Việt Nam
Phân tích isozyme của 5 quần thể muỗi nghiên cứu thu thập tại các tỉnh Bắc Kạn, Phú Yên, Khánh Hòa, Côn Sơn và chủng phòng thí nghiệm. Tần số
70
alen và tần số kiểu gen của các quần thể Phú Yên, Khánh Hòa, Côn Sơn và chủng phòng thí nghiệm không có sự khác nhau rõ rệt. Tuy nhiên, số liệu này lại có khác biệt lớn cho phép phân biệt quần thể Bắc Kạn và 4 quần thể trên.
3.1.2.1. Kết quả điện di hệ isozyme IDH
Phổ điện di của các thành viên trong nhóm loài đƣợc chia thành 2 vùng chính dựa theo tốc độ di chuyển nhanh dần về phía cực dƣơng. Đó là các vùng Idh1 và Idh2, mỗi vùng do một locus gen riêng biệt kiểm soát.
Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ quan sát thấy mỗi locus có 1 alen và không có sự khác biệt giữa các quần thể nghiên cứu (Hình 3.17).
Hình 3.17. Hình ảnh điện di của hệ isozyme IDH của các quần thể An. dirus
Làn điện di 1,2: muỗiBắc Kạn Làn điện di 3,4: An. dirus Khánh Hòa Làn điện di 5,6: An. dirus Phú Yên Làn điện di 7,8: An. dirus Côn Sơn
Làn điện di 9, 10: An. dirus phòng thí nghiệm
Vùng 1 Vùng 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
00 0
71
Bảng 3.2. Tần số alen của các quần thể nghiên cứu
Quần thể Locus 1 Locus 2 Locus 3 Locus 4 Locus 5 Locus 6 Locus 7 Locus 8
Idh1 Idh2 6-Pgda 6-Pgda αPgda αPgdb Gpia Gpib Got2a Got2b Got2c Got2d Got1a Got1b Pgma Pgmb Pgmc
Quần thể Bắc Kạn 1 1 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0 0,5 0 0,5 0,5 0,1429 0,5714 0,2857 Quần thể Phú Yên 1 1 1 0 1 0 1 0 0 0,5714 0 0,4286 1 0 0 1 0 Quần thể Côn Sơn 1 1 1 0 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 0 1 0 Quần thể Khánh Hòa 1 1 1 0 1 0 1 0 0 0,6 0 0,4 1 0 0 1 0 Quần thể Phòng thí nghiệm 1 1 1 0 1 0 1 0 0 0,667 0 0,3333 1 0 0 1 0
72
Hình 3.18. Hình ảnh điện di của hệ isozyme 6-PGD (A), αPGD (B), GPI (C) của các quần thể An. dirus
Làn điện di 1-4: muỗiBắc Kạn Làn điện di 5,6: An. dirus Khánh Hòa Làn điện di 7,8: An. dirus Phú Yên Làn điện di 9,10: An. dirus Côn Sơn Làn điện di 11, 12: An. dirus phòng thí nghiệm
B A C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
73
3.1.2.2. Kết quả điện di hệ isozyme 6-PGD, αPGD, GPI.
Khi nghiên cứu 3 hệ enzyme 6-PGD, αPGD và GPI , chúng tôi thu đƣợc các kết quả phổ điện di giống nhau cụ thể là mỗi enzyme đƣợc kiểm soát bởi 2 alen đồng trội của một locus. Đó là các alen: 6-Pgda
, 6-Pgdb; αPgda, αPgdb
; Gpia, Gpib. Tần số các alen này không khác biệt giữa 4 quần thể Phú Yên, Khánh Hòa, Côn Sơn, và chủng phòng thí nghiệm, chỉ quan sát thấy một kiểu gen đồng hợp tử ở các quần thể này (Hình 3.18). Tuy nhiên, kết quả lại chỉ ra sự khác biệt lớn về tần số alen giữa quần thể Bắc Kạn và bốn quần thể kể trên. Kiểu gen của quần thể Bắc Kạn chủ yếu là dị hợp tử (Bảng 3.2).
3.1.2.3. Kết quả điện di hệ isozyme GOT
Sau khi phân tích hệ isozyme GOT, kết quả cho thấy phổ điện di của các quần thể nghiên cứu đƣợc phân tích thành 2 vùng chính theo tốc độ di chuyển nhanh dần về phía cực dƣơng. Đó là các vùng Got1 và Got2, mỗi vùng do một locus gen riêng biệt kiểm soát. Đi sâu vào phân tích từng vùng, chúng tôi nhận thấy:
+ Vùng 1: vùng này đƣợc kiểm soát bởi 2 alen đồng trội của locus Got1 là Got1a, Got1b. Enzyme có cấu trúc dimer. Alen Got1b là đặc trƣng của quần thể Bắc Kạn và tần số của alen này có thể dùng để phân biệt với 4 quần thể Phú Yên, Khánh Hòa, Côn Sơn và chủng phòng thí nghiệm.
+ Vùng 2: vùng có phổ điện di khá phức tạp đƣợc kiểm soát bởi 1 locus có 4 alen đồng trội. Enzyme có cấu trúc dimer. Các alen đƣợc ký hiệu là Got2a, Got2b, Got2c, Got2d. Các alen Got2a,, Got2clà đặc trƣng cho quần thế Bắc Kạn và cho phép phân biệt quần thể này với 4 quần thể còn lại (Bảng 3.2 và Hình 3.19).
74
Hình 3.19. Hình ảnh điện di của hệ isozyme GOT của các quần thể An. dirus
Làn điện di 1-4: muỗiBắc Kạn Làn điện di 5,6: An. dirus Khánh Hòa Làn điện di 7,8: An. dirus Phú Yên Làn điện di 9,10: An. dirus Côn Sơn Làn điện di 11, 12: An. dirus phòng thí nghiệm
3.1.2.4. Kết quả điện di hệ isozyme PGM
Hệ isozyme PGM đƣợc kiểm soát bởi 3 alen đồng trội Pgma
(Rf = 85), Pgmb (Rf = 100), Pgmc (Rf = 120). Cấu trúc của enzyme là monomer. Có thể thấy rõ sự đa hình của các alen của PGM ở quần thể Bắc Kạn, alen Pgma
và Pgmc là đặc trƣng cho quần thể này và giúp phân biệt nó với các quần thể còn lại (Bảng 3.2 và Hình 3.20).
Hình 3.20. Hình ảnh điện di hệ isozyme PGM của các quần thể An. dirus
Làn điện di 1-4: An. dirus Bắc Kạn; Làn điện di 5,6: An. dirus Khánh Hòa Làn điện di 7,8: An. dirus Phú Yên Làn điện di 9,10: An. dirus Côn Sơn Làn điện di 11, 12: An. dirus phòng thí nghiệm
Vùng 1
Vùng 2
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
75
Từ những dữ liệu thu đƣợc về tần số alen, tiến hành tính toán hệ số tƣơng đồng di truyền và khoảng cách di truyền giữa các quần thể nghiên cứu của nhóm loài Anopheles leucosphyrus theo Nei (1978). Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Khoảng cách di truyền và hệ số tương đồng di truyền giữa các quần thể nghiên cứu
Hệ số tƣơng đồng di truyền
Quần thể Bắc Kạn Phú Yên Côn Đảo Khánh Hòa Phòng thí nghiệm Bắc Kạn **** 0,7514 0,7280 0,7509 0,7491 Phú Yên 0,2858 **** 0,9584 0,9999 0,9988 Côn Đảo 0,3174 0,0425 **** 0,9541 0,9432 Khánh Hòa 0,2865 0,0001 0,0470 **** 0,9994 Phòng thí nghiệm 0,2888 0,0012 0,0584 0,0006 **** Khoảng cách di truyền
Hệ số tƣơng đồng di truyền giữa 4 quần thể Phú Yên, Côn Đảo, Khánh Hòa và chủng phòng thí nghiệm dao động từ 0,9432 đến 0,9999. Hệ số tƣơng đồng di truyền giữa quần thể Bắc Kạn với 4 quần thể trên dao động từ 0,7280 – 0,7514 thể hiện rằng đây có thể là một loài khác biệt so với 4 quần thể nghiên cứu trên. Từ số liệu bảng 3.3 tiến hành lập sơ đồ biểu hiện mối quan hệ giữa các quần thể muỗi thuộc nhóm loài Anopheles leucosphyrus (Hình 3.21).
76
Kết quả cho thấy có thể chia các mẫu quần thể nghiên cứu thành hai nhóm lớn. Nhóm thứ nhất gồm có muỗi An. dirus Phú Yên, Khánh Hòa, phòng thí nghiệm và Côn Đảo trong đó muỗi tại Côn Đảo có sai khác với 3 quần thể muỗi trên. Nhóm thứ 2 là muỗi Bắc Kạn .
Hình 3.21. Sơ đồ hình cây về mối quan hệ di truyền giữa các quần thể An. dirus
nghiên cứu dựa trên số liệu điện di isozyme. PY: Phú Yên KH: Khánh Hòa PTN: Phòng thí nghiệm CĐ: Côn Đảo BK: Bắc Kạn