Các thành viên trong nhóm loài Anopheles leucosphyrus có phân bố gắn liền với rừng, do vậy những thay đổi sinh cảnh nhƣ rừng bị tàn phá kéo theo sự thu hẹp diện tích phân bố của các loài này hoặc phân bố trở lại khi rừng đƣợc phục hồi [1]. Điều này giải thích cho kết quả của nghiên cứu khi chỉ bắt đƣợc An. dirus với mật độ thấp ở 8/15 điểm điều tra (Bảng 3.1). Ở các tỉnh miền Bắc tính từ đèo Ngang trở ra chỉ phát hiện thấy An. dirus ở Kỳ Sơn, Nghệ An trong khi các nghiên cứu trƣớc đây cho biết phạm vi phân bố của loài muỗi này từ 200
vĩ độ Bắc trở vào Nam. Tại tỉnh Quảng Ninh trƣớc đây phát hiện đƣợc một muỗi cái đƣợc xếp vào thuộc nhóm loài Anopheles
90
leucosphyrus thì trong nghiên cứu này với hai đợt điều tra đều không phát hiện đƣợc ổ bọ gậy hay bắt đƣợc muỗi trƣởng thành. Sinh cảnh tại các điểm nghiên cứu đã thay đổi nhiều, rừng chỉ còn những mảng nhỏ, rừng bị tàn phá là nguyên nhân chính làm cho các quần thể của các loài thuộc nhóm loài Anopheles leucosphyrus bị thu hẹp phạm vi phân bố hoặc giảm mật độ xuống còn quá thấp nên không thể bắt đƣợc trong thời gian điều tra. Theo tác giả Lê Xuân Hợi (1995) diện tích rừng bị thu hẹp do khai thác quá mức và chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng đã ảnh hƣởng mạnh tới diện phân bố của vector sốt rét [4]. Cũng theo tác giả này cho biết tại nhiều điểm thuộc tỉnh Thái Nguyên, Yên Bái, Bắc Giang trƣớc đây là rừng rậm đã bắt đƣợc muỗi đƣợc cho là An. takasagoensis nhƣng nay ở đó là những đồi chè và qua nhiều lần điều tra không thấy sự có mặt loài này nữa. Theo những thông tin hồi cứu dựa vào đặc điểm hình thái cánh, các quần thể của loài này đã bị thu hẹp lại sau những năm 1970 do tác động của việc tái trồng rừng ở miền Bắc Việt Nam và đƣợc thu thập rải rác tại miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Năm 1970, đã thu thập đƣợc 14 bọ gậy tại một ruộng lúa đƣợc bao quanh bởi rừng trong rừng quốc gia Cúc Phƣơng tại tỉnh Ninh Bình. Chín mẫu bọ gậy, 5 xác quăng và 9 con cái trƣởng thành đƣợc cất giữ tại Viện Sốt rét KST- CT TƢ, mặc dù mỗi xác quăng đƣợc giữ trên một lam kính và mỗi mẫu trƣởng thành đƣợc cất giữ trong từng ống riêng biệt nhƣng chƣa đƣợc phân tích ở mức độ phân tử. Năm 1973, có khoảng 10 mẫu muỗi trƣởng thành thu thập đƣợc bằng mồi ngƣời tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, nằm dọc theo biên giới với Trung Quốc (theo số liệu chƣa công bố). Năm 2001, dạng này cũng thu thập đƣợc tại xã Yên Thành, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, nằm dọc theo biên giới phía Bắc với Trung Quốc (theo số liệu chƣa công bố). Cũng vào năm 2001, dạng này còn đƣợc thu thập tại xã Chiềng Yên, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, nằm dọc theo biên giới Tây Nam với Lào. Những mẫu khác thu thập
91
tại xã Trƣờng Sơn, huyện Lƣơng Sơn và xã Phúc San huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình của miền Bắc Việt Nam.
Kết quả điều tra thu thập mẫu muỗi thuộc nhóm loài Anopheles leucosphyrus ở miền Bắc Việt Nam của nghiên cứu này và một số nghiên cứu của Viện Sốt rét-KST-CT TƢ trong vòng 10 năm trở lại đây chỉ thu thập đƣợc bọ gậy có đặc điểm giống bọ gậy An. takasagoensis, với mật độ rất thấp tại tỉnh Bắc Kạn, nơi còn giữ đƣợc nhiều diện tích rừng nguyên sinh. Muỗi trƣởng thành của dạng này có hình thái cánh mang đặc điểm trung gian giữa
An. dirus và An. takasagoensis..
Với những thông tin nhƣ trên và kết quả phân tích các chỉ thị phân tử của Manguin và cộng sự cùng với kết quả nghiên cứu của luận án này thì dạng muỗi thu thập tại tỉnh Bắc Kạn có khả năng là loài muỗi trƣớc đây đƣợc cho là An. takasagoensis ở Việt Nam.
Nhƣ vậy có thể thấy rằng sự phân bố của An. dirus giai đoạn hiện nay là vùng rừng núi từ Thanh Hóa trở vào phía Nam, tuy nhiên sự phân bố này mang tính cục bộ hoặc có mật độ thấp khi rừng bị tàn phá. Ở miền Bắc có mặt dạng muỗi thuộc nhóm loài Anopheles leucosphyrus, cụ thể là tỉnh Bắc Kạn. Tỉnh Bắc Kạn thuộc miền Bắc Việt Nam và nằm gần với biên giới Việt Nam và Trung Quốc. Những nghiên cứu về nhóm loài Anopheles leucosphyrus tại Trung Quốc chỉ ra rằng Anopheles baimaii (trƣớc đây gọi là An. dirus D) có mặt tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc dọc theo các biên giới với Lào và Myanmar. Tác giả Walton khi phân tích trình tự ITS2 của loài An. dirus D (dựa theo phân loại của Xu và Qu) ở Trung quốc lại thấy loài này tách biệt với các mẫu ở Thái Lan và cho rằng loài An. dirus D của Trung quốc có thể là loài chƣa đƣợc nhận dạng trong phức hợp Dirus. Do đó việc phân biệt sâu hơn về mặt di truyền giữa dạng muỗi thu thập tại tỉnh Bắc Kạn và loài đƣợc cho là
92
An. baimaii ở các vùng dọc biên giới Việt Nam, Trung quốc, Lào, và Myammar là cần thiết.
3.2.2. Đặc điểm sinh học, vai trò truyền bệnh của nhóm loài Anopheles leucosphyrus ở Việt Nam