tự động và tái kết nối địa phương
1.3.1 Giới thiệu
Các phương pháp tạo lưới không cấu trúc cho phần tử tam giác và tứ diện hay được sử dụng là phương pháp Delaunay Triangulation và phương pháp tịnh tiến biên.Ưu điểm của phương pháp Delaunay Triangulation là tính hiệu
quả và cơ sở toán học, ưu điểm của phương pháp tịnh tiến biên là các phần tử có chất lượng cao và bảo toàn tính nguyên vẹn của biên. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc kết hợp hai phương pháp này sẽ thu được lưới có chất lượng tương tự như phương pháp tịnh tiến biên và cơ sở toán học của phương pháp Delaunay Triangulation [7].
Thay thế các phương pháp đã được phát triển (sử dụng thuật toán chèn điểm tự động và kết nối tối ưu hóa), Maram và Weatherill [1955] đã đưa ra một phương pháp kết hợp sử dụng thuật toán chèn điểm của phương pháp tịnh tiến biên và sơ đồ tái kết nối địa phương của phương pháp Delaunay Tri- angulation với tiêu chuẩn cực tiểu hóa góc lớn nhất của phần tử gọi là phương pháp AFLR (advancing - front/local - reconection).Trong phương pháp này, quá trình chèn điểm, sắp xếp vị trí các điểm và quá trình kết nối có thể chia thành hai quá trình độc lập. Để kết nối tối ưu, thay vì sử dụng thuật toán trao đổi các cạnh, ta sử dụng thuật toán tái kết nối địa phương với tiêu chuẩn cực tiểu hóa góc lớn nhất. Việc tái kết nối địa phương được lặp đi lặp lại để thỏa mãn một cách địa phương các tiêu chuẩn mong muốn. Phương pháp AFLR khá hiệu quả đối với các phần tử tam giác và tứ diện . Ngoài ra phương pháp này còn được mở rộng để tạo ra các phần tử lưới có bán kính tỉ lệ cao và các phần tử có góc vuông. Phương pháp này đã được áp dụng tạo ra các phần tử có chất lượng cao trong trường hợp hai chiều và miền tính toán có hình dạng phức tạp.