3. Kết quả chính đạt được (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế –
3.4 Hệ thống quản lý giảng dạy trường Cao Đẳng Bách Việt
Hệ thống quản lý giảng dạy trường Cao Đẳng Bách Việt là một hệ thống lớn, hoạt động trên mô hình Client/Server. Các máy Client là các application được cài đặt trên các máy trạm và kết nối đến máy Server. Do chỉ được tham khảo ở phía quản lý khoa. Nên không có được tính đánh giá chi tiết. Với tiếp cận ở phía quản lý khoa, Hệ thống đáp ứng tốt công tác quản lý theo dõi, thay đổi lịch học, quản lý lịch trình giảng dạy.
Hình 3.3 Hệ thống quản lý đào tạo trường Cao đăng Bách Việt
Điểm yếu của hệ thống là không đáp ứng được tính mọi lúc mọi nơi. Muốn làm việc phải tiếp cận hệ thống đã cài đặt sẵn phần mềm. Giáo viên không được tham gia trực tiếp vào hệ thống. Mọi thay đổi phải thông báo qua khoa. Nhưng khoa cũng không có quyền phải chuyển thông tin xuống PĐT rồi mới xét duyệt. Quản lý chỉ có quyền xem và thông báo trực tiếp cho giảng viên. Xét về phía giao tiếp với sinh viên thì hệ thống đáp ứng rất tốt. Những thay đổi về lịch học phòng học sẽ được cập nhật tức thời đến từng sinh viên .
Hệ thống quản lý đào tạo bên trường CĐ Bách Việt là hệ thống lớn. Nhưng xét về module quản lý giảng dạy vẫn còn một số hạn chế như tính đáp ứng tức thời, tính mọi lúc mọi nơi. Hệ thống TMS của trường ĐH GTVT Tp.HCM sẽ khắc phục những điểm yếu trên.
3.5 Tóm tắt
Chương này giới thiệu về các hệ thống liên quan tới công tác tổ chức và quản lý giảng dạy. Ta thấy, hiện tại có hai hướng tiếp cận chính là xây dựng hệ thống trên nền Web và hệ thống trên nền ứng dụng (Aplication) theo mô hình client/Server. Mỗi hướng sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Hệ thống TMS sẽ tiếp cận hướng theo nền Web. Nhưng có nhiều đặc điểm riểng của trường ĐH GTVT Tp.HCM. Có khả năng tích hợp cao với hệ thống tin nội bộ có sẵn. Các chương tiếp theo sẽ trình bày về hệ thống TMS một cách chi tiết. Cụ thể, chương tiếp theo sau đây sẽ trình bày các tính năng của thệ thống TMS nhằm đáp ứng nhu cầu trong tổ chức và quản ký giảng dạy.
Chương 4: HỆ THỐNG QUẢN LÝ GIẢNG DẠY
4.1 Giới thiệu
Như mục tiêu đã nêu ở chương 1, chương này chúng tôi sẽ trình bày tổng quan về phân tích và thiết kế sau đó phát triển hệ thống. Các tài nguyền cần cung cấp cho hệ thống ban đầu: thông tin các cơ sở, thông tin dãy, phòng học thuộc dãy, thông tin các khoa,
bộ môn, thông tin về giảng viên, thông tin về môn học thuộc khoa/bộ môn, thông tin về phân quyền trưởng phòng hay nhân viên, quản lý khoa, tổ trưởng bộ môn hay giảng viên.
Các đối tượng tham gia giao tiếp đến hệ thống hệ thống là (hình 4.1): Phòng đào tạo (Trương phòng/nhân viên), quản lý khoa (trưởng khoa/tổ trưởng bộ môn), giảng viên (cả giảng viên thỉnh giảng), phòng thanh tra đào tạo(Trương phòng/nhân viên), phòng quản trị thiết bị(Trương phòng/nhân viên), sinh viên. Các đối tượng tham gia vào hệ thống TMS với các vai trò khác nhau. Chi tiết các chức năng và quyền hạn khi tham gia hệ thống sẽ được trình bày chi tiết phía dưới: