8. Cấu trúc của đề tài
1.3.1. Khái niệm tƣ duy
Theo tâm lý học, tƣ duy là quá trình phân tích và tổng hợp, so sánh, trừu tƣợng hố, khái quát hố trên con đƣờng tìm ra cái mới. Nĩi rõ hơn, tƣ duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ cĩ tính chất quy luật của sự vật, hiện tƣợng trong hiện thực khách quan phổ biến giữa chúng.
* Các đặc điểm của tƣ duy trong học tập - Tƣ duy chỉ bắt đầu từ tình huống cĩ vấn đề
Vấn đề là một câu hỏi, một nhiệm vụ mà bằng kiến thức và kinh nghiệm cũ học sinh chƣa thể trả lời hay giải quyết đƣợc. Tình huống cĩ vấn đề là trạng thái tâm lý trong đĩ học sinh nhận thức đƣợc vấn đề và cĩ nhu cầu giải quyết vấn đề đĩ.
- Tƣ duy cĩ tính khái quát và gián tiếp
Tƣ duy khái quát vì nĩ phản ánh thuộc tính chung, mối liên hệ chung cho các sự vật hiện tƣợng. Tƣ duy gián tiếp vì nĩ phải sử dụng cơng cụ là ngơn ngữ.
- Tƣ duy cĩ quan hệ mật thiết với ngơn ngữ
Ngơn ngữ là phƣơng tiện của tƣ duy vì từ khâu mở đầu của tƣ duy (là tình huống cĩ vấn đề), đến quá trình thực hiện các thao tác tƣ duy và sản phẩm của tƣ duy (là các khái niệm, phán đốn, suy lý) đều phải sử dụng ngơn ngữ.
- Tƣ duy khơng tách rời nhận thức cảm tính
Tƣ duy thƣờng bắt đầu từ nhận thức cảm tính và trong quá trình tƣ duy phải sử dụng nguồn tài liệu do nhận thức cảm tính thu nhận đƣợc. Đồng thời kết quả của tƣ duy lại làm cho nhận thức cảm tính nhạy bén hơn.
- Tƣ duy là một quá trình với các thao tác trí tuệ cụ thể
Tƣ duy là một quá trình vì nĩ cĩ nảy sinh, diễn biến và kết thúc. Tƣ duy cĩ những thao tác cụ thể nhƣ phân tích và tổng hợp, so sánh, trừu tƣợng hĩa, khái quát hố và cụ thể hố.
* Các loại tƣ duy
Cĩ thể chia tƣ duy thành 3 loại cơ bản: tƣ duy logic hình thức (tƣ duy logic), tƣ duy biện chứng, và tƣ duy hình tƣợng.
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Xét về mức độ độc lập, từ ba loại tƣ duy cơ bản trên ngƣời ta lại chia tƣ duy ra thành bốn bậc:
- Tƣ duy lệ thuộc: suy nghĩ dựa dẫm vào tƣ duy ngƣời khác.
- Tƣ duy độc lập: tƣ duy của những ngƣời cĩ chính kiến riêng trong một lĩnh vực nào đĩ.
- Tƣ duy phê phán: chỉ ngƣời cĩ tƣ duy độc lập và biết phán xét sự việc bằng khả năng quan sát, phân tích và tổng hợp.
- Tƣ duy sáng tạo: tƣ duy của những ngƣời biết phê phán sự việc và đề ra những giải pháp mới nhằm phát huy ƣu điểm và khắc phục các thiếu sĩt.
Trong các loại tƣ duy nêu trên, cần rèn luyện và phát triển loại TDST cho HS. Bởi vì trong quá trình học tập, loại tƣ duy này vừa giúp HS nhìn nhận vấn đề một cách chính xác, vừa giúp HS sáng tạo ra những kiến thức mới.