7. Bố cục của luận văn
2.2. Thực trạng môi trƣờng đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Để khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tƣ vào tỉnh thì yếu tố hạ tầng kỹ thuật đóng vai trò quyết định không nhỏ. Trong thu hút đầu tƣ, cơ sở hạ tầng phát triển cũng là một trong những điều kiện hấp dẫn để thu hút mạnh mẽ hơn nữa vốn đầu tƣ vào tỉnh. Trong điều kiện vốn ngân sách còn hạn hẹp, tỉnh có định hƣớng đa dạng hóa nguồn vốn đầu tƣ vào lĩnh vực này thông qua việc đa dạng hóa các hình thức đầu tƣ: BOT, BT, BTO, PPP…Thực tế cho thấy đã có một số dự án đầu tƣ hạ tầng từ nguồn vốn ngoài ngân sách do các nhà đầu tƣ tƣ nhân thực hiện đạt hiệu quả tốt: các dự án đầu tƣ hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh đều do các nhà đầu tƣ tƣ nhân thực hiện, một số dự án BT trên địa bàn tỉnh...Trong giai đoạn 2013-2020, tỉnh Bắc Giang chủ trƣơng tiếp tục khuyến khích và thu hút mọi nguồn lực đầu tƣ ƣu tiên cho phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm: Tăng cƣờng thu hút đầu tƣ xây dựng công trình văn hóa, du lịch vui chơi giải trí trọng tâm là công trình văn hóa gắn với du lịch lễ hội, tâm linh; tập trung xây dựng các công trình trƣờng học, bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, nƣớc sạch sinh hoạt và các công trình xử lý chất thải đô thị, chất thải y tế và chất thải công nghiệp, xử lý nƣớc thải; tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu đô thị thƣơng mại-dịch vụ. Tăng cƣờng phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các công trình hạ tầng về viễn thông, thông tin liên lạc, hệ thống truyền tải cung cấp điện.
Để doanh nghiệp FDI có thể dễ dàng tiếp cận đƣợc các thông tin về đầu tƣ kinh doanh trên địa bàn tỉnh, hàng năm, tỉnh Bắc Giang đã lập và công bố công khai các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, kế hoạch hàng năm,… trên các website của tỉnh và website của các cơ quan liên quan. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ đã phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan rà soát ban hành và in ấn lại danh mục dự án thu hút đầu tƣ để quảng bá tới nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong những cuộc tiếp xúc tại tỉnh hoặc xúc tiến đầu tƣ tại nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, danh mục các dự án kêu gọi đầu tƣ cũng đƣợc đăng tải công khai trên các website của
35
tỉnh, của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, đƣợc in ấn thành tài liệu nhằm quảng bá rộng rãi, kêu gọi đầu tƣ vào tỉnh.
Đồng thời, bên cạnh việc thực hiện những quy định chung của Chính phủ đối với các hoạt động của doanh nghiệp FDI, tỉnh Bắc Giang có cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tƣ linh hoạt để thu hút các nhà đầu tƣ ngoài nƣớc, các dự án lớn, có công nghệ cao, vốn đầu tƣ lớn, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu cao, thu nộp ngân sách lớn, giải quyết nhiều lao động, đảm bảo môi trƣờng sinh thái.
Hỗ trợ, ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ đặc thù của địa phƣơng đối với từng trƣờng hợp cụ thể thuộc các loại hình doanh nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, doanh nghiệp có thu ngân sách lớn, doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp cần đƣợc khuyến khích,…
Bắc Giang đã ban hành và thực hiện có kết quả cải cách thủ tục hành chính, thông qua thực hiện cơ chế “một cƣ̉ a liên thông” đối với các dƣ ̣án đầu tƣ trên địa bàn tỉnh . Cơ chế đi vào thực hiện đã rút ngắn thời gian kể tƣ̀ khi q uyết định chủ trƣơng đầu tƣ đến bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tƣ , góp phần đáng kể cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, đƣợc các nhà đầu tƣ hoan nghênh và đánh giá cao.
Quy trình thụ lý hồ sơ và cấp giấy phép đầu tƣ đƣợc quy định riêng tại tỉnh: Nhà đầu tƣ chỉ cần làm việc trực tiếp với Sở Kế hoạch và Đầu tƣ để hoàn thành hồ sơ dự án FDI, nhận giấy phép đầu tƣ và triển khai thủ tục thực hiện dự án (hoặc trực tiếp với Ban Quản lý các KCN tỉnh đối với các dự án đầu tƣ vào KCN).
Bên cạnh đó, thời gian thụ lý tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ đối với dự án đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tƣ là 05 ngày làm việc; thời gian thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tƣ là 10 ngày làm việc. Cụ thể đối với các giải pháp:
2.2.1. Thực trạng môi trường pháp lý
- Thực trạng vận dụng văn bản chính sách của nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
36
Một trong những yếu tố quan trọng của môi trƣờng đầu tƣ đó là môi trƣờng pháp lý. Nhận thức đƣợc ảnh hƣởng của môi trƣờng này đến hoạt động thu hút vốn đầu tƣ và kết quả đầu tƣ coi đó là công việc cấp thiết phải triển khai trên cơ sở có sự tham gia đồng bộ của mọi ngành, mọi cấp trong tỉnh.
Thực hiện Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 và Quyết định số 07/QĐ- TTg ngày 04/01/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ. Ngày 09/8/2007 Chủ tịch UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 31/KH-UBND về thực hiện Đề án đơn giản hoá các thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc và thành lập tổ công tác chuyên trách thực hiện Đề án 30 của tỉnh Bắc Giang, đồng thời chỉ đạo các sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã thành lập tổ công tác, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện việc thống kê, rà soát các thủ tục hành chính ở cấp mình, ngành mình đảm bảo chất lƣợng, tiến độ.
Quyết định số 181/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 và triển khai Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định về cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng
Ngày 2/6/2009 Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 882/QĐUBND quy định về việc tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ, giải quyết hồ sơ và trả kết quả của Văn phòng “một cửa liên thông” về đầu tƣ và triển khai dự án đầu tƣ bên ngoài các khu công nghiệp. Quy định này áp dụng đối với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và Văn phòng “một cửa liên thông” (đặt tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ) khi thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” về đầu tƣ và triển khai dự án đầu tƣ bên ngoài các khu công nghiệp. Theo đó bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng “một cửa liên thông” có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của nhà đầu tƣ, luân chuyển hồ sơ đến các cơ quan liên quan và trả kết quả cho nhà đầu tƣ, thu các khoản phí và lệ phí theo quy định. Việc thực hiện theo quết định này sẽ giúp các nhà đầu tƣ tiết kiệm đƣợc 1/4 thời gian giải quyết các thủ tục, thậm chí có những phần việc giảm đƣợc gần 1/2 thời gian.
Thực hiện việc miễn giảm tiền thuê đất theo Nghị định số: 142/2005/NĐ-CP, ngày 14/11/2005 của Chính phủ Về thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc. Trƣờng hợp nhà đầu tƣ đƣợc Nhà nƣớc cho thuê đất mà phải ứng trƣớc tiền bồi thƣờng đất, hỗ trợ đất thì
37
đƣợc trừ vào tiền thuê đất phải nộp (mức trừ không vƣợt quá số tiền thuê đất phải nộp). Trƣờng hợp đến hết thời hạn thuê đất mà chƣa trừ hết tiền bồi thƣờng đất, hỗ trợ đất thì đƣợc trừ vào thời hạn đƣợc gia hạn thuê đất tiếp theo.
Đƣợc miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị định số 124/2008/NĐ- CP; ngày 11/12/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thực trạng cải cách thủ tục hành chính nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc
Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính đối với các doanh nghiệp và công dân ở tỉnh Bắc Giang đƣợc triển khai đồng bộ ở cả 03 cấp tỉnh, huyện và xã; đƣợc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, tiêu chuẩn ISO với đơn giản hoá thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ và trả kết quả cho tổ chức, công dân và doanh nghiệp đều thực hiện theo đúng quy định, các loại hồ sơ đƣợc niêm yết công khai tại bộ phận một cửa.
Mục tiêu của Đề án 30 là giảm tối thiểu 30% các quy định về thủ tục hành chính. Tỉnh đã rà soát và kiến nghị đơn giản hóa đối với 1.293/1.861 thủ tục hành chính, giảm 30,6% cao hơn mục tiêu của đề án đặt ra. Bắc Giang là tỉnh đầu tiên cả nƣớc công bố Bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp huyện và cấp xã. Tỉnh cũng đề xuất sáng kiến “Quy định đánh giá và cách thức đánh giá trách nhiệm ngƣời đứng đầu”, giành đƣợc điểm cao trong cụm thi đua các tỉnh, thành phố. Sáng kiến này nhằm khắc phục “căn bệnh” quan liêu trong công tác lãnh đạo, nâng cao trách nhiệm ngƣời đứng đầu, và khi vai trò “đầu tàu” phát huy tốt đã tác động làm chuyển cả bộ máy.
Tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 38/KH-UBND về triển khai cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc tại tỉnh Bắc Giang; Quyết định số 282/2011/QĐ-UBND ban hành quy định, danh mục, thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính áp dụng thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Đến nay đã có 18/19 sở thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, trung bình mỗi năm đã tiếp nhận và giải quyết 21.879 lƣợt thủ tục hành chính.
38
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp là 10 ngày nhƣng giải quyết thủ tục qua “một cửa liên thông” đã giảm xuống còn 3 - 5 ngày, có trƣờng hợp chỉ trong một ngày đã cấp giấy phép thành lập cho doanh nghiệp tƣ nhân. Việc liên thông còn giúp quản lý doanh nghiệp chặt chẽ hơn, doanh nghiệp thành lập đƣợc cấp ngay con dấu, mã số thuế, do vậy cơ quan quản lý nắm đƣợc chính xác số doanh nghiệp hoạt động, tránh tình trạng đăng ký xong nhƣng không hoạt động, thất thu thuế cho Nhà nƣớc. Đối với lĩnh vực đầu tƣ, giải quyết thủ tục qua Văn phòng “một cửa liên thông” đã giảm ít nhất 1/3 thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tƣ cho các dự án so với quy định của Luật Đầu tƣ.
Thông thoáng trong giải quyết thủ tục hành chính không có nghĩa là quản lý nhà nƣớc không chặt chẽ. Cơ quan nhà nƣớc làm tốt chức trách, nhiệm vụ thì sẽ ngày càng khích lệ ngƣời dân chấp hành nghiêm pháp luật. Thực tế cho thấy, cải cách hành chính đã nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc, nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính và khơi thông các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội; năng lực và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức đƣợc nâng cao, tăng cƣờng cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong phục vụ nhân dân,… chính là những yếu tố để chung tay cải cách hành chính. Và đây sẽ là khởi nguồn để xây dựng và củng cố niềm tin của ngƣời dân và doanh nghiệp vào nền hành chính nhà nƣớc; tiếp tục khơi thông các nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
2.2.2. Thực trạng môi trường kinh tế
- Tăng trƣởng kinh tế
Từ khi tỉnh Bắc Giang đƣợc tái lập đến nay, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã có nhiều cố gắng, phát huy những mặt thuận lợi, khắc phục khó khăn nên tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh đã có bƣớc khởi sắc. Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng KT-XH đƣợc tăng cƣờng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt trên nhiều mặt, các hoạt động văn hoá, giáo dục và một số lĩnh vực xã hội có bƣớc tiến bộ. An ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn đƣợc giữ vững. Trong 16 năm qua, kinh tế của tỉnh liên tục tăng trƣởng với tốc độ khá cao, bình quân đạt gần 9%/năm; GDP bình quân đầu
39
ngƣời năm 2012 đạt hơn 2000 USD/ngƣời. Cơ cấu kinh tế có bƣớc chuyển dịch tích cực.
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế giai đoạn (2001-2005) đạt 8,3%, trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,1%, công nghiệp - xây dựng tăng 19,7%, dịch vụ tăng 7,6%. Giai đoạn (2006-2010), tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao hơn giai đoạn (2001-2005), đạt 9%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 17,9%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,6%; dịch vụ tăng 9,8%. Tính chung cả giai đoạn (2001- 2010), tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh đạt 8,7%; trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 19%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,8%; dịch vụ tăng 8,6%.
Bảng 2.3. Tăng trƣởng kinh tế giai đoạn (2001-2005) và (2006-2010)
Đơn vị tính: %/năm
Ngành 2001-2005 2006-2013
Tăng trƣởng toàn nền kinh tế 8,3 9,0
I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 5,1 2,6
II. Công nghiệp và xây dựng 19,7 17,9
III. Dịch vụ 7,6 9,8
Nguồn: Niên giám Thống kê Bắc Giang từ 2001-2013
- Cơ cấu GDP của tỉnh Bắc Giang
Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng dần lên, tỷ trọng lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm xuống trong cơ cấu GDP. Năm 2001, công nghiệp - xây dựng chiếm 14,7%; dịch vụ chiếm 35,5%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 49,8%. Đến năm 2005, cơ cấu kinh tế tƣơng ứng là công nghiệp - xây dựng chiếm 23,3%; dịch vụ chiếm 34,6%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 42,1%; năm 2011 cơ cấu kinh tế khá cân bằng giữa 3 lĩnh vực, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 31,4%; công nghiệp - xây dựng chiếm 34,6%; dịch vụ chiếm 34%.
2.2.3. Thực trạng về hệ thống cơ sở hạ tầng tỉnh Bắc Giang
40
Tỉnh Bắc Giang có mạng lƣới giao thông tƣơng đối hợp lý bao gồm 3 loại hình: đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng sông cụ thể nhƣ sau:
+ Hệ thống đƣờng bộ: Quốc lộ gồm 5 tuyến, dài 251,8 km, đã trải nhự và bê tông 191,4 km bằng 76%. Đƣờng tỉnh có 18 tuyến, dài 411,8 Km, đã kiên cố hóa đạt 91%. Đƣờng huyện có 87 tuyến, dài 694,5 km, trong đó đã cứng hoá đƣợc 410,3 km, bằng 59%, còn lại là đƣờng cấp phối, đƣờng đất và mặt đƣờng khác. Đƣờng đô thị có 72 tuyến, dài 281,7 km, đã đƣợc cứng hoá 93,4%, trong đó có khoảng 20% là đƣờng bê tông xi măng, 74% đƣờng trải thảm nhựa hoặc đá dăm nhựa. Đƣờng xã có tổng chiều dài 2.055,6 Km, trong đó có 140,9 km đƣờng đá dăm nhựa, 458,4 km đƣờng bê tông xi măng. Đƣờng thôn xóm dài khoảng 6.171 km, trong đó có 15 km mặt đƣờng nhựa, 2.363 km mặt đƣờng bê tông xi măng. Nhìn chung mạng lƣới đƣờng bộ của tỉnh phân bố tƣơng đối đều trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lƣu với các tỉnh bạn, nối liền trung tâm của tỉnh với trung tâm các huyện, từ trung tâm huyện đến các xã.
+ Mạng lƣới đƣờng sông: Trên địa bàn tỉnh có 3 dòng sông chảy qua: Sông Thƣơng, Sông Cầu, Sông Lục Nam với tổng chiều dài 347 Km (hiện đang khai thác vận tải 187km). Sông Thƣơng: Đoạn chảy qua Bắc Giang dài 87 Km, trong đó đoạn khai thác vận tải dài 63 Km. Sông Lục Nam: Đoạn chảy qua Bắc Giang dài 150 Km, trong đó đoạn khai thác vận tải dài 30 Km. Sông Cầu: Đoạn chảy qua Bắc Giang 110 Km, trong đó đoạn khai thác vận tải dài 85Km. Hệ thống bến cảng, kho