nƣớc sâu Cái Lân và Hải Phòng; gần tuyến đƣờng sắt Vân Nam – Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh, tuyến đƣờng sắt Hà Nội – Quảng Ninh; gần tuyến đƣờng thủy có cảng đƣờng sông sông Cầu và sông Thƣơng.

+ Khu Công nghiệp Vân Trung: Nằm sát QL 1A mới và sông Cầu: Cách thành phố Bắc Giang 10 km; Cách thủ đô Hà Nội 40 km; Cách sân bay quốc tế Nội Bài 40 km; Cách cảng Hải Phòng 110 km; Cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan 120 km.

43

Hạ tầng kỹ thuật: Tập đoàn khoa học kỹ thuật Hồng Hải - Đài Loan đầu tƣ xây dựng Tổ hợp Khu công nghiệp thƣơng mại, đô thị, dịch vụ với quy mô 960 ha.

Bảng 2.4 . Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

TT Tên khu, cụm công nghiệp Số dự án Vốn đăng ký Diện tích Tổng Trong nƣớc Nƣớc ngoài Tỷ đồng Triệu USD (ha) Tổng 117 72 45 4.408 691 1.175

1 Khu công nghiệp

Đình Trán 70 43 27 1.277,66 139,38 136

2

Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng

34 27 7 1.826,70 26,90 180

3 Khu công nghiệp

Quang Châu 11 2 9 1.303,66 413,00 426

4 Khu công nghiệp Vân

Trung 2 2 111,43 433

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang)

Toàn tỉnh Bắc Giang hiện có 34 CCN với tổng diện tích hơn 730 ha nằm ven một số tuyến tỉnh lộ, quốc lộ thuận lợi về giao thông. Với mục tiêu khai thác hiệu quả tài nguyên đất đai, lao động và cơ sở hạ tầng, tháng 12 năm 2009, UBND tỉnh đã hoàn thành Quy hoạch phát triển các CCN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ngoài ra, các công trình kết cấu hạ tầng về điện, thông tin liên lạc tại CCN đã hoạt động đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tƣ.

- Hạ tầng dịch vụ

Khu vực dịch vụ đã có những bƣớc tiến khá vững chắc. Năm 1997, khi tái lập tỉnh, GDP do khu vực dịch vụ tạo ra là 818,05 tỷ đồng (theo giá thực tế), chiếm 29,7% tổng GDP trên địa bàn thì đến năm 2005 chiếm 34,6% GDP; năm 2010, GDP dịch vụ đạt 6.014 tỷ đồng, gấp 4,3 lần năm 2001, chiếm 33,9% GDP toàn tỉnh.

Trong 10 năm (2001 - 2010), tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh không những không tăng mà còn giảm. Năm 2001, ngành dịch vụ chiếm 36,1% cơ cấu kinh tế, đến năm 2005 và năm 2010 tƣơng ứng là 34,6% và 32,5%. Tuy

44

nhiên, tốc độ tăng GDP ngành dịch vụ 5 năm trở lại đây có xu hƣớng tăng. Năm 2005, GDP ngành dịch vụ (giá hiện hành) gấp 1,8 lần năm 2001 thì năm 2010 gấp 2,2 lần năm 2005.

- Hạ tầng xã hội

+ Cơ sở giáo dục - đào tạo:Hệ thống mạng lƣới giáo dục đã đƣợc hình thành với đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo từ Mầm non đến Cao đẳng. Số trƣờng, lớp đƣợc xây dựng theo chuẩn quốc gia ngày càng tăng. Có 99,56% xã, phƣờng, thị trấn đạt chuẩn quốc gia phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, 98,69% xã, phƣờng, thị trấn đạt phổ cấp trung học cơ sở. Bắc Giang đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là một trong 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu trong cả nƣớc về thành tích giáo dục và đào tạo, tỷ lệ phòng học kiên cố lên 86,4% năm 2011.

+ Cơ sở y tế: Hệ thống mạng lƣới y tế, nhất là y tế cơ sở ngày càng đƣợc củng cố và phát triển theo hƣớng nâng cao chất lƣợng và từng bƣớc chuyên sâu. Toàn tỉnh có 271 cơ sở y tế khám chữa bệnh gồm: 17 bệnh viện, 24 phòng khám đa khoa, 230 trạm y tế xã, phƣờng, đạt 100% xã, phƣờng, thị trấn đều có trạm y tế, 100% thôn bản có nhân viên y tế hoạt động; có 61/229 (bằng 26,6%) xã, phƣờng, thị trấn đã đƣợc công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế.

+ Cơ sở văn hoá: Hệ thống thiết chế văn hoá – thông tin đƣợc xây dựng ngày càng hoàn thiện, đến nay trong tỉnh có Trung tâm văn hoá, bảo tàng, thƣ viện, rạp chiếu phim, 9/10 huyện có Trung tâm Văn hoá – thông tin - thể dục thể thao, 100% các huyện, xã đã có thƣ viện. Toàn tỉnh có 2.237 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 109 di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia và 276 di tích đƣợc xếp hạng cấp tỉnh; có 255 đình, chùa, đền và 7 di tích lịch sử cách mạng.

+ Quốc phòng, an ninh: Công tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội thƣờng xuyên đƣợc quan tâm, tăng cƣờng chỉ đạo và tổ chức thực hiện đạt đƣợc nhiều kết quả; chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại âm mƣu "Diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch; Thƣờng xuyên quan tâm chỉ đạo giải quyết

có hiệu quả những vấn đề phức tạp ở địa phƣơng, cơ sở, không để xảy ra “điểm nóng”, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

45

2.2.4. Thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực

Cơ cấu nhân lực tỉnh Bắc Giang có nhiều thay đổi. Năm 2010, dân số toàn tỉnh có 1567,6 nghìn ngƣời, trong đó lực lƣợng lao động trong độ tuổi có 1.008,6 nghìn ngƣời, chiếm 64,3% tổng dân số. Số lao động đang tham gia hoạt động kinh tế là 973,9 nghìn ngƣời chiếm 62,1% dân số.

Bảng 2.5: Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

STT Trình độ chuyên môn Năm 2005 Năm 2013 Tổng số (1000 ngƣời) Cơ cấu (%) Tổng số (1000 ngƣời) Cơ cấu (%) Tổng số 890,86 100 973,91 100

1 Lao động chƣa qua đào tạo 677,05 76 652,51 67

2 Sơ cấp nghề, CNKT 143,07 16,1 225,64 23,2 3 Trung cấp nghề 17,1 1,91 23,2 2,38 4 Cao đẳng nghề 2,3 0,26 4,3 0,44 5 Trung học CN 17,4 1,94 23,2 2,38 6 Cao đẳng 12,5 1,4 16,8 1,73 7 Đại học 20,9 2,33 27,1 2,78

8 Trên đại học (thạc sỹ, tiến

sỹ) 0,54 0,06 1,15 0,12

(Nguồn: Quy hoạch nguồn nhân lực tỉnh Bắc Giang tại báo cáo của Sở lao động thương binh và xã hội năm 2013)

Nhìn chung cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật chuyển dịch theo hƣớng tích cực phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, tỷ trọng ngƣời lao động chƣa qua đào tạo trong thành phần lao động tham gia các ngành kinh tế quốc dân giảm dần, ngƣời lao động qua đào tạo các trình độ, đặc biệt là ngƣời lao động có trình độ từ đại học trở lên tăng với tốc độ tƣơng đối nhanh. Tỷ lệ ngƣời lao động chƣa qua đào tạo giảm dần từ 85% năm 2000 xuống còn 76% năm 2005 và còn 67% năm 2010; tỷ lệ ngƣời lao động có trình độ cao đẳng tăng từ 0,94% năm 2000 lên 1,4% năm 2005 và 1,73% năm 2010; trình độ đại học và trên đại học tăng từ 1,79% năm 2000, tăng lên 2,33% năm 2005 và 2,78% năm 2010.

46

Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế năm 2010 là 876,56 nghìn ngƣời, chiếm 58,33%; năm 2005 là 890,85 nghìn ngƣời; năm 2010 là 973,91 nghìn ngƣời chiếm 62,1% dân số, trong đó: nhóm công nhân kỹ thuật và các nhóm ngành nghề chính chiếm tỷ lệ 26%; Cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật và chuyên gia chiếm 6%; cán bộ lãnh đạo, quản lý chiếm 1%, còn lại là lao động chƣa qua đào tạo chiếm 67%.

Tuy nguồn lao động hàng năm đƣợc đào tạo lớn, nhƣng nguồn nhân lực chất lƣợng cao trên địa bàn tỉnh còn rất ít, chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, hoặc lao động qua đào tạo sơ khai, mới chỉ đào tạo đƣợc một số ngành cơ bản, nên Bắc Giang mới chỉ thu hút đƣợc một số dự án có nhu cầu lao động giá rẻ nhƣ may mặc, da giầy... 5 năm gần đây Bắc Giang mới quan tâm đến đào tạo nghề và đặc biệt là nghề có chất lƣợng cao, lựa chọn dự án đầu tƣ, hạn chế những dự án có sử dụng lao động giá rẻ, nhƣ may mặc, da giầy... thu hút những dự án có chất lƣợng cao, mang lại thu nhập lớn cho lao động nhƣ: điện tử, ô tô, xe máy...

2.3. Đánh giá môi trƣờng đầu tƣ ở Bắc Giang

2.3.1. Những thành tựu đạt được

Kinh tế Bắc Giang đã vƣợt qua giai đoạn khó khăn, từng bƣớc tăng trƣởng và đạt tốc độ khá, thu ngân sách ngày càng tăng, góp phần từng bƣớc chủ động trong quản lý ngân sách nhà nƣớc. Trong những năm gần đây, thu ngân sách có tốc độ tăng khá và từng bƣớc thu hẹp khoảng cách thu – chi. Chi ngân sách của tỉnh năm 2001 chi ngân sách của tỉnh gấp 6,3 lần thu ngân sách, đến năm 2010 chi ngân sách gấp 2,4 lần thu ngân sách. Điều đó chứng tỏ Bắc Giang đang cố gắng lỗ lực hết mình, ngoài việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ƣơng, Bắc Giang đã từng bƣớc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, thu hút đầu tƣ nhằm phát triển kinh tế địa phƣơng.

- Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ nhằm tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc

+ Thu hút đầu tƣ trong nƣớc: Toàn tỉnh hiện có 555 dự án đầu tƣ trong nƣớc với tổng số vốn đăng ký đạt 31.879 tỷ đồng và sử dụng 4.443 ha đất. Các dự án đầu

47

tƣ trong khu công nghiệp chiếm 20,3%, còn lại là ngoài khu công nghiệp. Lĩnh vực công nghiệp thu hút nhiều dự án nhất với 297 dự án, chiếm 53,6% về số dự án, chiếm 80,9% về vốn đăng ký; lĩnh vực dịch vụ với 240 dự án, chiếm 43,3% về số

Một phần của tài liệu hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở bắc giang (Trang 46 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)