6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.2 Nhược điểm của mạng đa chặng
Bên cạnh những lợi thế hấp dẫn như đã được trình bày, mạng đa chặng cũng có một sốnhược điểm như sau.
+ Hệ thống phức tạp: Mạng đa chặng về bản chất là mạng lai, điều này
làm tăng tính phức tạp của hệ thống, chẳng hạn như chuyển giao, định tuyến và quản lý định tuyến cho truyền thông ngang hàng. Ví dụ, việc chuyển giao không chỉ là thực hiện cho MS để di chuyển từcell này đến cell khác, mà nó còn tham gia vào việc truyền thông ngang hàng. Bên cạnh đó, các BS có thể
cần phải kiểm soát cơ chếđịnh tuyến cho một số lượng lớn của MS, lớn hơn
nhiều so mạng MANETs bình thường. Vì vậy, BS đòi hỏi một cơ sở dữ liệu lớn để lưu trữ thông tin của MS và một thiết bị tính toán mạnh hơn để xác
+ Bảo mật kém: Mạng đa chặng cho phép truyền đa chặng qua các RS
di động hoặc cố định và phát sinh hạn chế về bảo mật khi các kênh chuyển tiếp nằm trong các băng tần vô tuyến miễn phí, chẳng hạn như băng tần trong công nghiệp, khoa học và y tế (ISM). Ngoài ra, việc truyền thông ngang hàng có thểđể lại những lổ hổng cho các hành vi gian lận, đặc biệt là giao dịch liên
quan đến tiền tệ.
+ Thách thức thủ tục AAA: Trong mạng tếbào đa chặng (MCN), nó trở
thành một vấn đề thách thức để thực hiện các thủ tục AAA, đặc biệt là đối với phần tính cước. Ví dụ, một MS chiếm băng thông hệ thống có thể không truyền dữ liệu cho chính nó, nhưng chuyển tiếp dữ liệu cho một MS khác, và vấn đề tính cước cho những cuộc gọi qua nhiều chặng thông qua các trạm chuyển tiếp di động là phức tạp hơn. Đặc biệt, trong trường hợp các RS được sử dụng băng tần ISM cho việc chuyển tiếp dữ liệu, nó sẽ trở thành một vấn
đề gây tranh cãi nếu chúng ta tính cước.
+ Trễ: Do việc sử dụng truyền dẫn qua nhiều chặng, các gói tin có thể lưu trong bộ đệm tại các RS. Kết quả là trễ đầu-cuối có thể cao hơn so với truyềndẫn đơn chặng, đặc biệt là khi tắc nghẽn xảy ra do lưu lượng tải cao.